Chất lượng ổn định là “chìa khoá” để gạo A An chinh phục khẩu vị cơm ngon khắt khe của người Việt

23/06/2022 09:50 Đầu tư Nguyễn Huyền
Tháng 7/2019, Tân Long ra mắt thương hiệu gạo A An, với tổng mức tiêu thụ nội địa đạt trên 180.000 tấn/năm. Đặc biệt, Tân Long vừa xuất khẩu thành công các lô gạo ST25 lúa tôm và Jasmine sang các thị trường khó tính nhất thế giới bằng chính thương hiệu A An.
Chất lượng ổn định là “chìa khoá” để gạo A An chinh phục khẩu vị cơm ngon khắt khe của người Việt

Câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo

Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, và thị trường trong nước cũng đang có hàng trăm loại gạo khác nhau để người tiêu dùng chọn lựa. Song A An vẫn là thương hiệu gạo được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.

Là doanh nghiệp lớn, đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là mảng sản xuất, kinh doanh lúa gạo, những thành tựu mà Tân Long có được đều dựa trên nền tảng từ triết lý kinh doanh, đến từ tầm nhìn “trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam về nông nghiệp xanh – sạch – phát triển bền vững”, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với nông sản.

Để hiện thực sứ mệnh này, năm 2019, Tân Long ra mắt thương hiệu Gạo A An đóng túi sạch, an toàn, phục vụ người tiêu dùng trong nước, từng bước xây dựng Gạo A An trở thành thương hiệu gạo quốc gia, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản xuất gạo Việt Nam trên trường Quốc tế.

Để cho ra những bao gạo an lành, tại A An, Tân Long đầu tư xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ “từ cánh đồng tới bàn ăn”. Thông qua việc mở rộng bao tiêu cánh đồng lúa, đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phát triển canh tác cận hữu cơ, hữu cơ 100%, ... Sử dụng giống lúa xác nhận trong gieo sạ tại các cánh đồng mà Tân Long bao tiêu, liên kết sản xuất với HTX và nông dân.

Đảm bảo Không dư lượng thuốc trừ sâu, Không dùng giống lúa biến đổi gen, Không chất tạo mùi, Không chất bảo quản,... Nhiều sản phẩm gạo hữu cơ được canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của USDA, JAS, EU,… Cùng hệ thống nhà máy chế biến gạo được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đáp ứng khả năng lưu trữ, bảo quản gạo giữ trọn chất lượng.

Đặc biệt, A An phát triển hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, thông qua hệ thống bán lẻ gồm 50 nhà phân phối và hơn 25.000 điểm bán trên toàn quốc giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các loại gạo ngon một cách thuận tiện, nhanh chóng.

Gạo A An xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản

Đầu năm 2022 vừa qua, Tân Long đã xuất khẩu thành công các lô gạo ST25 lúa tôm và Jasmine sang các thị trường khó tính nhất thế giới bằng chính thương hiệu A An. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu gạo Việt Nam được chuỗi bán lẻ quốc tế đặt niềm tin và ký kết hợp đồng phân phối tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, EU…

“Trải qua rất nhiều quy trình kiểm tra nghiêm ngặt từ cơ quan chức năng Nhật Bản, từ tiêu chuẩn kỹ thuật lý tính, dư lượng hóa chất cho đến quy trình canh tác bền vững, thân thiện với môi trường, gạo A An đã xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên 100 tấn gạo sang đất nước mặt trời mọc và tháng 6/2022 sẽ xuất hiện trên các siêu thị tại Nhật Bản”, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long chia sẻ.

Đây không chỉ là thành công của đội ngũ ban lãnh đạo và nhân viên nhãn hàng gạo A An mà còn là tự hào của gạo đặc sản Việt Nam, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ đó tạo nên sức mạnh toàn diện để hội nhập sâu rộng vào chuỗi nông sản toàn cầu, nâng cao giá trị và đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Khát vọng nâng tầm thương hiệu nông nghiệp quốc gia

Được thành lập từ năm 2000, với sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng vượt trội, đáp ứng mọi mong đợi của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, góp phần nâng tầm thương hiệu nông nghiệp quốc gia. Năm 2010, Tân Long chính thức tham gia sản xuất - chế biến và kinh doanh lúa gạo, nhanh chóng trở thành đối tác xuất khẩu gạo uy tín đến hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, Tân Long là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo Japonica lớn nhất Châu Á (giai đoạn 2017-2019) và đã xuất khẩu thành công đến nhiều thị trường lớn và “khó tính” bậc nhất trên thế giới như: Mỹ, Úc, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc, …

Điều này cũng chứng minh rằng, việc sản xuất gạo đảm bảo quy trình khép kín, khắt khe trên quy mô lớn, đáp ứng nguồn cung ổn định cho một hệ thống phân phối không chỉ trên cả nước mà còn và xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Tân Long là điều rất ít các doanh nghiệp có thể làm được.

Đến nay, Tập đoàn Tân Long đã vận hành 5 nhà máy gạo, với tổng diện tích đạt 470.000m2, công suất sấy hơn 4.000 tấn/ngày, tổng sức chứa 400.000 tấn. Các nhà máy đều được đặt tại những vị trí thuận lợi về vận chuyển hoặc trong vùng giao thương của các tỉnh trồng lúa lớn của ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và đạt được đầy đủ các chứng nhận quan trọng về an toàn thực phẩm và không chứa các chất cấm theo tiêu chuẩn quốc tế, như chứng nhận BRC, HALAL, HACCP và ISO 22000:2018.

Đặc biệt, sự kiện Khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy gạo Hạnh Phúc, nhà máy gạo có quy mô lớn nhất châu Á hiện nay, có sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh dấu một cột mốc lớn mới của Tân Long trên chặng đường tạo nên những sản phẩm gạo sạch chinh phục thị trường quốc tế. Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành 100% công suất vào cuối năm nay, công nghệ bảo ôn giúp trữ lúa khô ở nhiệt độ từ 18-20 độ C, có thể duy trì được chất lượng gạo thơm lên đến 12 tháng, đảm bảo chất lượng gạo cao, đồng đều, không bị giảm chất lượng khi giao vụ, tăng tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm, cạnh tranh về giá thành.

Chia sẻ triết lý kinh doanh của Chủ tịch Tập đoàn Tân Long, chủ sở hữu thương hiệu gạo A An nhấn mạnh: “Mục tiêu mang những giống gạo đặc sản, ngon nhất đến mọi người dân Việt, khẳng định quy mô, tầm vóc, định hướng phát triển của Tân Long - A An gắn với người nông dân và phát triển nông nghiệp xanh, bền vững”.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động