Điều chỉnh room tín dụng “mở đường” cho dòng vốn chảy vào bất động sản

10/09/2022 06:16 Nhà ở Tuấn Minh
Thông báo điều chỉnh room tín dụng là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản, theo chuyên gia.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong nửa đầu năm 2022, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng và sự suy giảm của thị trường trái phiếu.

Tuy nhiên, mới đây, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết, đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.

Cụ thể, các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2% SHB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%; …

Thông tin này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng của thị trường bất động sản.

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cao cấp Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, việc siết chặt tín dụng giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng.

“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản”, ông Khương nhận định.

Theo vị chuyên gia, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10 năm 2021, các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, đã được hưởng lợi lớn.

Yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam.

“Đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng FDI ở Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với một đất nước với hơn 100 triệu dân như Việt Nam, các khoản đầu tư này là rất quan trọng”, ông Khương bình luận thêm.

Thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, riêng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Mặc dù vậy, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Điều chỉnh room tín dụng “mở đường” cho dòng vốn chảy vào bất động sản ảnh 1
TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam.

M&A vẫn là giải pháp cho bài toán về vốn

Trong bối cảnh các quy định về tín dụng cho ngành bất động sản có nhiều thay đổi, chuyên gia Savills đánh giá việc kêu gọi vốn thông qua hình thức M&A vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến những đơn vị tư vấn M&A tiêu chuẩn quốc tế để được hỗ trợ kết nối với những đối tác phù hợp.

Nhận định về xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Khương cho rằng đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau giúp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại.

Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết, điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút vốn nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty quy mô nhỏ với năng lực tài chính thấp cần phải có chiến lược tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án.

Theo ông Khương, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý. Vì vậy việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường.

Do đó, ông khuyến nghị, Chính phủ cần phải có những chính sách khai thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng của nó.

Các tin khác

Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ, từ cuối năm 2023 cho đến đầu năm nay, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhóm đầu tư “cá mập” đi săn đất nền số lượng lớn. Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất.
Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện thông qua 02 chương trình.
Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội vì mặt bằng giá khá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM.
Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

“Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.
Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

TNG LAND thành lập tháng 6/2022, trụ sở ở xóm Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là công ty con của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). TNG LAND vừa khởi công Dự án nhà ở xã hội – Khu dân cư Đại Thắng xây dựng 395 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, người lao động trên địa bàn.
Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng vừa trả lời cử tri tỉnh Hải Dương về giải pháp phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tại các khu và cụm công nghiệp cho công nhân.
Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

UBND tỉnh Bình Định có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định do Công ty CP Hàng Hải Bình Định làm chủ đầu tư.
Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Người sáng lập cộng đồng Nghiện nhà với hơn 2 triệu thành viên – chị Nguyễn Hà Linh đã chia sẻ sự hứng thú với những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư cho ngôi nhà tiền tỷ, nhằm hướng đến sự tiện nghi, thoải mái giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn.
Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Theo Bộ Xây dựng, một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp đăng ký nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 như sau: Hà Nội 1.181 căn, TP.HCM 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn...
Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mỗi căn hộ được phép mở bán có giá tùy theo từng vị trí, diện tích sử dụng... dao động từ hơn 747 triệu đến 1,1 tỷ đồng.
Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, chung cư Hà Nội chưa “ngáo giá”, sự tăng giá này đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu.
Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp thực hiện đạt kết quả trên.
Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội. Số liệu báo cáo cho thấy, tỉnh Bắc Giang là địa phương đứng đầu cả nước với 5 dự án, quy mô 12.475 căn, theo sau là Hải Phòng với 7 dự án, quy mô 11.678 căn.
Nhà ở xã hội bán với giá nhà thương mại gây xôn xao

Nhà ở xã hội bán với giá nhà thương mại gây xôn xao

Dự án nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp được môi giới chào bán với mức 30 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá nhà ở thương mại gây xôn xao.
Điểm 4 tỉnh, thành phố mà Vingroup sẽ sớm khởi công xây nhà ở xã hội cho người lao động

Điểm 4 tỉnh, thành phố mà Vingroup sẽ sớm khởi công xây nhà ở xã hội cho người lao động

Công ty Vinhomes của Tập đoàn Vingroup đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị và Khánh Hòa. Tập đoàn Vingroup cũng đang tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý để có thể sớm khởi công các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác.
8 nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất trong Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực

8 nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất trong Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực

Theo Điều 220 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, việc tách, hợp thửa thời gian tới phải đảm bảo 8 nguyên tắc, điều kiện cụ thể.
Giải bài toán tiếp cận, sở hữu nhà ở xã hội của người lao động

Giải bài toán tiếp cận, sở hữu nhà ở xã hội của người lao động

Theo đa số ý kiến người lao động, họ gặp khó khăn khi mua nhà ở xã hội ở việc phải có thu nhập không chịu thuế dưới 11 triệu đồng, có thường trú hoặc tạm trú 1 năm trở lên tại nơi mua nhà ở xã hội.
Điểm những địa phương không có dự án nhà ở xã hội nào khởi công từ 2021 đến nay

Điểm những địa phương không có dự án nhà ở xã hội nào khởi công từ 2021 đến nay

Theo Bộ Xây dựng, một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay như: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng...
Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Chính sách nào phủ hợp cho Việt Nam?

Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Chính sách nào phủ hợp cho Việt Nam?

Trong khuôn khổ sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024, ngày 15/3, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã công bố triển khai đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học: “Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động