Thứ sáu 03/05/2024 04:35

Doanh nghiệp ngành Dệt may tiếp tục khó khăn, kịch bản nào cho năm 2023?

Kinh tế - Xã hội - PHẠM THUỶ

Ngày 29/12/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số1643/QĐ – TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2023: Doanh nghiệp gặp nhiều bài toán khó Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi lớn trong năm 2023? Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo trắng, Việt Nam đón tác động gì?
Dệt may tiếp tục khó, kịch bản nào cho năm 2023?. Ảnh: IT
Ngành Dệt may tiếp tục gặp khó khăn, kịch bản nào cho năm 2023? Ảnh minh họa: IT

Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 nhằm phát triển ngành Dệt may và Da giày thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới. Kỳ vọng đến năm 2035, ngành Dệt may và Da giày Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Chiến lược này hứa hẹn sẽ tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm, giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để nhận ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do.

Quý IV/2022 khó khăn, năm 2023 tiếp tục thiếu đơn hàng

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may vẫn đạt mục tiêu đề ra. Tuy vậy, trong quý IV/2022, nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục thiếu đơn hàng, đơn giá cũng sụt giảm. Thêm một khó khăn khác, khách hàng đặt hàng tại các DN đưa ra mức giá chỉ bằng 30, 40% mức giá thông thường. Trừ một số DN có khách hàng truyền thống lâu dài thì DN vừa và nhỏ vẫn đang nỗ lực duy trì sản xuất. Tuy mặt bằng chung là rất nhiều DN thiếu đơn hàng. Khả năng kéo dài đến hết quý I/2023.

Sau dịch bệnh kéo dài, từ quý IV/2021, lượng đặt hàng khá lớn. Tuy nhiên, ngay sau đó là chiến sự Nga - Ukraine và khủng hoảng, lạm phát diễn ra. Người dân giảm chi tiêu, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu như dệt may. Lượng tiêu thụ giảm, tồn kho tăng. Hiện dự đoán tồn kho đang chiếm 20-25%. Nhiều DN xác định quý IV/2022 sản xuất cầm chừng đảm bảo khấu hao, giữ chân người lao động (NLĐ). Việc hy vọng có lãi trong quý IV/2022 khá xa vời.

Trước tình hình này, nhiều DN mong muốn Chính phủ làm việc với các nhà mua hàng lớn để xem xét ưu tiên đơn hàng cho DN Việt Nam. Trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm, thì việc phân bổ đơn hàng để duy trì đảm bảo chất lượng hàng hoá, giữ chân NLĐ cũng như năng suất lao động trong sản xuất là rất quan trọng.

DN dệt may, da giày là ngành thâm dụng lao động, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DN tại Việt Nam nên rất cần nhận được một số chính sách ưu tiên để công nhân, NLĐ có công việc. Nhiều DN mong có gói hỗ trợ cho NLĐ và người sử dụng lao động do tình hình khó khăn. Lùi thời gian đóng BHXH. Đồng thời đề xuất Chính phủ nghiên cứu phương án giảm thuế, ngân hàng giãn room tín dụng cho các DN đang vay, giảm thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, DN mong có nhiều hơn nữa sự phối hợp hợp tác giữa các tổ chức (Sở LĐ,TB & XH, Liên đoàn Lao động,…) để có những chính sách chăm lo bảo vệ NLĐ. Mong muốn các đơn vị tuyên truyền thông tin chính xác, tích cực các chính sách để NLĐ hiểu khó khăn của người sử dụng lao động, DN.

Cải cách thủ tục hành chính và các gói hỗ trợ NLĐ cần được triển khai.

Chính phủ, các cơ quan liên quan xây dựng và tiếp tục kết nối để DN có thể tìm tuyển NLĐ ngay sau khi tình hình kinh tế ổn định để nhanh chóng quay trở lại sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, ông Võ Quang Hùng, đại diện Tập đoàn may Hansae (DN có 20.000 lao động, sau dịch Covid-19 giảm còn 10.000) nhận định: "Lực lượng lao động của Hansae vừa nghỉ phần đông là lao động lớn tuổi, họ đã làm việc trên mười mấy hai mươi năm. Sau đó đi xin việc ở công ty khác thì không được nhận vì lớn tuổi. Mặt khác, khi thị trường tốt trở lại, cần lao động thì để tuyển công nhân đúng ngành May mặc, có kinh nghiệm lại rất khó. Vì thế, chúng tôi đề nghị chính phủ nên có hướng bổ sung về pháp luật lao động để có ưu tiên hỗ trợ cho DN ngành May sử dụng NLĐ lớn tuổi. Ví dụ, tiêu chí: lao động dệt may trên 40 tuổi, có thâm niên, tay nghề. Đồng thời sửa đổi giảm thời hạn đóng BHXH, BHYT xuống còn 10 đến 15 năm cho NLĐ lựa chọn, tuỳ vào kế hoạch tài chính và khả năng đóng của họ. Tránh việc lao động làm đóng bảo hiểm gần đủ ngày chốt sổ thì ồ ạt nghỉ việc để nhận phí một lần. Điều này tạo thêm áp lực về lao động cho ngành may nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh khác".

Đại diện Công ty Pouchen cũng thông tin, tháng 12/2022, Công ty đã sắp xếp cho NLĐ nghỉ luân phiên 5 ngày. Thời gian NLĐ không đi làm sẽ được Công ty trả lương theo vùng. Tuy vậy, sắp tới đây nếu đơn hàng tiếp tục giảm thì DN buộc phải giảm số lượng NLĐ. Đề nghị cơ quan quản lý hướng dẫn xem dùng lí do kinh tế hay thu hẹp sản xuất để cắt giảm lao động. Vì dùng lí do kinh tế thì phải do Chính phủ quy định, còn nếu vì thu hẹp sản xuất thì DN phải vận dụng điều khoản nào để thực hiện cho đúng pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết thêm: "Hiện hầu như các DN may làm gia công không có lãi. Để DN có thể làm FOB (DN chủ động từ khâu nguyên liệu cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn thì trước tình hình khó khăn như hiện nay thì ngân hàng siết, lãi suất tăng quá cao, DN không thể cân đối. Tình hình chung bây giờ là nhãn hàng, người mua xin trả chậm 3 tháng, 6 tháng. DN FOB phải đầu tư vốn rất lớn. Nên cho dù rất cần đơn hàng, nhưng khách khất nợ 3 tháng mới trả tiền thì DN cũng "xin chào thua" với lí do: thà đóng cửa còn hơn là làm mà đợi 3 tháng mới trả tiền. Vì DN phải vay với lãi suất quá cao". Bà Tuyết Mai cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ, nghiên cứu chính sách vay tốt hoặc gói hỗ trợ ban đầu để DN có thể giữ được lực lượng lao động. Không DN nào muốn cho NLĐ nghỉ. Vì biết sau đó tuyển dụng rất khó, đặc biệt ở lĩnh vực dệt may.

Đại diện Công ty May Quảng Việt chia sẻ: "Hiện DN ở Củ Chi có 5.000 lao động thì trong đó có 6% lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ. Theo luật thì cứ một NLĐ đang mang thai hay nuôi con nhỏ được giảm 2 giờ/ngày, trong khi lao động có tay nghề thì nghỉ việc để rút BHXH một lần. Điều này dẫn đến những khó khăn rất lớn trong việc duy trì tiến độ, chất lượng đơn hàng. Hiện nay, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 cho NLĐ gặp khó khăn do đại dịch từ năm 2019 ở hai nhà máy khác của Công ty vẫn chưa được giải quyết".

Cũng là những đóng góp về việc giải quyết chế độ, đại diện Công ty Thuận Phương cho biết, DN đề nghị thủ tục hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách cho DN cần nhanh chóng hơn. Như Nghị quyết 68 ban hành từ tháng 6/2021, Công ty làm hồ sơ từ tháng 7/2021 mà đến tháng 1/2022 năm nay, sau khi nghỉ tết Nguyên đán xong, NLĐ mới nhận được khoản tiền hỗ trợ.

Đối với thủ tục hỗ trợ nhà ở cũng vậy, quy định ra từ tháng 3, nhưng liên hệ với địa phương thì địa phương trả lời “phải chờ hướng dẫn của thành phố, của sở mới triển khai được. Cuối cùng, dù nộp đơn từ tháng 1, 2 xin nhận hỗ trợ nhưng tháng 5 mới triển khai, đến tháng 9 mới bắt đầu nhận được tiền”, đại diện Công ty Thuận Phương cho biết thêm.

Trước thách thức, yêu cầu về giải pháp đối với những khó khăn của ngành, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS chia sẻ: “Hy vọng khó khăn chỉ kéo dài đến quý I/2023. Và sẽ có hai kịch bản tăng trưởng phát triển cho ngành. Nếu những khó khăn này sẽ chỉ kéo dài đến hết quý I/2023, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2023 kỳ vọng đạt 47, 48 tỷ USD, tăng 8%. Nhưng tình hình khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài sau quý I/2023 thì mục tiêu của năm sẽ rơi vào khoảng 46 tỷ USD".

Cũng theo ông Cẩm, đây là tình hình chung mà tất cả các ngành nghề kinh doanh, sản xuất dịch vụ đều không thể tránh khỏi. Trong điều kiện khó khăn như vậy, đối với với ngành Dệt may, giữa các DN trong cùng hệ sinh thái phải chia sẻ lợi ích, không tận dụng cơ hội để làm lợi cho mình mình. Thay vào đó, DN nên thích nghi với điều kiện mới, tranh thủ khi thị trường chậm lại sắp xếp cho NLĐ nghỉ phép, giảm giờ làm, bố trí đào tạo lại lao động. Các DN cần tận dụng thời gian triển khai chương trình mà thị trường yêu cầu: đẩy mạnh xanh hoá, số hoá. Đây là xu hướng tất yếu, và chúng ta bắt buộc phải làm nên DN thực hiện càng sớm càng hiệu quả.

Một công tác nữa mà các DN trong ngành cần thực hiện khi thị trường trầm lắng, đó là liên kết với nhau. Trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn lao động, không gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và phát triển các điều kiện làm việc theo đúng quy định quốc tế nhằm đảm bảo sức khoẻ, tinh thần và năng suất làm việc của NLĐ ở mức cao nhất.

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2022, xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam trong 11 tháng vẫn đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Với kết quả này, Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành Dệt may Việt Nam ước đạt 44-44,5 tỷ USD. Đối với ngành Da giày, kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng đạt được 21 tỷ USD. Riêng TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021.
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2023: Doanh nghiệp gặp nhiều bài toán khó Lập kế hoạch kinh doanh năm 2023: Doanh nghiệp gặp nhiều bài toán khó
Bất chấp khó khăn, xuất khẩu dệt may hướng mục tiêu tham vọng cho năm tới Bất chấp khó khăn, xuất khẩu dệt may hướng mục tiêu tham vọng cho năm tới
Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023 Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Xe BMW X5 cháy rụi khi đang đỗ ven đường

Kinh tế - Xã hội -

Xe BMW X5 cháy rụi khi đang đỗ ven đường

Một tài khoản vừa đăng tải hình ảnh một chiếc xe BMW X5 có biển số 590.07 cháy rụi, từ trong ra ngoài, chỉ còn trơ lại bộ khung và bốn bánh.

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VINFUTURE 2024

Kinh tế - Xã hội -

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VINFUTURE 2024

Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm Top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Cách sử dụng điều hòa ô tô mùa hè hiệu quả và tiết kiệm

Kinh tế - Xã hội -

Cách sử dụng điều hòa ô tô mùa hè hiệu quả và tiết kiệm

Bằng cách sử dụng điều hòa ô tô mùa hè đúng cách, bạn có thể mang lại sự thoải mái cho bản thân và gia đình, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ xe.

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy

Kinh tế - Xã hội -

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy

Sự cố chiếc xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy là vụ việc được quan tâm hàng đầu tại Malaysia hiện nay.

Kia Seltos 1.5 Premium: Nâng cấp có tương xứng mức giá tăng hàng chục triệu?

Kinh tế - Xã hội -

Kia Seltos 1.5 Premium: Nâng cấp có tương xứng mức giá tăng hàng chục triệu?

Chi tiết Kia Seltos 1.5 Premium, bao gồm các thông số của phiên bản cao cấp thứ hai trong số 4 phiên bản được phân phối chính thức tại Việt Nam.

Hoa hậu Thùy Tiên phối đồ đơn giản nhưng vẫn thu hút ánh nhìn nhờ phụ kiện

Kinh tế - Xã hội -

Hoa hậu Thùy Tiên phối đồ đơn giản nhưng vẫn thu hút ánh nhìn nhờ phụ kiện

Hoa hậu Thùy Tiên luôn được biết đến với gu thời trang tinh tế và sành điệu, không chỉ trong những dịp xuất hiện lộng lẫy mà còn cả trong phong cách thường ngày. Bí quyết của cô nàng chính là sự kết hợp hài hòa giữa những items đơn giản cùng phụ kiện tinh tế, tạo nên tổng thể thanh lịch và thu hút mọi ánh nhìn.

Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Bản tin công nhân ngày 2/5 gồm những nội dung: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý; Lễ Quốc khánh 2/9 được nghỉ 4 ngày liên tiếp; Đang thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần Video

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần

Đọc thêm

Đón hè sang, thưởng ngoạn thế giới theo phong cách của giới thượng lưu

Kinh tế - Xã hội -

Đón hè sang, thưởng ngoạn thế giới theo phong cách của giới thượng lưu

Mùa hè đến là thời điểm thích hợp để người người, nhà nhà đi du lịch, trải nghiệm vùng đất mới, lựa chọn khám phá nhiều nơi trên thế giới để tận hưởng cảm giác hạnh phúc bên gia đình, người thân. Người bạn đồng hành không thể thiếu trong suốt hành trình là chiếc thẻ Tín dụng Quốc tế đẳng cấp, tiện lợi.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đạt chuẩn chất lượng giáo dục Quốc tế - FIBAA 2024-2030

Kinh tế - Xã hội -

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đạt chuẩn chất lượng giáo dục Quốc tế - FIBAA 2024-2030

Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn FIBAA (2024-2030) và có thêm 18 chương trình đào tạo được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế FIBAA, ASIIN, AUN-QA.

Gợi ý góc check-in cực chill không thể bỏ lỡ dịp lễ 30/4 ngay trong lòng Hà Nội

Kinh tế - Xã hội -

Gợi ý góc check-in cực chill không thể bỏ lỡ dịp lễ 30/4 ngay trong lòng Hà Nội

Dịp lễ 30/4 đang đến gần, và đây chính là thời điểm lý tưởng để bạn chuẩn bị cho những kỳ nghỉ thú vị.

Xót ruột dàn siêu xe ngập bùn nước sau trận lũ lịch sử ở Dubai

Kinh tế - Xã hội -

Xót ruột dàn siêu xe ngập bùn nước sau trận lũ lịch sử ở Dubai

Dàn siêu xe ngập bùn nước chỉ là một phần nhỏ trong hàng trăm nghìn chiếc xe đắt tiền bị gặp nạn sau trận mưa lũ lịch sử tại Dubai, UAE vừa qua.

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

Kinh tế - Xã hội -

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn năm trước. Thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”. Níu chân họ là một loạt lễ hội, sự kiện sôi động, chuỗi tiện ích được nâng tầm, ngay dưới thềm nhà.

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Kinh tế - Xã hội -

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.

Xuất hiện hình ảnh thực nghiệm hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy

Kinh tế - Xã hội -

Xuất hiện hình ảnh thực nghiệm hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy

Hình ảnh mới đăng tải sáng 24/4 trên mạng Internet cho thấy cảnh sát giao thông (CSGT) đang tiến hành mô phỏng hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy ở lối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

[XE CỦA NĂM 2024] Giám khảo đánh giá Volkswagen Teramont X

Kinh tế - Xã hội -

[XE CỦA NĂM 2024] Giám khảo đánh giá Volkswagen Teramont X

Hội đồng Giám khảo XE CỦA NĂM đánh giá Volkswagen Teramont X nổi bật với thiết kế ngoại thất nhưng cũng chỉ ra những nhược điểm của xe.

Doanh số Honda CR-V vượt Ford Territory trong tháng 3/2024

Kinh tế - Xã hội -

Doanh số Honda CR-V vượt Ford Territory trong tháng 3/2024

Honda CR-V vượt lên trước Ford Territory trong tháng 3/2024, bên cạnh đó, doanh số cộng dồn cách biệt chỉ hơn 100 xe khiến cuộc đua vị trí thứ hai phân khúc đang trở nên hấp dẫn.

Bắt gặp bán tải BYD Shark 2024, công nghệ hybrid và hệ thống treo như xe SUV

Kinh tế - Xã hội -

Bắt gặp bán tải BYD Shark 2024, công nghệ hybrid và hệ thống treo như xe SUV

Bán tải BYD Shark 2024 sẽ chính thức được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới đây, là một chiếc xe với nhiều kỳ vọng của hãng ô tô Trung Quốc.