“Khi rủi ro dần phản ánh, dòng vốn có xu hướng trở lại là lúc thích hợp mua cổ phiếu”

29/11/2022 21:30 Đầu tư Cẩm Thạch
Theo chuyên gia, sẽ khó để tìm được thời điểm thích hợp để bắt đáy thị trường nhưng một số tín hiệu như rủi ro đã dần phản ánh vào giá cổ phiếu, dòng vốn có xu hướng quay trở lại thì sẽ là lúc chúng ta có thể giải ngân.

Tại Talkshow Phố Tài Chính (The Finance Street) trên VTV8 mới đây, bà Trần Khánh Hiền – Giám đốc khối phân tích CTCK VNDIRECT đã chia sẻ quan điểm về biến động của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm và cơ hội đầu tư năm 2023.

BTV Mùi Khánh Ly: Sức ép về lãi suất trong và ngoài nước, áp lực tỷ giá đang gia tăng. Bà đánh giá như thế nào về điều này?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích CTCP Chứng khoán VNDIRECT: Bối cảnh hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà hầu như các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đang chịu sức ép từ lãi suất tăng, các điều kiện tài chính thắt chặt. Một số nền kinh tế lân cận của Việt Nam cũng đều đang gặp những vấn đề như vậy. Chẳng hạn như Hàn Quốc, họ cũng gặp vấn đề với các doanh nghiệp trong khu vực năng lượng và khu vực sản xuất thực phẩm trong việc thanh toán các khoản trái phiếu doanh nghiệp đến hạn và họ cũng phải thành lập một quỹ ứng phó 35 tỷ USD. Hay Trung Quốc, vừa qua cũng đưa ra những chính sách, trong đó là bao gồm khoảng 16 điều khoản nhằm tháo gỡ những khó khăn về thanh khoản của thị trường, phục hồi lại thị trường bất động sản. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng phải bơm ròng khoảng hơn 30 tỷ USD vào hệ thống để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, về mặt lãi suất, các ngân hàng thương mại đang hạn chế về dư địa cho vay.

Thứ hai, sau hàng loạt một số những sự kiện xảy ra trên thị trường, hầu như các ngân hàng thương mại đang phải tăng cường khả năng thanh toán, các tổ chức tài chính đang tăng cường các sự phòng thủ. Vì vậy thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động từ dân cư tăng khá mạnh. Lãi suất huy động tiền gửi của một số ngân hàng có thể chạm mức 10%/năm. Các doanh nghiệp sẽ có khá ít cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn nhằm tái cấu trúc các khoản vay và có thể thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh cả thị trường trái phiếu cũng như nguồn vốn từ ngân hàng thắt chặt, ngoài vấn đề lãi suất thì việc đồng VNĐ đang mất giá so với USD cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù VNĐ có mức độ giảm giá ít nhất trong khu vực, tuy nhiên vẫn giảm khoảng 9% so với đồng USD, ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp có tỷ trọng vay bằng đồng USD cao. Nó cũng ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán nợ của Việt Nam. Năm 2022 sắp kết thúc và bước sang năm 2023, có thể nền kinh tế gặp khó khăn hơn.

Một điều nữa là tổng cầu không chỉ trên thế giới mà trong nước cũng có dấu hiệu giảm rõ rệt hơn so với các quý trước. Bà nghĩ sao về điều này?

Hầu hết các tổ chức tài chính lớn đều đã dự báo các nền kinh tế đang có xu hướng rơi vào suy thoái. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ đã có mức sụt giảm xuống dưới mức 50 điểm trong tháng 10 vừa qua, đánh dấu một sự suy thoái khá mạnh về nhu cầu của nền kinh tế Mỹ. Việt Nam chúng ta đà phục hồi duy trì khá tốt trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dường như đã mất đà hoặc chậm hẳn lại. Xuất khẩu có xu hướng tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong 2 tháng gần đây. Lượng đơn hàng sụt giảm khá nhanh chóng từ 60%-70%, thậm chí sụt giảm về giá, tức là người mua chỉ yêu cầu xuất khẩu với mức giá 40%- 50% so với trước đây.

Như vậy có nghĩa cầu tiêu dùng của Mỹ cũng như của Trung Quốc chậm lại. Ngay cả trong nước vấn đề về cầu tiêu dùng cũng suy giảm. Theo con số của một doanh nghiệp lớn liên quan đến việc bán lẻ hàng điện tử và điện máy thì trong tháng 10 vừa qua doanh thu từ điện máy và điện thoại giảm khoảng 18%. Mà Worldcup đang diễn ra và thông thường nhu cầu về tivi tăng rất mạnh. Tuy nhiên năm nay nhu cầu đó khá là thấp.

Tất nhiên trong bức tranh đấy vẫn còn một số động lực. Chúng ta vẫn còn dư địa từ việc phục hồi từ du lịch mà đặc biệt là du lịch quốc tế. Tôi kỳ vọng sẽ phục hồi ở mức khoảng từ 80% so với thời điểm trước Covid. Động lực thứ hai là đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Lúc đó sẽ khơi thông được một nguồn vốn gần 900.000 tỷ trong hệ thống để tiếp tục hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Thứ ba, Việt Nam đang nỗ lực để phù hợp với những cam kết của Việt Nam ở COP26, chuyển dịch từ những nguồn năng lượng ô nhiễm sang năng lượng xanh hơn. Đó là một trong những động lực để thúc đẩy nền kinh tế.

Nền kinh tế vẫn còn có những điểm sáng hỗ trợ cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vừa qua đã trải qua một thời kỳ sụt giảm mạnh, còn đối với trái phiếu doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư đua nhau đi rút tiền, doanh nghiệp đi vay gặp khó khăn… theo bà, các nhà đầu tư có đang phản ứng quá đà?

Dưới áp lực của những yếu tố, thách thức trong và bên ngoài, rõ ràng các tổ chức tài chính, các thành viên tham gia thị trường đang có xu hướng tăng cường sự phòng thủ và tìm cách bán đi những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Trong đó tài sản ở trên thị trường chứng khoán cũng như tài sản của trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản nhất, gây ra sự sụt giảm về khối lượng giao dịch cũng như về điểm số ở trên thị trường chứng khoán. Điều này cũng xảy ra với hầu hết các thị trường chứng khoán các nước như Hàn Quốc hay Trung Quốc hay Mỹ. Và với đặc thù thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân và là nhà đầu tư không chuyên rất nhiều, khoảng 90% tổng khối lượng giao dịch hằng ngày, họ khá nhanh nhạy, tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi những tin đồn cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng FOMO, góp phần làm cho thị trường rơi vào tình trạng quá bán như vừa rồi.

Việc bán tháo các cổ phiếu hay trái phiếu của nhà đầu tư đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh tốt có mức định giá thấp và hấp dẫn. Hiện cũng đang cuối tháng 11, thời điểm các nhà đầu tư vẫn coi là thời điểm vàng để tái cơ cấu danh mục hay tích lũy cổ phiếu. Vậy theo bà năm nay có khác mọi năm không?

Như mọi năm, quý cuối năm thường là thời điểm nhiều tổ chức tài chính lớn lựa chọn tái cơ cấu danh mục và giải ngân cho năm mới. Bởi vì kết quả quý 3 cũng như bức tranh về kết quả kinh doanh của cả năm đã phần nào được lộ diện. Thông thường lãi suất đầu vào tăng lên thì kênh đầu tư chứng khoán sẽ mất đi sự hấp dẫn. Tuy nhiên sự tương quan này sẽ bị phá vỡ khi lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường tiếp tục tăng.

Năm 2023, dù có xu hướng đà tăng lợi nhuận giảm nhưng chúng tôi vẫn dự báo các doanh nghiệp niêm yết sẽ ghi nhận mức lợi nhuận tăng từ 12%-14%. Với mức này thì thu nhập từ thị trường chứng khoán sẽ rơi vào khoảng 14%, có nghĩa hấp dẫn hơn gửi tiền tiết kiệm.

Đặc điểm thứ hai, các tổ chức tài chính trên thế giới thường hay lựa chọn thời điểm này là thời điểm giải ngân. Từ đầu tháng 10 cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài rất tích cực giải ngân trên thị trường Việt Nam và tổng khối lượng mua ròng khoảng 8.000 tỷ đồng. Diễn biến đó ngược hẳn so với nửa đầu năm 2022 khi họ bán ròng. Đáng chú ý gần đây ETF Fubon là một trong số ETF lớn đầu tư vào Việt Nam, họ cũng có thông báo sẽ huy động thêm khoảng tầm 4.000 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy thời điểm này, các tài sản trên thị trường chứng khoán đã trở nên rất rẻ và đã bắt đầu có thể giải ngân được rồi. Chúng ta sẽ khó tìm được thời điểm thích hợp để bắt đáy thị trường nhưng một số tín hiệu như rủi ro đã dần phản ánh vào giá cổ phiếu, dòng vốn có xu hướng quay trở lại thì tôi nghĩ là lúc chúng ta có thể giải ngân.

Vậy nếu muốn tái cơ cấu danh mục hay tích lũy vào lúc này thì nhà đầu tư nên có phương án như thế nào?

Trong bối cảnh thanh khoản thị trường có cải thiện nhưng vẫn chưa được dồi dào thì sóng ngành như những năm trước khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu chọn ra một vài ngành, thì cũng có một số ngành được hưởng lợi từ động lực tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó một số nhóm ngành liên quan đến giải ngân đầu tư công. Giá nguyên vật liệu xây dựng đang có xu hướng giảm cùng với những nỗ lực của cơ quan nhà nước trong thời trong thời gian gần đây, nhiều khả năng giải ngân đầu tư công sẽ tăng tốc trong những tháng tới.

Bên cạnh đó, một số nhóm ngành liên quan đến hàng không, đặc biệt liên quan đến việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế cũng đáng chú ý. Nếu Trung Quốc mở cửa đúng như dự định của họ vào tháng 4/2023 hoặc sớm hơn, thì đó là những triển vọng rất tốt với nhóm ngành du lịch hàng không.

Thứ ba là những nhóm ngành có xu hướng dài hạn như năng lượng xanh hoặc những nhóm ngành liên quan đến nền kinh tế số là những nhóm ngành luôn luôn có sự ổn định nhất định và có triển vọng tốt trong ít nhất 3-5 năm tới.

Ngoài việc mà chúng ta tập trung vào nhóm ngành thì chúng ta cũng nên tập trung vào câu chuyện của từng cổ phiếu. Có thể lựa chọn được những doanh nghiệp đầu ngành, có rủi ro thấp đối với việc lãi suất tăng, cơ cấu tài chính vững mạnh và có mức định giá hấp dẫn so với trung bình 3 năm gần đây, nhà đầu tư nên tập trung vào những nhóm cổ phiếu này.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã có cuộc họp bàn cùng các CTCK và các doanh nghiệp để tổng hợp ý kiến, tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Theo bà, Nhà quản lý nên có những giải pháp như thế nào vào lúc này?

Có một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, việc khơi thông nguồn vốn vào thị trường đang rất cấp thiết. Bằng mọi cách chúng ta phải đưa được dòng tiền vào thị trường, có thể tận dụng từ những nguồn vốn hiện đang để dành cho giải ngân đầu tư công, rơi vào khoảng 900.000 tỷ đồng vẫn còn đang trên hệ thống sẽ phần nào hỗ trợ thị trường tài chính nói chung đang thiếu thanh khoản như hiện nay.

Vấn đề thứ hai là cơ quan quản lý cần khẩn thiết xử lý những sai phạm liên quan đến trên thị trường chứng khoán, các tin đồn thất thiệt, các thông tin giả tràn lan trên thị trường đang ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Và thứ ba, có thể nới lỏng một số các điều kiện liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp như điều kiện liên quan đến quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể kéo dài thêm 1 năm nữa trước khi thắt chặt hơn, sẽ tạo khoảng thời gian để các thành viên tham gia thị trường có thể chuẩn bị. Về dài hạn, như Hàn Quốc hay Trung Quốc, họ thành lập những quỹ bảo trợ hay ứng cứu rất kịp thời đối với trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam chúng ta cũng có thể thành lập những quỹ hỗ trợ như thế. Thứ hai là cần phải đẩy mạnh thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống giao dịch KRX để đưa giao dịch về T+2 thay vì mức T+2,5 như hiện nay. Điều này sẽ mở đường cho việc Việt Nam có thể được nâng hạng vào thị trường mới nổi của MSCI sớm hơn. Tôi cho rằng đấy là một trong những động lực hỗ trợ cho thị trường trong năm 2023.

Bên cạnh đó, cần phải đưa ra những quy định nâng cao về những chuẩn mực công bố thông tin cũng như tăng cường giám sát để đảm bảo quyền lợi mà cho tất cả các nhà đầu tư. Cuối cùng tôi cho rằng việc có nhiều chính sách khuyến khích sự hình thành các quỹ đầu tư hay nâng cao nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như khuyến khích nhiều tổ chức tài chính chuyên nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán trong tương lai.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động