Ngày một nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ bỏ phong tỏa từ tháng 3/2023

30/11/2022 20:00 Thế giới Trung Mến
Trong cuối tuần qua đã có một số cuộc đình công của người lao động Trung Quốc bởi không ít người không hài lòng với chính sách không COVID-19 của chính phủ nước này.
Dù rằng giới chức Trung Quốc dần dần sẽ loại bỏ bớt các biện pháp kiểm soát đi lại ngặt nghèo từ tháng 3/2023, chính sách không COVID-19 của Trung Quốc đang gây tổn hại đến chuỗi cung ứng công nghệ tại Trung Quốc, theo giáo sư kinh tế tại đại học Thanh Hoa – Trung Quốc, ông Li Daokui.

Trong ngắn hạn, chuỗi cung ứng có thể không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhà máy hiện vẫn đang vận hành bình thường dù rằng tiêu dùng thấp do các biện pháp phong tỏa, tuy nhiên trong dài hạn, các ảnh hưởng đã trở nên rõ nét, cộng đồng quốc tế thực sự sẽ suy nghĩ lại về tính ổn định của chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

“Người ta từng nghĩ rằng Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng hóa ổn định và an toàn nhất. Giờ đây họ đang nghĩ xây dựng lại chuỗi cung ứng tại chính khu vực hoặc đất nước của họ, tình thế đang diễn ra như vậy”, ông Li nhận định.

Trong cuối tuần qua đã có một số cuộc đình công của người lao động Trung Quốc bởi không ít người không hài lòng với chính sách không COVID-19 của chính phủ nước này. Tình trạng căng thẳng này càng trở nên tệ hơn khi mà số lượng ca nhiễm tăng cao dù rằng chính sách thay đổi của chính phủ vào đầu tháng này đã giúp cho nhiều người hy vọng về khả năng sẽ được nới lỏng dần dần.

Sau 3 năm giới chức Trung Quốc cố gắng kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại của người dân, nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia hiện giờ dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng được 3% trong năm nay, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước liên tục tăng trưởng trong ngưỡng từ 6% đến 8%.

Ở hiện tại, số lượng ca nhiễm trên toàn Trung Quốc bắt đầu giảm sau khi giới chức Bắc Kinh đã vận động tiêm vaccine cho người già, yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình mở cửa của nước này. Ông Li khẳng định việc mở cửa trở lại là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh.

“Tôi tin rằng giới chức địa phương cũng đang nghĩ về điều này và theo tôi, muộn nhất vào cuối tháng 3/2022, chính sách sẽ buộc phải có những sự thay đổi, đó chính là tập trung nhiều hơn vào tiêm chủng cho người già và mở cửa trở lại”, ông Li nói.

Cũng theo ông Li, không loại trừ khả năng chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ nhập khẩu vaccine MRNA của phương Tây vốn được cho là có hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng một số biện pháp khác như khoanh vùng phong tỏa.

Trung Quốc hiện đã đến điểm thay đổi chính sách không COVID-19 và Bắc Kinh sẽ buộc phải thay đổi chiến lược của mình.

Nếu Trung Quốc từ bỏ chính sách không COVID-19, ông Li nói rằng Trung Quốc sẽ có thể có lại tốc độ tăng trưởng thần kỳ 5 đến 6%, đó là mức độ tăng trưởng phù hợp nếu xét đến quy mô hiện tại của thị trường lao động Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc mở cửa không là không đủ, ông Li khẳng định Bắc Kinh sẽ cần phải giải quyết được các vấn đề trên thị trường bất động sản và giúp hỗ trợ tài chính cho chính quyền các địa phương.

Việc trước tiên mà Trung Quốc cần làm, theo ông Li, chính là Trung Quốc có thể nhanh chóng khởi động lại nền kinh tế thông qua các dự án hạ tầng và đầu tư.

“Trong ngắn hạn, yếu tố quan trọng nhất mang lại sự ổn định cho nền kinh tế chính là đầu tư hạ tầng”, ông Li phân tích. Cũng theo ông Li, hiện đang có nhiều dự án dự kiến sẽ được triển khai và dự kiến sẽ có thể mang đến cho nền kinh tế cú huých quan trọng.

Chính quyền thành phố Trịnh Châu phong tỏa hàng trăm tòa nhà và khu vực căn hộ chỉ vài giờ sau khi gỡ bỏ các biện pháp cấm đi lại ngặt nghèo. Giới chức địa phương cố gắng để các biện pháp kiểm soát COVID-19 tại thành phố này đúng với quan điểm chỉ đạo từ Bắc Kinh.

Trịnh Châu là thành phố nơi có trung tâm sản xuất lớn nhất tại Trung Quốc. Vào cuối ngày thứ Ba, chính quyền cho biết rằng họ sẽ gỡ bỏ quy định phong tỏa khu vực đô thị từng được áp dụng 5 ngày trước đó khi mà số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao.

Giới chức thành phố sau đó tuy nhiên công bố một danh sách dài các tòa nhà được đưa vào diện rủi ro cao trong thành phố, như vậy điều này đồng nghĩa nhóm các khu vực này sẽ vẫn phải chịu phong tỏa chặt chẽ như cũ.

Quan điểm chính sách thay đổi như trên diễn ra sau khi giới chức y tế hàng đầu Trung Quốc áp dụng quy định phong tỏa quy mô hẹp hơn để kiềm chế virus sau khi vào cuối tuần qua đã xảy ra một số cuộc biểu tình của người lao động nhằm phản đối các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ.

Từ ngày 30/11/2022, chính quyền thành phố Trịnh Châu – Trung Quốc sẽ loại bỏ các biện pháp kiểm soát đi lại, cách gọi khác của phong tỏa, và thay nó bằng các biện pháp đẩy lùi COVID-19 thông thường, theo bài đăng của một quan chức chính quyền thành phố trên tài khoản WeChat.

Các doanh nghiệp sẽ được cho phép nối lại hoạt động bình thường một cách có trật tự và người sống bên ngoài những khu vực rủi ro cao sẽ không phải chịu kiểm soát COVID-19 chặt chẽ miễn rằng họ không rời khỏi nhà.

Các tin khác

Bất động sản Trung Quốc và rủi ro từ việc nới lỏng tiền tệ quá mức

Bất động sản Trung Quốc và rủi ro từ việc nới lỏng tiền tệ quá mức

Đợt suy giảm năm 2022 trên thị trường bất động sản Trung Quốc tệ hại nhất trong thời gian gần đây. Doanh số bán bất động sản giảm nhanh hơn so với trước đây.
Kinh tế Mỹ hạ nhiệt tăng trưởng đáng kể

Kinh tế Mỹ hạ nhiệt tăng trưởng đáng kể

Trong quý cuối năm 2022, GDP tại Mỹ tăng trưởng ở tốc độ 2,9%, giảm đáng kể so với con số 3,2% của quý 3/2022.
Kinh tế Mỹ, châu Âu trái chiều ở thời điểm đầu năm 2023

Kinh tế Mỹ, châu Âu trái chiều ở thời điểm đầu năm 2023

Sự trái chiều này cho thấy rằng kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục mất đi động lực còn kinh tế châu Âu tạm thời vẫn đang bình ổn, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Tín hiệu đáng ngại khi doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt mạnh chưa từng thấy

Tín hiệu đáng ngại khi doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt mạnh chưa từng thấy

Việc doanh số bán điện thoại thông minh giảm sâu trên khắp các thị trường lớn của thế giới là kết quả trực tiếp từ việc nhu cầu suy giảm và tình trạng gián đoạn sản xuất diễn ra ở nhiều nơi.
GDP sụt giảm lần đầu trong hơn 2 năm, Hàn Quốc cam kết gấp rút hỗ trợ xuất khẩu

GDP sụt giảm lần đầu trong hơn 2 năm, Hàn Quốc cam kết gấp rút hỗ trợ xuất khẩu

Yếu tố kéo GDP Hàn Quốc sụt giảm chính là xuất khẩu 5,8% và tiêu dùng cá nhân giảm 0,4%, chi tiêu chính phủ tăng 3,2%, theo ước tính của BOK.
Tổ chức tài chính lớn nhất Trung Quốc dự báo giá vàng lập kỷ lục trong năm nay

Tổ chức tài chính lớn nhất Trung Quốc dự báo giá vàng lập kỷ lục trong năm nay

Một trong những ngân hàng trung ương gây bất ngờ cho thị trường vàng vào cuối năm ngoái là Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ thoát đà bán tháo ngoạn mục

Chứng khoán Mỹ thoát đà bán tháo ngoạn mục

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không khỏi băn khoăn khi mà dự báo triển vọng kinh doanh của một số doanh nghiệp công nghệ lớn tại Mỹ phát đi thông điệp bi quan.
Mua vào liên tục, Trung Quốc hiện đã dự trữ hơn 2.000 tấn vàng

Mua vào liên tục, Trung Quốc hiện đã dự trữ hơn 2.000 tấn vàng

Trong năm 2022, lượng vàng từ Thụy Sỹ nhập khẩu vào Trung Quốc cao nhất trong 4 năm, Trung Quốc mua vào 524 tấn vàng trị giá ước tính khoảng 33 tỷ USD.
Trung Quốc chạy đua cấp phép, bỏ trần sở hữu hoàn toàn với doanh nghiệp tài chính ngoại

Trung Quốc chạy đua cấp phép, bỏ trần sở hữu hoàn toàn với doanh nghiệp tài chính ngoại

Quá trình đẩy mạnh cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp và chuyên gia quản lý quỹ nước ngoài bắt đầu được khởi động từ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022.
Giá dầu sụt mạnh khi tâm lý u ám về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dâng cao

Giá dầu sụt mạnh khi tâm lý u ám về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dâng cao

Dự trữ dầu thô Mỹ tăng trưởng khoảng 3,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 20/1/2022, theo các nguồn tin thị trường viện dẫn số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) vào ngày thứ Ba.
Châu Âu trước thềm thay đổi quan trọng trên thị trường năng lượng

Châu Âu trước thềm thay đổi quan trọng trên thị trường năng lượng

Chuyên gia cao cấp tại tổ chức môi giới hàng hóa của châu Âu cho biết hiện đang có khả năng sẽ có nhiều yếu tố thiếu hụt do vấn đề vận chuyển khi mà Trung Quốc mở cửa nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh bởi kỳ vọng Fed chuyển hướng chính sách

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh bởi kỳ vọng Fed chuyển hướng chính sách

Thị trường chứng khoán đã hồi phục trước thềm năm 2023 bởi nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến cho Fed hãm tốc độ nâng lãi suất và thậm chí có thể giảm lãi suất.
Nguyên nhân khiến Fed khó có thể tuyên bố chắc chắn về định hướng lãi suất đồng USD

Nguyên nhân khiến Fed khó có thể tuyên bố chắc chắn về định hướng lãi suất đồng USD

Nhiều khả năng Fed sẽ không thể nói chính xác được về định hướng chính sách tiền tệ, lãi suất trong tương lai bởi những quyết định tiếp theo sẽ còn phụ thuộc vào dữ liệu của nền kinh tế.
Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế

Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi kinh tế phục hồi, vì vậy nó làm đẩy tăng áp lực lên giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác.
Hoạt động khai thác dầu ngoài khơi đang phát triển bùng nổ như thế nào?

Hoạt động khai thác dầu ngoài khơi đang phát triển bùng nổ như thế nào?

Cuộc tìm kiếm dầu ngoài khơi lại tiếp tục được triển khai, nguyên nhân chính do nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao, nguồn cung dầu chịu nhiều gián đoạn do căng thẳng Nga - Ukraine và giá dầu thô cao.
Quả bom tiết kiệm 720 tỷ USD của Trung Quốc sẽ mang đến cú huých quan trọng toàn cầu?

Quả bom tiết kiệm 720 tỷ USD của Trung Quốc sẽ mang đến cú huých quan trọng toàn cầu?

Các hộ gia đình Trung Quốc có thể không hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ thất nghiệp thời kỳ đại dịch hoặc hỗ trợ giải cứu tại Nhật, Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên họ cũng tiết kiệm rất nhiều.
Nhận định những yếu tố có thể đẩy giá vàng chạm ngưỡng 2.000USD sau vài tháng tới

Nhận định những yếu tố có thể đẩy giá vàng chạm ngưỡng 2.000USD sau vài tháng tới

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đợt tăng giá tháng 1/2023 của vàng đã đưa vàng lên ngưỡng giá cao nhất trong vòng 9 tháng, giá vàng đã tăng hơn 5% tính từ đầu năm nay.
Người giàu nhất châu Á sẽ bành trướng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu trong năm 2023

Người giàu nhất châu Á sẽ bành trướng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu trong năm 2023

Nhà sáng lập Adani Group Gautam Adani (Ấn Độ) đã có một năm rất thịnh vượng. Ông vượt qua người đồng hương Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á.
Vì sao tỷ phú Jack Ma đang xuất hiện ngày một nhiều trước công chúng?

Vì sao tỷ phú Jack Ma đang xuất hiện ngày một nhiều trước công chúng?

Từ năm 2020 khi mà chính quyền Bắc Kinh hủy đợt niêm yết cổ phiếu của tập đoàn tài chính Ant và sau đó đến Alibaba vì lý do chính sách, tỷ phú Jack Ma này đã trở nên kín tiếng.
Bất động sản thế giới và “quả bom nợ” 175 tỷ USD

Bất động sản thế giới và “quả bom nợ” 175 tỷ USD

Khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ nguồn tiền dễ dãi giờ đây đã đột ngột gián đoạn, chính vì vậy nó gây khó cho hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trên toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động