Thị trường bất động sản Việt Nam có đi theo "vết xe đổ" của Trung Quốc?

18/09/2022 14:50 Nhà ở Đinh Thơm
Lo ngại về sự “đóng băng mới” của thị trường bất động sản và khả năng lặp lại “vết xe đổ” của Trung Quốc khiến các nhà đầu tư có tâm lý dè dặt dù vẫn còn nguồn vốn đầu tư...
Ảnh minh họa (Nguồn: LĐO)
Ảnh minh họa (Nguồn: LĐO)

Tuy nhiên, sự lo lắng này có vẻ hơi sớm, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Đó là nhận định của TS. Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ra trong tham luận gửi tới "Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022" với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" diễn ra ngày 18/9.

Trong tham luận, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dành phần lớn nội dung để đánh giá về bất cập, rủi ro các nguồn vốn phát triển thị trường bất động sản (BĐS).

Theo ông Sang thị trường BĐS từ quý 2/2022 đang có sự phát triển chững lại ở một số phân khúc, khu vực và địa phương. Điều này thể hiện qua một số dấu hiệu như nguồn tín dụng cho BĐS đang bị hạn chế khi Ngân hàng Nhà nước dần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nhà phát triển BĐS (bên cung) lẫn người mua/đầu tư (bên cầu).

Bên cạnh đó, hành vi của nhiều nhà đầu tư, đầu cơ BĐS trở nên tiêu cực hơn, dè dặt hơn đã làm kìm hãm, giảm mức cầu đầu tư thể hiện trên các phương diện như tìm cách chuyển nhượng BĐS ở những địa phương, phân khúc thị trường có giá chững, nhất là nơi giá giảm mạnh. Đồng thời, nghe ngóng, chờ đợi thông tin thị trường, kể cả về chính sách liên quan lĩnh vực tín dụng, BĐS.

Thị trường bất động sản Việt Nam có đi theo "vết xe đổ" của Trung Quốc? ảnh 1
TS. Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Một dấu hiệu nữa là áp lực bán tháo bên cung đối với các phân khúc BĐS có giá giảm và sẽ tăng mạnh hơn một khi mức giá giảm sâu hơn, sức chịu đựng về chi phí tài chính giảm.

"Mức hạn chế hiện nay về nguồn cung ở một số phân khúc có thể giảm khi các nút thắt về thể chế liên quan đến BĐS, tín dụng BĐS được cải thiện, mức cầu giảm, đặc biệt là khi mức bong bóng giá BĐS cũng như hành vi đầu cơ, thao túng đánh giá lên giảm. Việc một số phân khúc/khu vực giá vẫn tăng có thể là hành vi “đánh lên để thoát hàng” hoặc tạo lập mặt bằng giá mới các BĐS xung quanh", ông Sang nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo ông việc thông tin thị trường BĐS còn thiếu minh bạch, thiếu chi tiết và không đồng bộ, các thút thắt thể chế định giá BĐS chậm được gỡ bỏ có thể khiến các hành vi thao túng, nhiễu loạn, hành vi phản cạnh tranh vẫn chậm được kiểm soát, làm tổn hại đến thị trường", ông Sang đánh giá.

Cũng theo Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khó khăn, rủi ro với thị trường BĐS có xu hướng tăng do ngoài việc kiểm soát chặt hơn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS, nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ, việc khó khăn hơn trong tiếp cận vốn ngân hàng, trong khi mức độ hấp thu sản phẩm BĐS/nhà xây xong giảm, chi phí đầu vào (giá vật liệu BĐS) tăng, mức tiêu thụ giảm, hiện tượng nợ đọng vốn và gia hạn vay nợ tăng làm chậm vòng quay vốn.

Lo lắng khả năng lặp lại ‘thảm cảnh BĐS' như Trung Quốc là hơi sớm

Đặc biệt, ông Sang cho rằng, sự lo ngại về sự “đóng băng mới” của thị trường BĐS Việt Nam cũng như sự lo ngại lặp lại “vết xe đổ” của Trung Quốc hiện nay cũng khiến các nhà đầu tư, đầu cơ có tâm lý dè dặt, nghe ngóng dù có thể vẫn còn nguồn vốn đầu tư.

"Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến sự lo lắng khả năng lặp lại ‘thảm cảnh BĐS' như Trung Quốc là hơi sớm, ít nhất là đến thời điểm hiện tại", ông Sang nhìn nhận.

Ông Sang nêu ra 5 cơ sở đưa ra nhận định định trên.

Cơ sở đầu tiên là mức độ bộc diện tài chính đối với tài sản BĐS của Trung Quốc đối với nhà đầu tư nước ngoài là rất thấp (chỉ khoảng 5% chứng khoán Trung Quốc do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu).

Thứ hai, mức độ “bong bóng” bất động sản của Việt Nam thấp hơn (ví dụ, tính trung bình, Việt Nam ước tính mất khoảng 30 năm để mua được nhà với 40-50 năm ở Trung Quốc (50 năm đối với BĐS ở Bắc Kinh); nếu tính đến việc thu nhập trung bình của người dân Trung Quốc gấp 2,5-3 lần Việt Nam thì mức độ bong bóng của Việt Nam còn thấp hơn nhiều.

Ngoài ra các yếu tố bên cầu thúc đẩy đầu tư/đầu cơ BĐS của Trung Quốc cũng mạnh hơn, kể cả mức tiết kiệm trong nước (khoảng 40% GDP với 30% GDP). Hơn nữa, khác với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thị trường BĐS Trung Quốc tăng giá mạnh trước đại dịch song giảm mạnh từ đại dịch đến nay hàm ý, bong bóng thị trường không phải “ăn theo” đại dịch mà chịu ảnh hưởng trực tiếp liên quan đến thị trường BĐS cũng như các yếu tố xã hội, văn hóa khác.

Thị trường bất động sản Việt Nam có đi theo "vết xe đổ" của Trung Quốc? ảnh 2

Thứ ba, mức độ cao hơn nhiều ở Trung Quốc về đòn bẩy tài chính và mức độ tập trung của các doanh nghiệp BĐS so với Việt Nam.

Thứ tư, các sự vụ “cảnh báo” trầm trọng (sự sụp đổ Evergrand và các sai phạm nghiêm trọng của Tân Hoàng Minh, FLC,...) diễn ra khi thị trường BĐS Việt Nam đang sôi động, song chưa quá nóng đã đánh động, giúp các cơ quan chức năng điều tiết thị trường theo hướng thận trọng hơn, đỡ ‘giật cục’ hơn và linh hoạt hơn.

Ngoài ra, chính sách thận trọng nhằm tránh rủi ro kỳ hạn, nhất là đối với cho vay BĐS đã được thực hiện từ lâu và có lộ trình. Hơn nữa, khác với giá BĐS tại Trung Quốc, hiện nay, mức giá BĐS ở Việt Nam vẫn có tăng, có giảm nên các doanh nghiệp/nhà đầu tư còn kỳ vọng và chưa diễn ra sự hoảng loạn, bán tháo trên diện rộng.

Cùng với đó, sự điều tiết chính sách tín dụng của Việt Nam không quá giật cục như ở Trung Quốc, nhất là khi nước này áp dụng 3 ‘lằn ranh đỏ’, vốn thực thi kém hiệu quả lẫn hiệu lực do giám sát kém (doanh nghiệp BĐS sẽ bị giảm mức vay ngân hàng khi vi phạm lằn ranh đỏ, sẽ bị cấm vay hoàn toàn/tín dụng bằng 0 khi vi phạm cả 3 lằn ranh đỏ).

Thứ năm, rủi ro “chìm” liên quan đến chất lượng tín dụng đang rất yếu của một số nhà phát hành trái phiếu BĐS trong khi chính nhiều ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán là các tổ chức mua trái phiếu.

Từ những phân tích trên, ông Sang khẳng định tín dụng BĐS tại Việt Nam hiện tại chưa ở mức nguy hiểm để dẫn đến cuộc khủng hoảng như ở Trung Quốc.

"Tuy nhiên, việc tính toán, dự báo sai những rủi ro trong nước cũng như những tác động của các cú sốc bên ngoài hay việc thực thi chính sách thiếu hiệu quả, hiệu lực có thể khiến những rủi ro biến thành hiện thực, thậm chí kích hoạt, làm trầm trọng hơn những yếu kém, rủi ro của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, trong đó rủi ro mất thanh khoản của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính là rủi ro nguy hiểm nhất", ông lưu ý.

Hiệu ứng “chim sợ cành cong” vẫn sẽ tác động tiêu cực lên thị trường trái phiếu

Về thị trường trái phiếu BĐS, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng thị trường này có một số biểu hiện, yếu tố rủi ro như khả năng thanh toán nợ đáo hạn kịp thời, nhất là trong một vài năm tới là đáng báo động.

Theo thông tin của Bộ Tài chính, trong năm 2022, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó, giá trị trái phiếu BĐS đáo hạn là khoảng 62.470 tỷ đồng đồng, chiếm 43,2%. Trong các năm 2023, 2024, giá trị nợ đáo hạn lần lượt là 120.400 tỷ đồng và 121.100 tỷ đồng. Trong các năm 2025, 2026, mức nợ tuy giảm song vẫn còn đáng kể, chừng 80.000 tỷ đồng mỗi năm. Chỉ từ năm 2027 đến năm 2032, mức nợ mới giảm mạnh, chỉ trung bình khoảng 1-2 ngàn tỷ/năm.

Trong khi đó, theo FiinRatings, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp BĐS rất đáng lo ngại trong quý 2/2022 (và có thể trong quý 3) khi doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 49% và 72,5%.

Thị trường bất động sản Việt Nam có đi theo "vết xe đổ" của Trung Quốc? ảnh 3

Theo ông Sang, rủi ro khó/không thể thanh toán nợ đáo hạn hay đảo hạn trong thời gian tới, nhất là cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023 là rất lớn, nhất là khi việc phát hành trái phiếu khó có thể dễ như trước, đặc biệt là khi những quy định mới, nhất là Nghị định 153, trong khi nguồn từ tín dụng ngân hàng và các nguồn khác cũng phần lớn là khó khăn hơn trong điều kiện mức giá nhiều phân khúc thị trường BĐS đang và có thể giảm sâu hơn, trên diện rộng hơn và kỳ vọng, mức cầu đầu tư và độ hăng hái cũng có thể xuống thấp hơn.

"Hiệu ứng Tân Hoàng Minh cũng như hiệu ứng “chim sợ cành cong” chắc vẫn sẽ tác động tiêu cực lên mức cung - cầu thị trường", ông Sang nhìn nhận.

Bên cạnh đó, theo ông bối cảnh khó khăn sắp tới còn tăng rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu như công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại.

Ngoài ra còn một số rủi ro khác như năng lực của phần lớn doanh nghiệp phát hành hạn chế, với mức độ rủi ro cao; khả năng vay nợ trong nước và quốc tế và đáp ứng các điều kiện liên quan để trả nợ, đảo nợ của doanh nghiệp BĐS đang giảm dần.

Các tin khác

Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Hiện dự thảo Nghị định đang đề xuất theo hướng mới, tức là đối với người độc thân có mức thu nhập không quá 15 triệu đồng là đủ điều kiện mua NƠXH, còn đối với hộ gia đình, 2 vợ chồng tổng thu nhập không quá 30 triệu đồng.
Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, do có dịch Covd-19 nên các dự án phải tạm dừng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu của thành phố. Qua rà soát, giai đoạn 2021 – 2023, Hà Nội đạt tổng số hơn 5.000 căn hộ nhà ở xã hội (NOXH), còn giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu thêm khoảng 2.500 căn.
Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, 219 căn nhà ở thương mại (gồm 156 căn nhà ở liền kề và 63 căn nhà ở biệt thự) tại dự án Khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu đủ điều kiện được bán theo quy định. Sở Xây dựng lưu ý, hiện nay, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng.
Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Về kế hoạch phát triển từng loại nhà ở xã hội TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án quy mô 11.569 căn hộ với 890.142 m2 sàn nhà ở; dự kiến hoàn thành 7.097 căn hộ với 507.681 m2 sàn nhà ở, trong đó có 148.104 m2 sàn nhà ở cho thuê.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc làm việc chuyên đề về nhà ở xã hội, Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021-2030.
Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông báo một dự án ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đủ điều kiện được huy động.
Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ, từ cuối năm 2023 cho đến đầu năm nay, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhóm đầu tư “cá mập” đi săn đất nền số lượng lớn. Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất.
Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện thông qua 02 chương trình.
Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội vì mặt bằng giá khá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM.
Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

“Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.
Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

TNG LAND thành lập tháng 6/2022, trụ sở ở xóm Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là công ty con của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). TNG LAND vừa khởi công Dự án nhà ở xã hội – Khu dân cư Đại Thắng xây dựng 395 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, người lao động trên địa bàn.
Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng vừa trả lời cử tri tỉnh Hải Dương về giải pháp phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tại các khu và cụm công nghiệp cho công nhân.
Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

UBND tỉnh Bình Định có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định do Công ty CP Hàng Hải Bình Định làm chủ đầu tư.
Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Người sáng lập cộng đồng Nghiện nhà với hơn 2 triệu thành viên – chị Nguyễn Hà Linh đã chia sẻ sự hứng thú với những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư cho ngôi nhà tiền tỷ, nhằm hướng đến sự tiện nghi, thoải mái giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn.
Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Theo Bộ Xây dựng, một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp đăng ký nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 như sau: Hà Nội 1.181 căn, TP.HCM 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn...
Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mỗi căn hộ được phép mở bán có giá tùy theo từng vị trí, diện tích sử dụng... dao động từ hơn 747 triệu đến 1,1 tỷ đồng.
Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, chung cư Hà Nội chưa “ngáo giá”, sự tăng giá này đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu.
Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp thực hiện đạt kết quả trên.
Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội. Số liệu báo cáo cho thấy, tỉnh Bắc Giang là địa phương đứng đầu cả nước với 5 dự án, quy mô 12.475 căn, theo sau là Hải Phòng với 7 dự án, quy mô 11.678 căn.
Xem thêm
Phiên bản di động