Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BHXH.
Theo đó, tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH. Với nhóm chính sách này, những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là hành vi trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH sẽ bị xử lý nghiêm.
Các biện pháp đề xuất để xử lý trốn đóng BHXH đó là, người sử dụng lao động phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên tổng số tiền trốn đóng (tương tự như tiền chậm nộp thuế hiện nay). Qua đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên; hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.
Ngoài ra, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
![]() |
Với nhóm chính sách này, Ban soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất…
Bên cạnh đó, Công đoàn và cơ quan BHXH có thẩm quyền khởi kiện vụ việc về BHXH ra Tòa án. Nếu có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan BHXH sẽ kiến nghị khởi tố theo quy định…
Với nhóm chính sách này, Ban soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất…
Nhóm chính sách thứ 5 được đề xuất sửa đổi, bổ sung là đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả. Các điểm mới của chính sách đều hướng tới mục tiêu nhất quán là xây dựng chế độ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được số liệu, đến hết tháng 9/2022, tổng số tiền mà doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH cho người lao động là hơn 22.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 5,1% trong tổng số phải thu theo kế hoạch thu của BHXH Việt Nam).
Cụ thể, số tiền chậm đóng, trốn đóng của các doanh nghiệp, đơn vị đã dừng hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn (không có khả năng thu hồi) khoảng hơn 3.500 tỷ đồng. Tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hơn 206.000 người lao động. Những lao động này không chốt được sổ BHXH, vì vậy tất cả các chế độ họ đáng được hưởng đều bằng không.
![]() |