Bài toán khó nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm qua là gì?

12/01/2023 00:33 Tài chính Ngọc Diệp
Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"...
Chia sẻ tại diễn đàn kinh tế ngày 11/1, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước nhìn lại những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong năm 2022 và trả lời cho câu hỏi trên.

Theo ông Quang, 2022 là năm của những bất ngờ. Đó là vào thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn, đều nhận định là lạm phát khi đó sẽ chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại, lạm phát lên cao nhất 40 năm trở lại đây bởi nhiều sự kiện bất ngờ đã xảy đến.

Với những nhận định sai lầm đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt nhóm các ngân hàng trung ương lớn, đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Thậm chí, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng 4 lần lãi suất với mức tăng 0,75 điểm phần trăm mỗi lần. Trong khi đó, nhìn vào lịch sử trước đây, hầu như Fed chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm mỗi lần, loạt động thái nâng lãi suất như vậy cho thấy tham vọng kiềm chế lạm phát nhanh và gấp.

Sau những diễn biến chính sách tiền tệ của Fed, mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm gần đây. Riêng trong năm 2022, chỉ số DXY, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD so với các đồng tiền lớn khác của thế giới, tăng tới 21%.

Ông Quang khẳng định điều này tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà tất cả lên các nước mới nổi. Trong bối cảnh này, đồng USD trở thành “nơi trú ẩn” cho tất cả các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới sụt giảm gần 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng khoảng gần 9% tổng dự trữ ngoại hối thế giới, nguyên nhân chính do việc dòng tiền đảo chiều chảy về Mỹ để kiếm lợi suất cao.

Vì vậy, ông Quang phân tích: "Với bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng".

Theo ông Quang, bài toán khó nhất đối với Ngân hàng Nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá, bởi nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối.

Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn tới với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát như vậy cũng có thể đồng nghĩa với kịch bản lạm phát trong nước không thể kiểm soát được và các mục tiêu vĩ mô vì vậy khó thành hiện thực.

Trong bối cảnh đó, đặt chính sách tiền tệ vào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì thế rất nhiều nhiệm vụ hóc búa đã đặt ra.

Trước tiên, làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo. Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu nhìn tỷ lệ trên thì chưa thể đánh giá hết, nhưng nếu nhìn con số tuyệt đối về dư nợ lên tới 12 triệu tỷ đồng, đó thực sự là con số lớn, theo khẳng định của ông Quang.

"Thông thường, đầu tư cho nền kinh tế đến từ rất nhiều nguồn, từ vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn FDI, vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán, đầu tư công, và kiều hối… thì tín dụng chỉ là một kênh trong các nguồn vốn. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, cho nên áp lực đối với tín dụng trong bối cảnh biến động của năm 2022 lại càng lớn", ông Quang nhấn mạnh.

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức bao gồm làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Mỹ.

Tiếp theo đó, Việt Nam đối mặt với bài toán làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ.

Nhận định về năm 2023, ông Quang cho biết mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.

Ông Quang phân tích: "Rất may cuộc khủng hoảng lần này rất khác hồi năm 2008. Ở thời điểm 2008, ngành ngân hàng chất lượng, quản trị thực sự có vấn đề và nợ xấu dâng cao. Chúng ta phải trải qua cuộc vật lộn tái cơ cấu hơn 10 năm vẫn chưa xong. Nhưng đến nay, mừng nhất ngành ngân hàng có sức khoẻ tốt hơn, bảng cân đối tốt".

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng cho biết đối với năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; cụ thể bất biến là kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt.

Các tin khác

Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Từ đầu năm 2024, giá chung cư liên tục lập đỉnh, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng gần 20%.
Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm việc bù trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò dẫn đầu trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 30/6/2024.
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.
Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Để hỗ trợ các phụ huynh cùng con quản lý tài chính, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt tính năng Techcombank Family trên app ngân hàng điện tử Techcombank Mobile.
Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family hỗ trợ liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con.
VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

Đáp ứng đa dạng nhu cầu chi tiêu linh hoạt và tối ưu trải nghiệm người dùng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt dòng thẻ VPBank Flex, tích hợp thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) trên một thẻ vật lý duy nhất.
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Sở hữu chiếc thẻ đen “quyền lực” SHB Mastercard World, khách hàng không những nhận được chính sách tài chính, phi tài chính hấp dẫn tại Việt Nam mà còn tận hưởng loạt đặc quyền thượng đỉnh như dịch vụ sân golf, ẩm thực – nghỉ dưỡng đẳng cấp hay phòng chờ sân bay trên toàn thế giới.
NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

Sau vụ việc chủ thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu, phải trả 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, lãnh đạo NHNN cho biết, các ngân hàng phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ phải công khai biểu phí và chỉ được thu phí theo biểu phí đó.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại buổi chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính diễn ra ngày 18/3.
Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Về quỹ hưu trí tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10 quỹ đang hoạt động. Theo Bộ trưởng, tham gia quỹ hưu trí này chủ yếu là cán bộ, người lao động trong hệ thống với số lượng trên 5.000 người, còn về phía cán bộ bên ngoài và nhân dân chưa nhiều.
Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 (sửa đổi) quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

6 doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính năm 2024, trong đó 2 công ty bán chéo sản phẩm qua kênh ngân hàng.
Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động làm việc trong ngành nghề này hiện hưởng lương cao hơn từ 18-83% so với các ngành nghề khác như nhân viên kinh doanh, bán hàng, truyền thông, marketing, quảng cáo, giáo dục, tài chính, y tế, dược,...
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,… Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường kéo theo chi phí làm sổ đỏ có thể tăng rất nhiều.
100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

Mức lương khởi điểm của kỹ sư thiết kế vi mạch mới khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi IT (Công nghệ thông tin), lên tới 2.500-3.000 USD/tháng (60-70 triệu đồng).
Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

UBND TP Hà Nội mới đây ban hành quyết định ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Người dân vui mừng khi lãi suất tiền gửi rục rịch tăng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Người dân vui mừng khi lãi suất tiền gửi rục rịch tăng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Trong bối cảnh mặt bằng cho vay tiếp tục có xu hướng giảm thì sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 đến nay, một số ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ở một vài kỳ hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động