Chi phí logistics vẫn đè nặng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

21/12/2022 15:00 Thương trường Nguyễn Huyền
Chi phí logistics của Việt Nam vẫn chiếm khoảng 17% giá trị hàng hóa, cao gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển, làm giảm sức cạnh tranh xuất khẩu...

Chi phí logistics tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ - châu Âu, là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể

Ngành logistics là một trong những ngành hàng tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16%/năm, đóng góp vào GDP từ 4-5%.

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu, châu Mỹ đầu tuần này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, nhờ sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.

Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.

Châu Âu và châu Mỹ đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, là nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ (lớn nhất), Liên minh châu Âu (lớn thứ 3) cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu và châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD.

Bước sang năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới. Tuy nhiên, hết tháng 11/2022 kim ngạch thương mại tiếp tục tăng trưởng tốt ở mức 11,8%, đạt 212 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 171 tỷ USD tăng gần 16%, xuất siêu sang khu vực đạt hơn 128 tỷ USD.

Đối với khu vực thị trường đầy hứa hẹn này, các giải pháp logistics đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Năm 2023 được nhận định tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics Việt Nam, khi phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của lạm phát, rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn dẫn đến việc suy giảm các đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU …

Đặc biệt tại các tuyến vận tải đi châu Âu và châu Mỹ, nỗi lo mới của ngành hàng vận tải toàn cầu là tình trạng dư thừa container đang xảy ra tại nhiều cảng lớn ở hai khu vực này.

Chi phí logistics tăng cao làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu, châu Mỹ

Chi phí logistics của Việt Nam cao gấp đôi các nền kinh tế phát triển

Bà Võ Thị Phương Lan – Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM (HLA), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty ASL Logistics cho biết, từ tháng 7/2022 cước vận tải quốc tế đã giảm nhiều so với năm 2021, và đến quý 4/2022 cước vận tải quốc tế đang có xu hướng trở về trạng thái bình thường như trước giai đoạn 2019-2020 khi mà tình trạng tắt nghẽn cảng đã được cải thiện nhiều tại các cảng trên thế giới, tình trạng khan hiếm container rỗng đã được giải quyết.

Tình trạng khan hiếm chỗ nay đã không còn, các khách hàng có thể lựa chọn nhiều hãng tàu vận chuyển phù hợp. Tuy vậy, chi phí logistics của Việt Nam vẫn chiếm khoảng 17% giá trị hàng hóa, cao gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển, trong đó chi phí vận tải chiếm tới 60%.

Để có thể kéo giảm chi phí logistics bà Lan đề xuất 4 giải pháp như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần thay đổi điều kiện bán hàng/mua hàng sang CIF thay vì FOB nhằm mục đích chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Thứ hai, swap container giữa hàng xuất - nhập. Các nhà xuất - nhập khẩu nên thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách swap container hàng xuất - nhập nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển khi giá dầu liên tục biến động.

Thứ ba, kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu tràn lan.

Thứ tư, tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển nội địa.

Chi phí logistics nội địa và xuất khẩu cao làm khó ngành gỗ

Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, ngành gỗ có khoảng 60 - 65% xuất đi thị trường Mỹ, 50% xuất đi châu Âu, còn lại khoảng 25% đi khu vực Đông Bắc Á gồm các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Năm nay xuất khẩu gỗ ước đạt hơn 15 tỷ USD, tăng từ 7% - 8% so với năm 2021. Số tăng này rơi vào giai đoạn đầu năm, vì giai đoạn cuối năm cũng như tất cả những ngành hàng khác kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đã bị sụt giảm. Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh dù chi phí logistic đã tốt hơn rất nhiều nhưng do nhu cầu của thế giới giảm sâu.

Những nơi làm đồ gỗ xuất đi thị trường Mỹ đang tập trung vào TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai nên khi xuất hàng phải đi qua các cảng Cát Lái, Cái Mép và các cảng trung chuyển (cảng ICD) và chi phí logistics đối với ngành gỗ có các bài toán cả chi phí logistic nội địa và chi phí logistics xuất khẩu.

Ông Phương cho biết thêm, chi phí một container hàng xuất khẩu mất từ 20 ngàn đến 30 ngàn USD, mức phí này chiếm gần 30% giá trị hàng hóa khiến cạnh tranh rất khó. Vào tháng 4/2022, chi phí logistics xuất hàng đi hai thị trường chính là châu Âu và châu Mỹ tuy vẫn còn rất cao và giá thuê container rỗng từ 12.000 đến 13.000 USD, nhưng so với năm 2020 và năm 2021 thì mức giá này cũng đã đỡ hơn nhiều.

Bên cạnh đó, chi phí logistic nội địa cũng là bài toán lớn cho doanh nghiệp, vì giá cước nội địa vẫn còn đứng bền vững ở mức cao và có xu hướng tăng lên nữa nếu không giải quyết được vấn đề lưu thông nội địa.

Chi phí logistics nội địa tác động lên ngành gỗ ở 2 đầu vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển hàng đến các cảng để xuất khẩu, vì miền Bắc và miền Trung là nơi cung cấp nguyên liệu ngành gỗ, cộng với nguyên liệu nhập khẩu doanh nghiệp phải vận chuyển về cảng Đồng Nai.

Tuy nhiên, ngành gỗ có lợi thế rất lớn là hệ thống cảng, đặc biệt là cảng Quy Nhơn, Chân Mây và các cảng Miền Bắc rất thuận lợi để xuất khẩu dăm, viên nén và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Miền Trung làm ra dăm, viên nén và có hệ thống cảng xuất khẩu thuận lợi, nhưng di chuyển những nguyên liệu gỗ từ miền Trung vào miền Nam cho lại làm một bài toán thứ hai. Do vậy, các doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào các tuyến vành đai 3, vành đai 4 cùng với hệ thống cảng ở TP.HCM hoàn thành sẽ cắt giảm được chi phí logistic giúp cho các ngành hàng phát triển bền vững.

“Thật ra logistics có chi phí cao là lãng phí, thì thà chúng ta dành chi phí đó trả lương cho nhân công hay sử dụng vào những việc có thể tạo ra giá trị. Do vậy, những gì lãng phí thì nhà nước, doanh nghiệp và các ngành hàng nên ngồi lại tính toán nhằm tạo ra giá trị gia tăng bền vững cho ngành hàng và xã hội”, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA nói.

Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Sau khi khấu trừ các chi phí, Hoàng Anh Gia Lai lỗ thuần 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ công ty ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng. Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi ròng 113 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp bất động này đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 trong tháng 7 doanh nghiệp thông báo về việc trái chủ đồng ý hoán đổi tài sản khác.
Doanh thu của Vietnam Airlines  tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu hơn 44.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) mới đây đã thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng.
BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Quý II/2023, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) gặp khó khi ghi nhận doanh thu sụt giảm 167 lần so với cùng kỳ, xuống chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng.
Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí đã chính thức huỷ niêm yết trên sàn.
Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Bộ Công Thương mới đây đổi phương án đề xuất, tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) khỏi EVN để lập công ty TNHH MTV, thay vì là đơn vị sự nghiệp.
Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Trước đó Chứng khoán Bảo Việt cũng đã đăng ký bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Tập đoàn Egroup.
Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Việc hàng chục cửa hàng xăng dầu dừng hoạt động đã gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp nhiên liệu phục vụ nhu cầu đi lại.
Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Chứng khoán Bảo Việt dự kiến bán 15 triệu cổ phiếu IBC do Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/6 - 12/7 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Bình Thuận cần quyết liệt giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là về pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Cuối tháng 11/2022, VinFast đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng khi lô xe điện đầu tiên gồm 999 chiếc VinFast VF8 bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ.
EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Sau khi tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bố trí nhân sư trực tiếp điều hành A0.
Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng với cựu Chủ tịch Bamboo Airways do đã có hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một chủ tịch nhà băng.
Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty TNHH Xây dựng phát triển Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá quyền khai thác mỏ đất diện tích 10ha, tài nguyên dự báo khoảng 900.000m3 đất với giá 10,485 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với giá khởi điểm.
Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Nhất Tín và A Ba trong danh mục đầu tư của Mekong Capital đều báo lỗ trong năm 2022. Mức lỗ lần lượt của hai công ty này là 25 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.
Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Thông tin trên được Chính phủ nêu trong báo cáo gửi Quốc hội về đánh giá bổ sung kinh tế xã hội 2022, tình hình năm 2023. Nội dung này sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5.
Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Manulife Việt Nam hay AIA Việt Nam mỗi năm đều chi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động truyền thông.
Xem thêm
Phiên bản di động