Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm
Manulife đối thoại với hàng trăm khách hàng, tiếp tục nhận thêm khiếu nại sau ngày 30/4 |
![]() |
Theo thống kê từ các Báo cáo tài chính, năm 2022 nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chơi lớn đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng để truyền thông mỗi năm. Chịu chi nhất phải kể đến AIA Việt Nam. Công ty đã dành ra đến 353 tỷ đồng cho quảng cáo truyền thông trong năm 2022, tăng 21% so với năm 2021.
Trên website của doanh nghiệp này, gần như mỗi tháng đơn vị này đều có chương trình truyền thông riêng, nhưng đa phần tập trung ở việc khuyến mại, tặng quà...
Manulife cũng nằm trong danh sách doanh nghiệp tăng mạnh cho quảng cáo, truyền thông. Theo Báo cáo tài chính năm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm này chi 68 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2021. Theo ghi nhận tại mục quản lý doanh nghiệp, năm 2021, chi phí quảng cáo của Manulife là 38 tỷ đồng.
Manulife gần như chỉ có một chiến dịch duy nhất dành nâng cao nhận thức khách hàng lợi ích của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. Chiến dịch này cũng diễn ra tương đối muộn, vào cuối tháng 11/2022, sau sự cố với bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát và vụ việc tại SCB.
Hay Công ty Bảo hiểm Generali Việt Nam cũng dành 174 tỷ đồng cho quảng cáo, truyền thông trong năm 2022. Chi phí cho mảng này của doanh nghiệp trong năm trước đó cũng lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Trong khi đó, Prudential còn không có khoản chi cho quảng cáo truyền thông trong nhiều năm liền. Còn Bảo Việt, MB Ageas Life… chỉ dừng lại ở mức vài tỷ đồng cho truyền thông trên tổng chi phí quản lý lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo thống kê năm 2022, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã tung ra đến 10 chiến dịch truyền thông xoay quanh chủ đề khơi gợi cảm xúc, tình yêu thương gia đình. Nhưng chỉ có vỏn vẹn 3 chiến dịch tập trung giúp khách hàng hiểu đúng và đủ về lợi ích thực tế của bảo hiểm nhân thọ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh uy tín, niềm tin bị sụt giảm, cách truyền thông và tư vấn cho khách hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ, giới quan sát cho rằng, các chiến dịch này chưa giải đáp được những e ngại và hiểu lầm của khách hàng.
Ông Nguyễn Đức Thắng - Chủ tịch GAMA tại Việt Nam (trực thuộc GAMA Global Hoa Kỳ - tổ chức quy tụ các nhà quản lý, lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu trong ngành bảo hiểm Hoa Kỳ và thế giới) chia sẻ trên Đầu tư Chứng khoán rằng bảo hiểm cần đầu tư nhiều hơn cho truyền thông nhận thức.
Theo cách nói ở các thị trường phát triển là “giáo dục kiến thức/nhận thức” về các giá trị của bảo hiểm nhân thọ trên diện rộng và cho các đối tượng, từ người dân (khách hàng) tới đội ngũ tư vấn bảo hiểm…
![]() |
Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập
