Một dữ liệu mới về nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào chứng khoán Việt

10/12/2022 12:04 Tài chính Huyền Châm
Trong hơn 50 tỷ USD khối ngoại sở hữu trên TTCK Việt thì có đến hơn một nửa của các nhà đầu tư rất dài hạn, đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường.

Có thể thấy, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) là trợ lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Họ đã mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng trong 1 tháng trở lại đây.

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCK BIDV (BSC) đánh giá, tốc độ mua ròng của NĐTNN trên TTCK Việt Nam thời gian qua là chưa từng thấy.

Ông Long chia sẻ, vừa qua, ông đã đi gặp gỡ NĐTNN, họ trở lại tìm hiểu TTCK Việt sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhìn chung, đánh giá của khối này đối với Việt Nam là khả quan.

“Có thể chúng ta sẽ có một số lo lắng về thị trường trong nước liên quan đến trái phiếu, tín dụng, thanh khoản trên thị trường. Nhưng khi trao đổi với NĐTNN, góc nhìn của họ tương đối dài hạn, họ thường nhìn về vĩ mô, liên quan đến tiềm năng, triển vọng của nền kinh tế trong 5-10 năm để đưa ra quyết định đầu tư. Họ nhận ra đây là cơ hội để tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam, giá không chỉ rẻ trong 2-3 năm mà là 5-6 năm trở lại đây”, GĐ Phân tích BSC cho biết.

Ông Long cho biết, BSC đã thực hiện một nghiên cứu thống kê giao dịch NĐTNN trên thị trường Việt. Chúng ta thường chỉ nói đến NĐTNN chung chung, nhưng thực ra có rất nhiều nhà đầu tư khác nhau và họ có mục đích khác nhau.

Cụ thể, trong hơn 50 tỷ USD khối ngoại sở hữu trên TTCK Việt thì có đến hơn một nửa của các nhà đầu tư rất dài hạn, đến từ các nhà đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường. Thông thường, những nhà đầu tư này không bao giờ bán ra cổ phiếu và nắm giữ trong thời gian khá dài, thậm chí, họ có thể mua thêm cổ phiếu từ các đợt tăng vốn phát hành hay bán từ các đối tác khác.

Nhóm thứ hai là những nhà đầu tư đến từ quốc gia châu Âu, họ cũng là những quỹ đầu tư tập trung ở Việt Nam, phần lớn tài sản lên đến 70 – 80, thậm chí 90% tập trung ở Việt Nam. Nhóm này được đánh giá luôn gắn bó với sự phát triển của TTCK Việt Nam, họ huy động được bao nhiêu từ nhà đầu tư bên ngoài thì sẽ lập tức đầu tư vào Việt Nam.

Thêm một nhóm mà chúng ta hay nhắc tới là quỹ đầu tư chỉ số, nhóm này chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu NĐTNN nắm giữ trên TTCK Việt Nam. Nhóm này sẽ hoạt động linh hoạt, tức là khi nhà đầu tư thu được nhiều chứng chỉ quỹ từ bên ngoài họ sẽ mua vào Việt Nam và ngược lại.

Có một nhóm còn lại mà gần đây mọi người hay nhắc đến nhiều là việc đầu tư thông qua đến chứng chỉ P-notes, đây có thể nói là dòng tiền khá “nóng”. Khi theo dõi một số thị trường khác thì họ mua nhanh rồi bán nhanh. Nhóm này khi mua bán trên thị trường sẽ “trade” nhiều hơn, còn các nhóm còn lại khá ổn định.

Đã qua khủng hoảng mang tên bán giải chấp?

Ông Long cho rằng, khi đầu tư NĐTNN quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất tốt, chúng ta có nhiều yếu tố quan trọng so với các thị trường khác này, do vậy, họ đánh giá rất cao tiềm năng tăng trưởng.

Còn về định giá, khi thị trường rơi về 870 điểm là một định giá rất thấp. Theo thống kê, mức đó thấp hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm định giá TTCK Việt, và việc này rất ít xảy ra trong quá khứ, những lần như vậy thì đều là cơ hội rất tốt cho dài hạn.

Đồng quan điểm, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+ cho rằng, NĐTNN, nói chung là nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn nhìn nhận thị trường theo 2 khía cạnh. Thứ nhất là giá trị, triển vọng về nền kinh tế. Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng hơn 7%, thậm chí là 8% trong các năm tiếp theo.

“Họ sẽ thấy đây là cơ hội rất hiếm có, tôi cho rằng đây là cơ hội “khủng” cho nhà đầu tư lâu dài. Với 871 điểm, thị trường rộng như vậy, ở giai đoạn này là hơn 20.000 tỷ đồng/phiên trở lên và bây giờ chỉ còn 14.000 – 15.000 tỷ đồng. Đây là cơ hội của nhiều thập kỷ chứ không phải nhiều năm. Tôi nghĩ nhà đầu tư Việt nếu ai vẫn còn tiền ở bên ngoài thì cứ mua dần những doanh nghiệp mà mình thích, những thông tin mình quan tâm”, ông Hoàng nhận định.

Trái nghịch với hiện tượng sôi động của NĐTNN, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 19.000 tỷ đồng trong tháng 11, trong đó có áp lực bán “force sell” tài khoản lớn là lãnh đạo doanh nghiệp.

Bình luận về vấn đề này, ông Long cảm thấy tiếc. Con số bán ròng 19.000 tỷ đồng phần nào đó đến từ áp lực vay margin để trading quá nhiều, đến giai đoạn thị trường giảm sâu, giảm nhanh, sức ép của call margin đến rất nhanh. Đó không chỉ là nhà đầu tư mà còn có thể là chủ doanh nghiệp, những doanh nghiệp khá lớn trên sàn.

Ông Long nhắc lại, thị trường đã từng xảy ra nhiều đợt bán giải chấp, do đã lâu không có một đợt “call margin” lớn như vậy nên chúng ta quên mất quá khứ.

“Cứ như vậy đến mức độ đến một đoạn rẻ quá, người ta nhận ra, với giá này nếu xây doanh nghiệp thì không thể xây được vì giá này quá rẻ, rẻ hơn mình tự làm với doanh nghiệp rất nhiều. Không lý do gì để đứng ngoài mà phải bắt tay vào mua doanh nghiệp. Giai đoạn vừa rồi tôi nghĩ là như vậy, khi thị trường bình tĩnh trở lại thì sức ép call margin lại biến mất, mặc dù trước đây rất mạnh mẽ. Tôi nghĩ giai đoạn call margin mạnh mẽ các chủ doang nghiệp đã qua rồi”, chuyên gia BSC đánh giá.

Theo vị này, ngoài yếu tố thị trường, điểm quan trọng các chủ doanh nghiệp hay những cổ đông qua một thời gian là bắt đầu tái cơ cấu danh mục của mình, chuẩn bị lại nguồn lực. Đây là sức ép để xảy ra hiện tượng như trong suốt thời gian vừa rồi khi thị trường giảm mạnh.

Cùng chung nhận định, ông Hoàng cho rằng gần đây, các công ty như Hải Phát Land được mua lại với khối lượng rất lớn, thúc đẩy khả năng call margin đã qua, khủng hoảng đã qua.

Chủ tịch A+ lưu ý, thanh khoản có liên quan đến tâm lý, khi thị trường đã quay lại 1.000 điểm, tâm lý của nhà đầu tư nhất là F0 và các nhà đầu tư khác nhìn vào nguồn đầu tư của quỹ nước ngoài sẽ an tâm hơn phần nào.

“Người ta cứ nói tiền của quỹ là tiền thông minh, tôi xin các bạn hãy nhớ một điều, các quỹ lớn thì điều hành sau lưng họ vẫn là con người, đừng bao giờ ỷ vào tiền lớn đó là tiền thông minh, có khi họ còn biết ít hơn mình nữa. Dĩ nhiên, con số 19.000 tỷ đồng là rất hay, rất quan tâm, nhưng tôi cũng nói đừng nghe những gì tôi nói, hãy đầu tư cái gì mình biết. Đừng nghe chuyên gia, vì có những chuyên gia nói về mục đích cá nhân của họ nữa”, ông Hoàng chia sẻ.

Các tin khác

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Với động lực từ những mảnh ghép trong hệ sinh thái mở rộng khác biệt, VPBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, sẵn sàng sánh bước cùng những tên tuổi ngân hàng trong khối quốc doanh.
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường,với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động