Biến động tỷ giá USD/VND và áp lực từ chuyện “dân giàu nước mạnh”

03/10/2022 16:50 Tài chính MINH ĐỨC
“Điều khác thường” vẫn đang xẩy ra, nhưng phản ứng đối với biến động tỷ giá USD/VND hiện nay không gây bất ngờ…

Trước biến động của tỷ giá USD/VND, ngày 30/9, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước một lần nữa quyết định tăng mạnh giá bán ra USD, lần thứ hai liên tiếp trong vòng một tháng, từ 23.700 VND lên 23.925 VND.

Như lần tăng trước, giá USD giao ngay trên thị trường liên ngân hàng lại nhanh chóng tiến sát mức giá Nhà điều hành yết bán ra này. Trong phiên đầu tiên “thích ứng” với điều chỉnh trên, giá USD giao ngay trên liên ngân hàng sáng nay (3/10) đã lên 23.905 VND, tức chỉ còn cách ngưỡng bán ra đó 20 VND.

“Điều khác thường” vẫn đang xẩy ra và có hướng phức tạp hơn.

Trước đó, một số chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề tỷ giá từng xem biến động hiện này là “khác thường”. Bởi lẽ theo các tương quan thông thường nhẽ ra VND phải lên giá.

Một là, lãi suất VND cao hơn nhiều lần so với lãi suất USD, dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tiếp tăng mạnh vừa qua.

Trong tháng 6 và 7/2022, nhận diện tình hình kịp thời, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhanh chóng có “hiệu chỉnh chính sách” khi trở lại liên tiếp hút bớt tiền về, gián tiếp để lãi suất VND tăng mạnh trên thị trường liên ngân hàng; bởi trước đó lãi suất VND chỉ quanh 1-1,5%/năm, thấp hơn đáng kể so với lãi suất USD trên cùng thị trường (quanh 2,5%/năm).

Và như vừa qua, NHNN tiếp tục có quyết định tăng đồng loạt các lãi suất điều hành, trong đó có trần lãi suất huy động. Trước và sau điều chỉnh này, lãi suất huy động VND đã tăng khá mạnh, cập nhật mới nhất mức cao nhất một cách thực tế đã lên tới 8,4%/năm (một cách thực tế vì nó đã được áp dụng cho cả những khoản tiền gửi nhỏ thay vì là một “mẹo” các ngân hàng làm tham chiếu tính lãi suất cho vay và chỉ áp cho những khoản gửi cỡ 500 tỷ đồng trở lên).

Trong khi đó trần lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam vẫn áp 0%. Cũng như trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND đã cao gấp nhiều lần so với lãi suất USD. Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao trở nên “khác thường” trong chênh lệch lãi suất như vậy.

Thứ hai, như các chuyên gia đã dẫn giải và phân tích, lạm phát của Việt Nam thấp hơn nhiều so với với lạm phát của Mỹ. Thế nhưng đồng USD vẫn lên giá và VND vẫn mất giá khá mạnh so với USD.

Chưa dừng lại, sau khi đồng USD hạ nhiệt đáng kể, USD Index từ gần 115 điểm hiện xuống còn 112 điểm, cũng như NHNN có loạt điều chỉnh nói trên, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục “khác thường” và tăng lên, theo hướng VND mất giá.

Như một số chuyên gia từng lý giải về sự “khác thường” trên, bên cạnh các cân đối, thì bối cảnh có những yếu tố tác động lớn. Các biến cố địa chính trị, xung đột Nga - Ukraine, rủi ro các thị trường đầu tư bộc lộ… khiến các dòng chảy, các dòng vốn trở nên nhạy cảm; trong đó có xu hướng tìm đến USD để trú ẩn và đồng tiền này càng lên giá.

Ở Việt Nam cũng vậy, phản ứng trong nền kinh tế chính là một áp lực khó đo lường đối với tỷ giá USD/VND; nó tác động tức thời tới cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.

Trước hết, hiện NHNN chưa cập nhật gần hơn dữ liệu về cán cân tổng thể để có thể tham khảo chi tiết hơn trạng thái thặng dư hay thâm hụt và mức độ. Còn theo cập nhật của Tổng cục Thống kê, Việt Nam ước xuất siêu lớn 9 tháng đầu năm nay, riêng ở cán cân thương mại.

Trong giả định nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế, các cân đối vẫn thuận lợi hoặc không quá bất lợi đối với cung - cầu và đối với tỷ giá, thì phản ứng của dân cư và doanh nghiệp trước biến động trở thành một áp lực chính đáng chú ý, bởi nguồn ngoại tệ ở đây tạm rút khỏi lưu thông giao dịch gây mất cân đối cung – cầu và dồn lên tỷ giá...

Sau nhiều năm êm đềm với diễn biến tỷ giá USD/VND, quãng biến động nhanh và mạnh từ cuối tháng 5/2022 đến nay hẳn đánh thức hoạt động đầu cơ ngoại tệ trong nền kinh tế; thực tế cũng đã có những phản ánh người dân tìm cách mua gom ngoại tệ ở ngân hàng đưa ra bán ở thị trường tự do kiếm chênh lệch, hoặc găm giữ chờ giá lên nữa.

Tương tự, doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng có thể “tạm hoãn” giao dịch bán ra, nán hoặc thậm chí găm giữ chờ giá lên; bởi 2-3%, thậm chí cao hơn, trong một thời gian ngắn cũng là một khoản giá trị gia tăng đáng kể.

Ngược lại, không thể quên năm 2021 vừa qua, các doanh nghiệp (và ngân hàng) của Việt Nam đã có một vụ mùa kỷ lục “bắt đáy lãi suất” trong đại dịch, với lượng vay thương mại nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế quy mô lớn… Dĩ nhiên hoạt động này có nghiệp vụ phân tán rủi ro, sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng với biến động hiện nay hẳn đang tạo sức ép đáng chú ý. Cũng như trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động vay tiếp để gối đầu đảo nợ ở đây không còn thuận lợi như trước nữa (nếu có nhu cầu).

Trở lại với hoạt động đầu cơ và găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, áp lực ở đây từng ám ảnh nhiều lần trong quá khứ.

Giai đoạn 2008-2009, khi tỷ giá USD/VND nổi sóng, người viết từng gặp phản ứng từ bạn đọc khi viết về hiện tượng đầu cơ và găm giữ nói trên. Phản ứng đó cho rằng người dân và doanh nghiệp đầu cơ, găm giữ ngoại tệ vì lợi ích của họ, thấy lợi và làm; đó là phản ứng bình thường. Và quan điểm này cho rằng, với hoạt động đó thì cũng là “dân giàu, nước mạnh”, “doanh nghiệp giàu, nền kinh tế càng mạnh”. Còn lại là việc điều hành chính sách thế nào để hạn chế đầu cơ, găm giữ mà thôi.

Chính sách thế nào? Giai đoạn đó, vào năm 2009, câu chuyện “kết hối” nổi bật trong nhiều bình luận của các chuyên gia. Rằng, đối phó với tình trạng găm giữ ngoại tệ, Nhà nước cần kết hối, tức là ra quy định các doanh nghiệp phải bán lại ngoại tệ có trên tài khoản cho ngân hàng.

Tuy nhiên, kết hối là vấn đề phức tạp, nó liên quan đến những điều khoản cam kết quốc tế. Trước đó, vào năm 2005 Việt Nam cũng đã xóa bỏ quy định này.

Gần hơn một chút nữa, năm 2011, tỷ giá USD/VND cũng biến động mạnh và rất căng thẳng. Người quan tâm tỷ giá hẳn luôn nhớ “cú điều chỉnh lịch sử” vào tháng 2/2011. Và ngày 31/5/2011 Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 13, trong đó có quy định về việc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng…

Như trên, kết hối có hai mặt và còn chịu ràng buộc bởi những điều khoản hội nhập. Dĩ nhiên nó có thể được áp dụng mang tính thời điểm, ngắn hạn và trong tình huống đặc biệt…

Trong khi đó, một trong những mối liên hệ quan trọng đối với hoạt động đầu cơ, găm giữ và buôn bán ngoại tệ đã tồn tại hàng chục năm qua đến nay vẫn chưa thể xử lý được một cách triệt để.

Đó là sự tồn tại của thị trường tự do, hay còn gọi “thị trường chợ đen”. Chế tài đã “rút kinh nghiệm” ở giai đoạn trước, quyết liệt khi áp dụng việc tịch thu toàn bộ tang vật liên quan khi phát hiện và xử lý giao dịch vi phạm, song thị trường tự do và giao dịch ngầm vẫn còn đó. Đơn cử, từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã nhiều lần bắt giữ các vụ tuồn ngoại tệ quy mô lớn ra nước ngoài, mà một mục đích thường thấy là để nhập lậu vàng về.

Còn với người dân và các doanh nghiệp, họ phản ứng theo hướng có lợi và trong khuôn khổ pháp luật cho phép hoặc không cấm. Để “rã đông” đầu cơ và găm giữ ngoại tệ thông thường, chính sách cần cân đối lợi ích có liên quan.

Ở đây, như trên, nắm giữ VND đang cho lợi ích lãi suất chênh cao hơn nhiều lần so với nắm USD hưởng lãi suất và chênh lệch tỷ giá. Nhưng đó là quá khứ. Đầu cơ và găm giữ ngoại tệ ngắn hạn hiện nay có kỳ vọng tiếp tục lên giá và hấp dẫn hơn nữa trong tương lai gần. Vậy nên NHNN liệu có cần định hướng kỳ vọng này, lai dắt được nó đến điểm hợp lý hay không?

Một phần câu trả lời còn gắn với bối cảnh phía trước. Fed vẫn “diều hâu”, cũng như định hướng lộ trình tiếp tục tăng lãi suất đến đầu năm 2023. Theo đó, thử thách và áp lực đối với tỷ giá, đầu cơ và găm giữ ngoại tệ với kỳ vọng phía trước, vẫn đang và sẽ là một áp lực đáng chú ý; dù rằng Fed có tăng mạnh lãi suất hơn nữa thì theo nhận định của một chuyên gia, tầm quanh 4,5%/năm vẫn không hẳn là cao trong chuỗi so sánh khoảng 70 năm qua, mà chỉ cao so với đặc thù giai đoạn nới lỏng trước tác động đại dịch vừa qua mà thôi.

Các tin khác

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Với động lực từ những mảnh ghép trong hệ sinh thái mở rộng khác biệt, VPBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, sẵn sàng sánh bước cùng những tên tuổi ngân hàng trong khối quốc doanh.
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường,với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động