Có thể “đóng băng” tài sản chờ khủng hoảng đi qua và phục hồi?
Trước hết, chúng ta phải thấy rằng nguyên tắc trong đầu tư là lời ăn lỗ chịu, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư. Giá và biến động trên thị trường thì không doanh nghiệp nào, không quỹ đầu tư nào có thể kiểm soát được. Với quỹ đầu tư, họ là trung gian và có những cam kết về lợi nhuận, còn rủi ro trên thị trường là không thể kiểm soát hết được.
TÌNH HUỐNG CHƯA CÓ TIỀN LỆ
Thưa ông, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, trong đó có khó khăn về vấn đề thanh khoản. Bộ Tài chính cũng vừa nhận định hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn do yếu tố tâm lý thị trường. Điều này gây áp lực lớn đối với nhà phát hành và quỹ đầu tư, thậm chí rất khó khăn trong mua lại và thanh toán. Ông nhìn nhận tình hình này như thế nào?
Đây là tình huống chưa có tiền lệ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam đang gần như đóng băng, khi trái phiếu cũ muốn bán nhưng không có người mua, còn trái phiếu phát hành mới thì gần như không có trong tháng 10 vừa qua.
Niềm tin của nhà đầu tư hiện tại đã xuống rất thấp. Họ thấy giá trị trái phiếu của mình ngày càng suy giảm mà không bán được thì niềm tin đó ngày càng xuống thấp. Rồi những trường hợp như trái phiếu ở vụ việc Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… đến nay vẫn không được thanh toán thì lại càng gây thêm lo lắng.
Với nhà phát hành, Nghị định 65 về phát hành TPDN riêng lẻ quy định nếu việc phát hành sai quy định thì nhà phát hành phải mua lại trước hạn. Nhiều nhà phát hành đang lo lắng là đối tượng của cơ quan điều tra và có thể bị xử lý pháp lý. Trong khi đó, các nguồn tiền để mua lại đang bị khép lại, tạo một sự bất an rất lớn cho nhiều nhà phát hành.
Vậy có giải pháp chung mang tính tổng thể cho những trường hợp gặp khó khăn trong thanh toán không, thưa ông?
Tôi đã đề xuất Chính phủ triển khai một chương trình hoãn nợ TPDN trong thời gian 1 năm. Chương trình này để tránhviệc các nhà đầu tư có thể yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản và việc này có thể lan toả trở thành một phản ứng dây chuyền kiểu domino.
Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình hoãn nợ trong 1 năm chỉ áp dụng đối với các nhà phát hành đúng quy định.
Nước xa khó cứu lửa gần. Trước khi có thể có chương trình hỗ trợ từ Chính phủ thì làm sao để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư cũng như niềm tin của họ, thưa ông?
Trước hết chúng ta phải thấy rằng nguyên tắc trong đầu tư là lời ăn lỗ chịu, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư. Giá và biến động trên thị trường thì không doanh nghiệp nào, không quỹ đầu tư nào có thể kiểm soát được. Còn với các quỹ đầu tư, họ là trung gian giao dịch trên thị trường chứng khoán. Họ dùng tiền của nhà đầu tư để đầu tư theo khẩu vị rủi ro cùa nhà đầu tư, nhưng thông thường không cam kết lợi nhuận và không bảo đảm các khoản đầu tư không bị mất vốn.
CHÍNH PHỦ VÀO CUỘC KHI CẦN
Trong trường hợp tạm ngừng giao dịch, tạm “đóng băng” tài sản như đề cập ở trên như một cách bảo toàn cho nhà đầu tư, ông thấy triển vọng của hướng bảo toàn đó như thế nào?
Trước hết chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, những khó khăn, thậm chí khủng hoảng niềm tin hiện nay trên thị trường TPDN là do những tác động khách quan từ bên ngoài. Điển hình như loạt tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm chao đảo thị trường chứng khoán trong nước.
Thât ra, những biễn chuyển trên thị trường chứng khoán hiện nay là tổng hòa tác động từ bên trong và bên ngoài. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến một hiện tượng tương tự trong quá khữ
Nếu so với các cuộc khủng hoảng trước đây, mức độ của cuộc khủng hoảng hiện nay quả là rất khác. htị trường chứng khoán hiện nay có một quy mô lớn hơn trước rất nhiều, nên tính phức tạp cũng lớn hơn. Giờ với cả một hệ thống các thị trường tài chính lớn và phức tạp như vậy, tính lan truyền nhanh và khó khăn trở nên gấp bội.
Riêng về thị trường TPDN phát hành riêng lẻ, Nghị định 65 vừa ban hành đưa ra nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Mua bán trái phiếu là hoạt động dân sự và như vậy Chính phủ không thể xen vào.
Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt thì Chính phủ phải vào cuộc vì mục đích bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Trong nhiều trường hợp trên thế giới, khi một quốc gia gặp khó khăn tài chính, các quốc gia chủ nợ có thể tạm hoãn trả nợ để quốc gia đi vay từng bước xử lý nội bộ và khôi phục khả năng trả nợ..
Ông nói gì về hướng khủng hoảng đi qua và phục hồi trong tương lai?
Mọi cuộc khủng hoảng rồi sẽ đi qua. Vấn đề là thời gian và cần thời gian. Thị trường cũng không thể suy giảm và đi xuống mãi được. Đến một điểm nào đó, Chính phủ phải vào cuộc như việc bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và nền kinh tế.
Tôi cho rằng nhà đầu tư cũng cần cân nhắc các tình huống. Với những nhà đầu tư chịu đựng được lúc này thì nên kiềm chế các quyết định vội vã của mình, như vậy vừa bất lợi cho nhà phát hành, cho quỹ đầu tư vừa bất lợi cho chính mình, bởi thị trường không thể đi xuống mãi được và các cuộc khủng hoảng rồi sẽ đi qua.
Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu không phải nhà đầu tư nào cũng có sức chịu đựng. Nhiều nhà đầu tư cá nhân tích cóp cả đời nhưng bỗng thấy tài sản đầu tư của mình bốc hơi nhanh chóng. Trường hợp đã xảy ra ở diện rộng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi các quỹ hưu trí ở Mỹ sụp đổ hàng loạt.
Nhưng như trên tôi đã nói, đầu tư là lời ăn lỗ chịu, đầu tư có rủi ro và chấp nhận sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, thị trường tài chính của Việt Nam là một thị trường còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Để hổ trợ thị trương phục hồi nhanh chóng và tránh gây thiệt hại cho các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm, việc vào cuộc mau chóng của Chính phủ là điều cần thiết.
Xin cảm ơn TS. Nguyễn Trí Hiếu!