Điểm danh loạt thương vụ M&A đình đám của thị trường bất động sản

26/07/2022 13:46 Thị Trường Vân Phong
Bất động sản văn phòng, công nghiệp và khu đất phát triển dự án lần lượt chiếm 39%, 35% và 26% tổng giá trị các thương vụ.
Nguồn: Cushman & Wakefield
Nguồn: Cushman & Wakefield

Bất chấp tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực đang chững lại, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vào quý 2/2022 đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm qua với 7,72%.

Việt Nam ghi nhận một kỷ lục mới với 10,06 tỷ USD vốn từ nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua; trong đó, bất động sản là phân khúc đứng thứ hai, chiếm 26% tổng vốn với các nhà đầu tư hàng đầu đến từ Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thời gian qua, hàng loạt vấn đề tồn tại liên quan đến thị trường bất động sản như hoạt động đầu tư, thủ tục pháp lý vì hệ thống pháp luật liên quan hiện đang dần hoàn thiện nhằm hạn chế mâu thuẫn giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư. Điều này phần nào gỡ bỏ nhiều rào cản hiện hữu cho các hoạt động M&A bất động sản trong năm nay. Chính vì thế, thời gian vừa qua đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A bất động sản đáng chú ý tại nhiều phân khúc khác nhau.

Cụ thể, đối với mảng bất động sản văn phòng, thời gian qua nổi lên với thương vụ Viva Land mua lại tòa nhà văn phòng Capital Place - tòa nhà văn phòng hạng A thuộc khu vực trung tâm Hà Nội với giá 550 triệu USD từ CapitaLand Development. Dự án văn phòng cao cấp này là hai tòa tháp văn phòng cao 37 tầng, được lựa chọn đặt văn phòng chính của nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Hà Nội.

Trước đó không lâu, Viva Land cũng đã mua lại thành công tòa nhà Saigon One Tower và đổi tên thành IFC One, Saigon. Dự án có có vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, TP.HCM, thiết kế là tòa nhà thương mại gồm văn phòng, căn hộ chung cư và trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn 124.100 m2.

Riêng về phân khúc nhà ở, thị trường cũng đã chứng kiến loạt thương vụ ‘bom tấn’, điển hình là tập đoàn Novaland mua lại dự án Kenton Node và đổi tên thành dự án căn hộ cao cấp Grand Sentosa với hơn 1.640 căn hộ tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM từ Công ty TNHH Xây dựng sản xuất Thương mại Tài Nguyên.

Một thương vụ đáng chú ý khác là Masterise Homes thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An với tên gọi mới là The Global City. Dư án có quy mô rộng 117 ha, nằm cạnh khu phức hợp Saigon Sports City và tiếp giáp với cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

Thông tin mới nhất gần đây, quỹ đầu tư Hoa Kỳ Warburg Pincus đã công bố việc rót khoản vốn đầu tư 250 triệu USD vào Novaland, nhằm gia tăng quỹ đất và phát triển các dự án hiện hữu của Novaland tại các vị trí chiến lược, tận dụng cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện ở miền Nam. Hai quỹ đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài VinaCapital và Dragon Capital cũng thông báo việc đầu tư 103 triệu USD vào Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land.

Tuy nhiên, phân khúc ‘nóng’ nhất trên thị trường vẫn tiếp tục là bất động sản công nghiệp, chiếm 35% tổng giá trị các giao dịch với hàng loạt các thương vụ nổi bật.

Đầu tháng 1 năm 2022 đánh dấu sự khởi đầu một năm rộn ràng của thị trường bất động sản Việt Nam với thông báo từ GLP, nhà quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hậu cần, cơ sở hạ tầng dữ liệu và năng lượng tái tạo, thành lập GLP Vietnam Development Partners I với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD, vào sáu dự án trung tâm logistics có tổng diện tích lên đến 900,000 m2.

Tiếp đến, trong tháng 2, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW, nhà phát triển bất động sản công nghiệp do Warburg Pincus và Becamex IDC đồng sáng lập đã công bố việc mua lại khoảng 74.000m2 đất tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở tỉnh Quảng Ninh, do DEEP C phát triển.

CapitaLand Development cũng thông báo việc kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh Bắc Giang. Hai bên sẽ đẩy mạnh phát triển dự án khu đô thị - công nghiệp - logistics có tổng diện tích hơn 400 ha trên toàn tỉnh với giá trị cam kết đầu tư 1 tỷ USD (tương đương 22.700 tỷ đồng).

Trong số những giao dịch đáng chú ý gần đây còn có việc Công ty TNHH Boustead Projects đã mua lại 49% cổ phần trong Công ty cổ phần Công Nghiệp Logistics KTG & Boustead tại khu công nghiệp Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh với giá 6,9 triệu USD.

Ngoài các loại hình bất động sản truyền thống, trong tháng 6, một thương vụ đầu tư vào bất động sản trung tâm dữ liệu cũng được công bố bởi tổ chức đầu tư tư nhân Gaw Capital Partners có trụ sở tại Hong Kong với dự án Trung tâm dữ liệu cấp độ 3 với diện tích 6.056 m2 tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều luồng quan tâm mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các dự án tạo ra lợi nhuận.

Sự phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân đã cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các thương vụ M&A. Những nhà đầu tư này không ngừng tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có danh tiếng tốt. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì việc mua khu đất phát triển dự án sẽ được ưu tiên hơn.

“Có thể nói tất cả các phân khúc trên thị trường đều sẽ được quan tâm xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng phân khúc nhà ở và công nghiệp sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm nhất từ nhà đầu tư cũng như chủ đầu tư tại thị trường TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận”, bà Trang nhấn mạnh.

Các tin khác

“Năm 2025, chúng ta sẽ có bản đồ giá đất đai”

“Năm 2025, chúng ta sẽ có bản đồ giá đất đai”

Năm 2025, chúng ta sẽ có cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có bản đồ về giá đất đai. Khi hoàn thành xong việc đo đạc, các thửa đất đều thể hiện trên bản đồ địa chính, gắn với giá đất thu thập hàng ngày.
Thị trường nhà gắn liền với đất sẽ tiếp tục “gặp khó” về nguồn cung?

Thị trường nhà gắn liền với đất sẽ tiếp tục “gặp khó” về nguồn cung?

Từ nay đến 2025, nguồn cung Hà Nội là 8.000 căn, trong khi TPHCM chỉ 600 căn. Nguồn cung hạn chế sẽ dẫn tới xu hướng các nhà đầu tư bất động sản có xu hướng đi ra khu vực khác để đầu tư thay vì chỉ tập trung ở TPHCM, theo CBRE.
Chung cư là phân khúc bất động sản duy nhất có lượng quan tâm tăng

Chung cư là phân khúc bất động sản duy nhất có lượng quan tâm tăng

Trong 7 tháng đầu năm nay, chung cư là loại hình BĐS duy nhất của Hà Nội có lượng quan tâm tăng; trong đó, các phân khúc căn hộ bình dân, trung cấp và cao cấp lần lượt tăng 3%, 9% và 2%.
Giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng nhưng không quá cao

Giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng nhưng không quá cao

Dự kiến, từ nay đến năm 2025, các chủ đầu tư sẽ tung ra thị trường những dự án mới. Giá sẽ tiếp tục tăng nhưng không quá cao, theo CBRE.
Thị trường bất động sản "gặp khó” vì chênh lệch cung cầu: Làm gì để vực dậy

Thị trường bất động sản "gặp khó” vì chênh lệch cung cầu: Làm gì để vực dậy

Thời điểm hiện nay, chưa nên quy định “sở hữu căn hộ nhà chung cư có thời hạn (50 năm, 70 năm)” để phù hợp tâm tư, nguyện vọng của người dân muốn được sở hữu căn hộ nhà chung cư đi đôi với quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài để không gây biến động trên thị trường bất động sản...
Sức ép nào đang đẩy giá bất động sản liên tục tăng cao?

Sức ép nào đang đẩy giá bất động sản liên tục tăng cao?

Lý do giá bất động sản tăng thể hiện ở nguồn hàng hiện nay đang rất thiếu, dự án đang đình trệ, thậm chí có cả những dự án chưa đưa vào thị trường, hiện có các dự án găm đất đai, chưa muốn đưa vào , theo chuyên gia.
Khan hiếm nguồn cung, người mua nhà quay ra tìm kiếm căn hộ sơ cấp

Khan hiếm nguồn cung, người mua nhà quay ra tìm kiếm căn hộ sơ cấp

Việc hạn chế về nguồn cung mới sẽ đẩy người mua sang lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường, theo chuyên gia Savills.
Hàng loạt “ông lớn” vào cuộc, “cơn khát” nhà giá rẻ sắp kết thúc?

Hàng loạt “ông lớn” vào cuộc, “cơn khát” nhà giá rẻ sắp kết thúc?

Tin vui đến với những người có thu nhập thấp là tại “ Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp” diễn ra sáng 1/8, nhiều “ông lớn” bất động sản đã cam kết sẽ xây dựng 1,2 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong những năm tới.
Chủ tịch Vinhomes nói gì về việc xây dựng hàng nghìn căn nhà xã hội?

Chủ tịch Vinhomes nói gì về việc xây dựng hàng nghìn căn nhà xã hội?

Đó là khẳng định của ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinhomes tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp do Thủ tướng Chính phủ chủ trì sáng nay.
Nhiều phân khúc bất động sản “vắng bóng” hàng tồn kho, vì sao?

Nhiều phân khúc bất động sản “vắng bóng” hàng tồn kho, vì sao?

6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao, dấn đến các phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ, đất nền hầu như không phát sinh lượng tồn kho.
Mức độ tăng giá bất động sản có dấu hiệu chững lại

Mức độ tăng giá bất động sản có dấu hiệu chững lại

Thông tin trên được Bộ Xây dựng cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản quý 2/2022 vừa được phát hành.
Bộ Xây dựng yêu cầu chia sẻ dữ liệu về thị trường bất động sản

Bộ Xây dựng yêu cầu chia sẻ dữ liệu về thị trường bất động sản

Sở Xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn quản lý nhà ở và thị trường bất động các địa phương được giao chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật.
Giá nhà ở Hà Nội liên tục leo thang, vì sao?

Giá nhà ở Hà Nội liên tục leo thang, vì sao?

Các loại hình bất động sản nhà ở vẫn luôn được đánh giá là một kênh đầu tư có tiềm năng sinh lời tốt, theo chuyên gia Savills.
“Ông lớn” nước ngoài đổ xô gia nhập, thị trường bán lẻ dần khôi phục

“Ông lớn” nước ngoài đổ xô gia nhập, thị trường bán lẻ dần khôi phục

Trong quý 2/2022, một loạt các “ông lớn” nước ngoài đã khai trương thêm cửa hàng hoặc thông báo kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động ở Việt Nam đang giúp thị trường bán lẻ dần khôi phục và sôi động hơn.
Giá đất nền đã tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2015

Giá đất nền đã tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2015

Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng; trong đó, giá căn hộ chung cư tăng bình quân khoảng 5-7%, giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2015, theo Bộ Xây dựng.
Cầu rớt mạnh, giá đất nền sẽ giảm sốc vào cuối năm 2022?

Cầu rớt mạnh, giá đất nền sẽ giảm sốc vào cuối năm 2022?

Các yếu tố hỗ trợ thị trường như một số địa phương nới lỏng tiêu chí tách thửa đất và Tổng cục Thuế yêu cầu các địa phương không trả lại hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản sẽ kích thích thị trường đất nền phát triển, theo chuyên gia.
Có nên "lướt sóng" bất động sản quanh đường vành đai 4?

Có nên "lướt sóng" bất động sản quanh đường vành đai 4?

Theo chuyên gia, những khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch dù có khả năng mang đến tiềm năng đầu tư nhưng vẫn có thể tiềm ẩn các rủi ro.
Người dân được khai thác dữ liệu gì về thị trường bất động sản từ 15/8?

Người dân được khai thác dữ liệu gì về thị trường bất động sản từ 15/8?

Đối với dự án, thông tin được cung cấp, gồm: Thông tin chung về dự án, chủ đầu tư, vị trị, pháp lý, quy hoạch chi tiết 1/500, giấy phép xây dựng, thông báo dự án đủ điều kiện bán nhà…
Thị trường bất động sản sẽ "bùng nổ" sau khi dữ liệu nhà ở được công bố?

Thị trường bất động sản sẽ "bùng nổ" sau khi dữ liệu nhà ở được công bố?

Việc dữ liệu được chia sẻ công khai sẽ giúp quy mô thị trường bất động sản được mở rộng, qua đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư ở mọi cấp độ rót vốn vào thị trường mạnh mẽ hơn, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định.
Nguồn cung văn phòng tại Hà Nội sẽ tăng mạnh trong 3 năm tới

Nguồn cung văn phòng tại Hà Nội sẽ tăng mạnh trong 3 năm tới

Dự kiến, nguồn cung văn phòng của Hà Nội trong vòng 3-5 năm tới tăng trưởng rất mạnh, tập trung vào hạng A và hạng B, trải dài tại khu vực quận Ba Đình, Tây Hồ và phía Tây Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động