Ngân hàng Nhà nước đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB |
Một điểm giao dịch của Ngân hàng SCB. Ảnh minh hoạ. |
Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới đây khẳng định, việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 43 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Nghị quyết được ban hành tại kỳ họp bất thường với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo cho biết, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12% - mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; sang năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng là mức khá cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.
Về lãi suất, Chính phủ cho rằng áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng mạnh lãi suất và đồng đô la tăng giá rất mạnh; vào thời điểm tháng 9 - 10/2022, đồng Việt Nam đã chịu áp lực mất giá lên đến 9-10%.
Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh việc rút tiền hàng loạt tại SCB là các yếu tố tổng hợp làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Trong bối cảnh đầy thách thức với sức ép lớn đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành với mức tăng 0,8-2%/năm trong tháng 9 và 10/2022 nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
“Việc tăng lãi suất là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước cũng như bối cảnh quốc tế khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế”, Chính phủ khẳng định.
Năm 2023, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo cao, từ tháng 3/2023, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm.
Về các chính sách tài khóa, đã miễn thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, thuế suất thuế giá trị gia tăng và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trong phạm vi của chương trình trong năm 2022 là 61.000 tỷ đồng, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước.
Xem xét chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm
Chính phủ kiến nghị Quốc hội kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của chương trình. Cụ thể, trong số 272 dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư của chương trình, hiện nay còn 107 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn được giao, trong đó có một số dự án được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp.
Do đó, Chính phủ kiến nghị đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của chương trình đến hết năm 2025.
Số vốn đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến hết năm 2025 của từng dự án cụ thể sẽ được Chính phủ tổng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay.
Về việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, sự cần thiết, khả năng bảo đảm nguồn thu của ngân sách trung ương để tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trong báo cáo gửi Quốc hội vào tháng 10/2023, NHNN cho biết, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB cùng Ban Kiểm soát đặc biệt SCB, NHNN thời điểm này đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định. Trước đó, tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải có báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý SCB trong tháng 9, không để chậm trễ hơn. Cũng về vấn đề xử lý ngân hàng yếu, NHNN cũng đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). Đồng thời, NHNN tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc, trình Chính phủ phê duyệt. NHNN cũng cho biết, đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc triển khai thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và phối hợp với tổ chức tư vấn để thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi các tổ chức tư vấn định giá phát hành chứng thư thẩm định giá, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá doanh nghiệp của 3 ngân hàng mua bắt buộc. Kiểm toán Nhà nước đang làm việc với NHNN, 3 ngân hàng mua bắt buộc, đơn vị tư vấn để đối chiếu số liệu kiểm toán trước khi gửi NHNN báo cáo kết quả kiểm toán theo quy định. Tháng 1/2024, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tái cơ cấu nền kinh tế cho biết trong lĩnh vực ngân hàng, cho biết, NHNN đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định. |
Lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm từ đầu năm đến nay. |
SCB tiếp tục đóng cửa nhiều phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông thông báo chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại TP HCM trong tháng 12. |