Báo cáo tài chính 2022 hé lộ bức tranh nợ xấu của một số ngân hàng
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh quý IV của các ngân hàng thương mại cho thấy ngành ngân hàng đã đạt được thành tựu lớn trong năm 2022 khi lãi trước thuế ghi nhận tăng cao. Có những ngân hàng ghi nhận vượt 20% kế hoạch năm 2022, đó là Vietcombank.
Theo đó, cả năm 2022, hoạt động chính của Vietcombank tăng 26% so với năm trước, thu được gần 53.246 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
BCTC hợp nhất quý IV của Vietcombank |
Hoạt động kinh doanh ngoại hối thu được khoản lãi gần 5.768 tỷ đồng, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là 81.595 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 85.235 tỷ đồng. Còn ở chiều ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 115.193 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi hơn 137 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm đạt hơn 46.822 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm trước. Thêm vào đó, trong năm, Vietcombank giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 17%, chỉ còn 9.464 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng thu được 37.358 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 26,4%.
Năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu lãi trước thuế tối thiểu tăng 12% so với kết quả năm 2021, tương đương 30.675 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng đã vượt hơn 20% mục tiêu lợi nhuận. Và đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Vietcombank lãi trên tỷ đô.
Tuy nhiên, chất lượng nợ vay là một trong những điểm trừ trong bức tranh kinh doanh năm 2022 của Vietcombank. Tổng nợ xấu cuối năm tăng 16% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tới 6.623 tỷ đồng, tăng 33%.
Chất lượng nợ vay của VCB |
Không chỉ có Vietcombank, ngân hàng Techcombank cũng được ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp báo lãi tỷ đô. Năm 2021 Techcombank lãi trước thuế trên 23.200 tỷ đồng và năm 2022 này báo tãi tăng trưởng hơn 10% lên 25.568 tỷ đồng - số lãi kỷ lục của ngân hàng này. Xét về vị thế lợi nhuận trong nhóm ngân hàng, năm 2022 Techcombank cũng là ngân hàng lãi lớn thứ 2 sau Vietcombank.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần cả năm đạt gần 30.300 tỷ đồng, tăng 3.600 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2022 đạt 420.523 tỷ đồng, tăng hơn 73.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ an toàn cũng rất cao khi nợ xấu thấp. Nợ có khả năng mất vốn 999 tỷ đồng; nợ nghi ngờ hơn 1.131 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn 1.686 tỷ đồng; nợ cần chú ý hơn 8.733 tỷ đồng, còn lại là nợ đủ tiêu chuẩn gần 408.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV Techcombank |
Tính đến ngày 3/12/2022, tổng tài sản ngân hàng đạt 699.000 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Danh mục tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Cụ thể, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 226,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,1% danh mục tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng.
Với những chỉ số phát triển bền vững, Techcombank đánh dấu sự chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay khách hàng cá nhân
Techcombank đã cân đối theo chỉ tiêu tín dụng 14,5% được NHNN cấp, theo đó tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 9,9%, đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% dư nợ tín dụng toàn ngân hàng.
Tổng tiền gửi tại ngày 31/12/2022 là 358,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 225,9 nghìn tỷ đồng, tăng 44,9% so với cùng kỳ và số dư CASA đạt 132,5 nghìn tỷ đồng.
Cũng nằm trong nhóm ngân hàng top đầu, BIDV thu được 23,058 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 70% so với năm trước.
Hoạt động chính của BIDV trong năm 2022 mang về gần 56.064 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 20% so với năm trước. Kinh doanh ngoại hối cũng giúp BIDV thu được hơn 3.140 tỷ đồng tiền lãi, tăng 66%. Mua bán chứng khoán đầu tư thu được số lãi gần 259 tỷ đồng, tăng 25%.
Chiều ngược lại, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 14% còn gần 5.659 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác giảm 32%, còn 4.212 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ gần 32 tỷ đồng, trong khi năm trước có lãi hơn 586 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV đạt hơn 47.045 tỷ đồng, chỉ tăng 9%; cộng với việc giảm 19% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 23.988 tỷ đồng, BIDV báo lãi trước thuế tăng 70% so với năm trước, thu được gần 23.058 tỷ đồng.
Năm 2022, BIDV đặt mục tiêu đạt 20.600 tỷ đồng lãi trước thuế, như vậy ngân hàng đã vượt 12% kế hoạch.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 của BIDV (Nguồn ảnh: Vietstock) |
Quy mô tổng tài sản vào cuối năm 2022 tăng 20% so với đầu năm, đưa BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản cao nhất hệ thống, vượt 2,12 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 63% (111.418 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác tăng 82% (203.435 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 12% (1,52 triệu tỷ đồng)…
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2022 ghi nhận 17.622 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ có khả năng mất vốn. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ mức 1% đầu năm tăng lên 1,16%.
Còn tại ngân hàng ACB báo lãi trước thuế năm 2022 hơn 17.114 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước, nhờ tăng thu nhập khác và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng ACB giảm so với năm trước |
Năm 2022, hoạt động chính của ACB tăng 24% so với năm trước, thu về 23.534 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22% (3.526 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 20% (1.048 tỷ đồng). Đáng chú ý, hoạt động khác thu được khoản lãi gần 990 tỷ đồng, gấp 7 lần năm trước.
Trong năm, ACB chỉ dành gần 71 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi năm trước trích đến 3.336 tỷ đồng. Do đó, ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 17.114 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước. So với kế hoạch 15.018 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm, ACB đã vượt 14% chỉ tiêu.
Chất lượng nợ vay tại thời điểm cuối năm 2022 cải thiện hơn so với đầu năm. Tổng nợ xấu tăng nhẹ 9%, chiếm 3.045 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm mạnh. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ mức 0,78% đầu năm xuống còn 0,74%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức trên 155%.
Tỷ lệ LDR đạt 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 20%. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 riêng lẻ của ACB đạt 12,2% và 12,8%.
Nhờ thực hiện chuyển đổi số, áp dụng vào danh mục sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số, ACB tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn và thúc đẩy doanh số giao dịch online tăng 60%. Trong năm qua, ACB cũng đã chào đón thêm hơn 1 triệu khách hàng mới.