Bất động sản đến thời giảm giá và mùa của "thợ săn"?

08/07/2022 00:30 Nhà ở Huyền Châm
Thị trường không quá tiêu cực. Có nhiều "thợ săn" chứ không phải ít ai quan tâm. Cơ hội dành cho nhà đầu tư trung dài hạn, là nhóm dẫn dắt thị trường thời gian tới…
Các chuyên gia chia sẻ tại sự kiện
Các chuyên gia chia sẻ tại sự kiện

Nhận định được đưa ra tại sự kiện Báo cáo thị trường Bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận 6 tháng đầu năm 2022 vừa được DKRA Việt Nam tổ chức ngày 07/7.

Sơ cấp khó giảm, thứ cấp giảm cục bộ

Lý giải về việc giá bất động sản sơ cấp tăng mạnh, ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Việt Nam đưa ra 3 yếu tố.

Thứ nhất, các dự án mới ra không điều chỉnh giảm giá, nguyên nhân căn bản do chi phí đầu vào không có hạng mục nào giảm, đặc biệt liên quan chi phí mua đất, tiền sử dụng đất.

Ông Lâm nêu, đất đai các tỉnh thành nhận quan tâm đầu tư của nhiều người, kể cả vùng xa, gần đây khắp nơi giá đất gia tăng. Giá đất tăng làm cho chi phí mua đất của chủ đầu tư tăng lên.

“Tôi đầu tư 3, 4 năm trước ở Long An, giá đất nông nghiệp khi đó 300.000-400.000 đồng/m2, nay lên tới 3-4 triệu mà người dân vẫn không chịu. Giá tăng khiến chi phí đầu vào cao, chưa tính chi phí khác cũng gia tăng 15-30%. Mọi thứ đều tăng, đó là yếu tố căn bản làm cho giá sơ cấp cao”, lãnh đạo DKRA chia sẻ.

Nguyên nhân thứ hai là cầu thị trường cao, ở đây là cầu ở thị trường bền vững không phải những khu vực mới nổi hay sốt đất.

“Tôi ít quan tâm vùng sốt đất, không đến đó để đầu tư, kiếm lợi nhuận, chỉ tham gia khu phát triển bền vững như vùng TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang… độ hấp dẫn, tính ổn định cao. Những thị trường này với nền tảng cơ sở tạo cơ hội phát triển vền vững, nhu cầu thực tiễn cao. Ở TP.HCM bài toán điều chỉnh giá nhưng nhu cầu lúc nào cũng cao”, ông Lâm cho biết.

Lý do thứ ba, theo vị này là do nguồn cung mới dựa vào yếu tố pháp lý tạo dự án mới không nhanh, nhiều như trước. Các dự án đưa ra thị trường hạn chế, kể cả TP.HCM.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Vietnam nói rõ hơn về 2 yếu tố cung - cầu trên thị trường hiện nay.

Về cung, với chi phí đầu vào tăng, siết vốn, pháp lý dẫn tới cung giảm.

Về cầu, vị này đề cập tới chỉ số mức độ quan tâm bất động sản. Chỉ số này trong 2019 là 100 điểm, tăng đều và đạt đỉnh vào tháng 3/2021, lên 225 điểm. Hiện chỉ số là 145, mức độ quan tâm có giảm so với đỉnh những vẫn lớn hơn nhiều so với trước dịch.

“Lượng sản phẩm đưa ra thị trường chưa hồi phục như trước dịch. Cung giảm trong khi cầu vẫn lớn nên giá bất động sản sơ cấp vẫn ở mức cao”, ông Thắng nêu.

Với bất động sản thứ cấp, ông Thắng cho biết có sự sụt giảm về mức độ quan tâm của các loại hình so với trước dịch. Cụ thể với đất nền, khu vực miền Bắc và Nam giảm độ quan tâm từ 13-17% so với cùng kỳ nhưng miền Trung tăng lên. Một số khu vực như Tây Ninh, Khánh Hòa có mức độ quan tâm tăng, giá không giảm. Có sự giảm giá cục bộ ở một số địa phương, ở phân khúc do yếu tố ngắn hạn lướt sóng sử dụng vốn vay, mức giảm 10-20%. Kịch bản này có thể duy trì tới cuối năm.

Với nhà phố thổ cư có sự quan tâm tìm kiếm bất động sản nhiều hơn, giá nhà đất trung tâm ở Hà Nội, TP.HCM tăng.

Đặc biệt phân khúc bất động cho thuê hiện tại đã hồi phục. Lý do GDP tăng, FDI kỷ lục dẫn tới nhu cầu kinh doanh, mở rộng tăng lên. Giá cho thuê cả chung cư, nhà phố đều đã tăng lên. Tỷ suất lợi nhuận cho thuê nhà phố khoảng 3%, chung cư trên dưới 4%.

Người này khó, người kia có cơ hội

Về việc Ngân hàng Nhà nước "siết" tín dụng bất động sản và phát hành trái phiếu, TS. Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế cho rằng, quan sát cho thấy không phải thắt chặt mà là kiểm soát. Ông lấy ví dụ, thắt chặt, nếu Chính phủ cho chỉ tiêu ban đầu 12% nhưng giờ giảm xuống còn 10% mới là thắt chặt. Hiện chưa có chỉ tiêu giảm tăng trưởng tín dụng, như vậy không gọi là thắt chặt.

Theo chuyên gia này, giai đoạn 2020-2021 hệ thống NHTM có hiện tượng “ngựa quen đường cũ” trong hoạt động cho vay. Điều này diễn ra gần giống giai đoạn 2012, cho vay những công ty thân thuộc là bất động sản, có thể nói vượt quá yếu tố an toàn hệ thống.

“Có hai giả định. Một là những công ty trong hệ thống sinh thái của ngân hàng. Hai là ngân hàng cho thấy cho vay bất động sản “êm hơn”. Hệ quả thật sự là làm cho nguồn vốn nguồn vốn tín dụng đổ quá nhiều vào bất động sản, gồm hai nguồn cho vay trực tiếp và mua trái phiếu bất động sản làm tăng rủi ro. Hệ quả Chính phủ kiểm soát hoạt động cho vay tại các NHTM, đây là hệ quả chứ không phải chủ trương, đã là hệ quả phải làm”, TS. Hiển cho biết.

Ông Hiển cho rằng, thị trường khó khăn do những nhà đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư thâm dụng vốn gặp khó khăn. Và nếu đúng như vậy, vị này cho rằng nhà nước sẽ không nới tín dụng.

“Hơn 800.000 tỷ đồng đưa vào bất động sản, trong khi nhà đầu tư được vay tới 80% giá trị sản phẩm. Vốn tập trung đến lúc nào đó mất thanh khoản làm cho không thu hồi lại được, đó là lý do tại sao thấy khó khăn vốn cho bất động sản. Giai đoạn 2020-2021 thị trường vẫn dựa trên vốn, dựa trên lướt sóng, khi vốn không được bơm nhiều thì thị trường ngộp”, ông Hiển nêu quan điểm.

Theo ông Hiển, đã ghi nhận công ty bất động sản, nhà đầu tư bất động sản trong đó có nhà đầu tư cá nhân chân chính gặp “tai nạn” với việc kiểm soát tín dụng. Những nhà đầu tư cá nhân này sau khi cọc, nhưng sau không vay được.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, với nhà đầu tư không bị mất thanh khoản, không ngộp đang tìm kiếm những lô đất mềm hơn để mua, bởi người này khó, người kia có cơ hội.

Thị trường không quá tiêu cực

TS. Hiển đề cập một số xu thế đầu tư cuối năm 2022 và 2023. Vị này cho rằng, sẽ có điều chỉnh về giá ở những khu vực đã tăng “nóng” giai đoạn vừa qua, những bất động sản phân lô vùng xa bị đẩy giá lên tới 100% hiện “đứng hình”, thanh khoản giảm mạnh sẽ phải giảm giá cắt lỗ từ 30-40%.

“Bất động sản du lịch có những nỗ lực nhưng chưa thực sự được nhà đầu tư quan tâm rộng rãi; thị trường TP.HCM và khu vực phụ cận được quan tâm nhiều; bất động sản khu vực động lực kinh tế phía nam hướng biển vẫn có cơ hội; phong trào đầu tư farmstay suy thoái, trừ một số ít khu vực…”, chuyên gia này nhận định.

Cùng quan điểm, ông Võ Hồng Thắng cho rằng, trong 6 tháng tới, ở phân khúc đất nền, sản phẩm pháp lý hoàn chỉnh về cơ bản giá không giảm, chỉ giảm cục bộ ở phân khúc trong 2020 tăng “nóng” nhưng không có yếu tố động lực cơ bản tăng trưởng. Động lực gồm cơ sở hạ tầng cứng gồm điện, đường, trường, trạm… và cơ sở hạ tầng mềm như tăng dân số cơ học, tiềm năng trong 1-2 năm.

“Các phân khúc, khu vực sốt nóng sẽ giảm giá. Một số nhà đầu tư lướt sóng tạm cắt lỗ. Từ giờ tới cuối năm là sự điều chỉnh cần thiết của thị trường để phát triển bền vững trong tương lai”, ông Thắng nhận định.

Còn theo ông Phạm Lâm, thị trường bất động sản thời điểm này có vài vấn đề cần lưu ý.

Một, là cơ hội tốt để những người đầu tư trung dài hạn, lựa bất động sản ở vùng phát triển. Trước đây, nhà đầu tư chọn căn như ý khó, giờ là thời điểm tốt lựa chọn sản phẩm tốt.

Hai, bất động sản pháp lý an toàn. Sau thời gian điều chỉnh, nhận ra pháp lý là quan trọng.

Ba, chọn bất động sản có giá trị khai thác, tức ở vùng phát triển. Ví dụ mua căn hộ có thể khai thác cho thuê được.

Bốn, với các dự án đang phát triển chưa hình thành, có cơ hội đầu tư trong tương lai thì cần quan tâm thương hiệu, uy tín nhà phát triển. Bởi khi thị trường có chuyện, mọi thứ giảm bộc lộ năng lực chủ đầu tư. Người mua có thể tham khảo từ dự án quá khứ, bàn giao ra sao, khai thác được hay không…

“Thị trường không quá tiêu cực. Có nhiều "thợ săn" chứ không phải thị trường ít ai quan tâm. Nếu giai đoạn 2008 không có sự quan tâm nào, chỉ rao bán cắt lỗ, thị trường hiện giờ không phải vậy, thị trường đang sàng lọc lại. Tôi cho rằng là cơ hội dành cho nhà đầu tư trung dài hạn, là nhóm dẫn dắt thị trường trong thời gian tới”, ông Lâm cho biết.

Vị này đánh giá, thị trường đang sàng lọc rõ ràng, chủ đầu tư không đủ năng lực chắc chắn khó khăn. Doanh nghiệp nào vượt qua được là bản lĩnh. Thị trường cũng sàng lọc nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư bây giờ cần có kiến thức, năng lực tài chính tham gia thị trường.

“Thị trường bất động sản như đang vào mùa mưa, một số người sẽ bị ướt, không đại diện cho cả thị trường, cần quan sát, chọn lọc. Mưa rồi sẽ hết, mọi thứ sẽ trở nên sáng lạng. Đừng quá bi quan!”, Chủ tịch DKRA ví von.

Các tin khác

Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế

UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu quy hoạch xây dựng thiết chế công đoàn. Khu vực nghiên cứu thuộc tờ số 6 và tờ số 10, tại phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ, quy mô 4,97ha, có xây dựng chung cư cao tầng và thấp tầng cho công nhân, người lao động.
Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Hà Nội cho HANDICO 5 tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, giá hơn 13 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội (căn thuê chuyển bán) ở dự án Nhà ở xã hội tại ngõ 622 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, sau 05 năm cho thuê. Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội số 5 (HANDICO 5) thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua.
Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng sẽ được mua nhà ở xã hội

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Hiện dự thảo Nghị định đang đề xuất theo hướng mới, tức là đối với người độc thân có mức thu nhập không quá 15 triệu đồng là đủ điều kiện mua NƠXH, còn đối với hộ gia đình, 2 vợ chồng tổng thu nhập không quá 30 triệu đồng.
Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Hà Nội phấn đấu làm thêm khoảng 2.500 căn nhà ở xã hội đến năm 2025

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, do có dịch Covd-19 nên các dự án phải tạm dừng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ, mục tiêu của thành phố. Qua rà soát, giai đoạn 2021 – 2023, Hà Nội đạt tổng số hơn 5.000 căn hộ nhà ở xã hội (NOXH), còn giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu thêm khoảng 2.500 căn.
Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Lưu ý gì khi mua 219 căn nhà ở tại dự án của Landcom?

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, 219 căn nhà ở thương mại (gồm 156 căn nhà ở liền kề và 63 căn nhà ở biệt thự) tại dự án Khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu đủ điều kiện được bán theo quy định. Sở Xây dựng lưu ý, hiện nay, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng.
Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Về kế hoạch phát triển từng loại nhà ở xã hội TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án quy mô 11.569 căn hộ với 890.142 m2 sàn nhà ở; dự kiến hoàn thành 7.097 căn hộ với 507.681 m2 sàn nhà ở, trong đó có 148.104 m2 sàn nhà ở cho thuê.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc làm việc chuyên đề về nhà ở xã hội, Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021-2030.
Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông báo một dự án ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đủ điều kiện được huy động.
Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện thông qua 02 chương trình.
Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội vì mặt bằng giá khá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM.
Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

“Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.
Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

TNG LAND thành lập tháng 6/2022, trụ sở ở xóm Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là công ty con của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). TNG LAND vừa khởi công Dự án nhà ở xã hội – Khu dân cư Đại Thắng xây dựng 395 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, người lao động trên địa bàn.
Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng vừa trả lời cử tri tỉnh Hải Dương về giải pháp phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tại các khu và cụm công nghiệp cho công nhân.
Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

UBND tỉnh Bình Định có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định do Công ty CP Hàng Hải Bình Định làm chủ đầu tư.
Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Người sáng lập cộng đồng Nghiện nhà với hơn 2 triệu thành viên – chị Nguyễn Hà Linh đã chia sẻ sự hứng thú với những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư cho ngôi nhà tiền tỷ, nhằm hướng đến sự tiện nghi, thoải mái giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn.
Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Theo Bộ Xây dựng, một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp đăng ký nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 như sau: Hà Nội 1.181 căn, TP.HCM 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn...
Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mỗi căn hộ được phép mở bán có giá tùy theo từng vị trí, diện tích sử dụng... dao động từ hơn 747 triệu đến 1,1 tỷ đồng.
Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, chung cư Hà Nội chưa “ngáo giá”, sự tăng giá này đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu.
Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp thực hiện đạt kết quả trên.
Xem thêm
Phiên bản di động