Phê duyệt quy hoạch thiết chế công đoàn, có xây nhà ở cho công nhân ở Thừa Thiên Huế
Một góc Thừa Thiên Huế. Ảnh: Cổng TTĐT Thừa Thiên Huế. |
Theo quyết định của UBND thị xã Hương Thủy, phạm vi ranh giới khu vực lập quy hoạch thuộc tờ số 6 và tờ số 10, tại phường Thuỷ Lương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Đông Bắc giáp đất trồng lúa theo hiện trạng và quy hoạch đất dự trữ phát triển theo quy hoạch phân khu phường Thủy Lương; phía Tây Bắc giáp đường quy hoạch lộ giới 19,5m; phía Tây Nam giáp đường quy hoạch lộ giới 19,5m; phía Đông giáp khu quy hoạch khu dân cư.
Quy mô dân số khoảng là 3.000 người, còn quy mô diện tích là 4,97ha.
Theo UBND thị xã Hương Thủy, về tính chất đây là khu nhà ở công nhân, khu thiết chế văn hóa - thể thao và các công trình phục vụ phúc lợi xã hội được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của toàn đô thị, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và khu vực lân cận.
Mục tiêu của đồ án cụ thể hóa Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” và Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ nhằm có cơ sở đầu tư xây dựng nhà ở, cơ sở y tế, giáo dục, siêu thị và các công trình thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, thể thao để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,...
Tại đây, đất ở chung cư hơn 2,2ha, chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 9 tầng; đất ở chung cư thấp tầng gần 0,6ha, chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng; đất trung tâm văn hóa - thể thao gần 0,6ha; đất thể dục thể thao hơn 0,4ha; đất giao thông, bãi xe hơn 1ha,...
Giai đoạn 1 sẽ triển khai hạng mục Nhà văn hóa thể thao và một phần hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ xung quanh.
Giai đoạn 2 triển khai các hạng mục nhà ở, nhà liền kề, sân vườn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn lại.
Bảng thống kê chi tiết các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất. Ảnh chụp màn hình. |
Theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu triển khai 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.
Quyết định nêu rõ, huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và nguồn lực của tổ chức Công đoàn cùng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, các cơ sở y tế, giáo dục, siêu thị và các công trình thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức Công đoàn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, vị trí thuận lợi, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chủ trì, phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bố trí nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội, gồm: các công trình văn hóa, thể thao, nhà trẻ, trường học, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh.. .trong đó có các thiết chế công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động.
Bố trí quỹ đất, nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thực hiện giải phóng mặt bằng tại khu đất quy hoạch thiết chế công đoàn đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất để thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn.
Giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất, bao gồm: giao đất cho Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thuộc quy hoạch khu thiết chế của công đoàn; giao đất cho doanh nghiệp thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp khác để đầu tư các dự án nhà ở để bán, cho thuê và cho thuê mua thuộc khu quy hoạch thiết chế công đoàn theo quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư và pháp luật khác có liên quan.
Xem thêm: Thừa Thiên Huế hiện thực khát vọng phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình Định: Sẽ làm 1.300 căn nhà ở xã hội ở Khu thiết chế Công đoàn Khu thiết chế Công đoàn - Khu CC-09 thuộc Khu đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn. Tại đây quy hoạch ... |
Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2024 là bao nhiêu? Kinh phí công đoàn là khoản tiền do đơn vị sử dụng lao động đóng. Vậy người lao động phải đóng những khoản phí công ... |
Tổng Liên đoàn Lao động phấn đấu thực hiện 2.000 căn hộ nhà ở xã hội năm 2024 Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra sáng 16/3 ... |