Chuyên gia VinaCapital nêu "chất xúc tác" quan trọng khiến dòng tiền đổ vào chứng khoán Việt

20/07/2022 15:19 Chứng khoán Huyền Châm
Chuyên gia tin rằng GDP quý 3 đạt 10% so với cùng kỳ năm trước sẽ là một chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam…
Kinh tế trưởng VinaCapital ông Michael Kokalari
Kinh tế trưởng VinaCapital ông Michael Kokalari

Nhận định vừa được Kinh tế trưởng VinaCapital ông Michael Kokalari đề cập trong bài phân tích về nền kinh tế Việt Nam quý 2 và 3/2022.

Kinh tế Việt Nam trong quý 2/2022 tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý nhanh nhất trong hơn một thập kỷ nhờ tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ.

“Tăng trưởng GDP quý 2 vượt bậc thúc đẩy chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6,5% lên 7,5%, mặc dù chúng tôi tin rằng có khả năng GDP của Việt Nam sẽ tăng hơn 7,5% trong năm nay. Hơn nữa, tăng trưởng GDP trong quý 3 có khả năng vượt 10% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong quý 3 năm 2021 dẫn tới mức GDP thấp khi so sánh với hoạt động của quý 3 năm nay”, ông Michael Kokalari cho biết.

Chuyên gia VinaCapital nêu "chất xúc tác" quan trọng khiến dòng tiền đổ vào chứng khoán Việt ảnh 1
Tăng trưởng doanh số bán lẻ Việt Nam (% so với cùng kỳ)

Chuyên gia VinaCapital tin rằng GDP quý 3 đạt 10% so với cùng kỳ năm trước sẽ là một chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chuyên gia VinaCapital nêu "chất xúc tác" quan trọng khiến dòng tiền đổ vào chứng khoán Việt ảnh 2
Nhu cầu mua hàng tiêu dùng giá trị lớn của người Mỹ

Vị này nêu, cảnh báo duy nhất cho triển vọng rất khả quan đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam là GDP của Hoa Kỳ đang chậm lại. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam như tivi, đồ nội thất và điện thoại thông minh, như có thể thấy trong cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng mới nhất của Đại học Michigan ở trên. Ngoài ra, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đã chậm lại khoảng 50% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021, xuống còn khoảng 23% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ giảm xuống khoảng 10% vào cuối năm do nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng chậm lại và VincaCapital đã cân nhắc rủi ro này khi dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ đầu năm. Vào thời điểm đó, quan điểm của VinaCapital tin rằng tăng trưởng sản lượng sản xuất của Việt Nam sẽ chậm lại vào năm 2022 là một quan điểm không đồng thuận với thị trường, nhưng tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất đã có dấu hiệu giảm tốc từ mức tăng trưởng 11,6% trong 6 tháng đầu năm 2021, xuống mức tăng trưởng 9,7% trong nửa đầu năm 2022 do nhu cầu "Hàng sản xuất tại Việt Nam” bắt đầu giảm sút (ví dụ, sản xuất ti vi giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái).

Ông Michael Kokalari nêu, GDP của Việt Nam đã tăng từ 5,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021, lên 6,4% trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù thặng dư ngân sách của Chính phủ Việt Nam tăng hơn gấp đôi từ 2,2% GDP trong nửa đầu năm 2021, lên mức ước tính 5% GDP trong nửa đầu năm 2022. Đây là một yếu tố làm chậm mức độ tăng trưởng nền kinh tế nhưng đã được bù đắp lại sự gia tăng của doanh thu bán lẻ thực (doanh số bán lẻ được điều chỉnh sau lạm phát) từ mức tăng trưởng 1,9% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021 lên mức tăng trưởng 7,9% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Những doanh nghiệp hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ của tiêu dùng và GDP

Chuyên gia VinaCapital đánh giá, việc tăng trưởng tiêu dùng nội địa đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm và cũng đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng không thiết yếu niêm yết trên sàn chứng khoán, ví dụ như Digiworld (DGW), nhà bán lẻ chuyên về điện tử tiêu dùng/điện thoại di động và nhà bán lẻ trang sức (PNJ) ước đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50-60% trong 6 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận của FPT Retail (FRT) ước tăng gấp 5 lần nhờ sự tăng trưởng doanh thu từ bán lẻ không thiết yếu như điện thoại iPhone và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác, và đồng thời từ doanh thu của chuỗi nhà thuốc Long Châu do các bệnh nhân quay trở lại với thói quen phòng chữa bệnh như trước COVID-19.

Tương tự, COVID-19 tại Việt Nam về cơ bản đã kết thúc, du lịch nội địa đã hoàn toàn phục hồi - vượt mức trước dịch, vì vậy lợi nhuận của Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã tăng hơn gấp đôi và doanh thu ký bán để mua các sản phẩm nhà ở mới được xây dựng của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Tập Đoàn Nam Long (NLG) và Vinhomes (VHM) đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm. Đã có những hình ảnh và tin tức về người mua xếp hàng để đặt cọc cho các bất động sản họ muốn mua – và giá trị hợp đồng ký bán tăng mạnh sẽ được chuyển thành mức doanh thu và lợi nhuận tốt trong trung hạn, khi mà các sản phẩm nhà ở được hoàn thiện và bàn giao cho người mua.

Triển vọng lạm phát ổn định

Theo ông Michael Kokalari, nhà đầu tư đang tập trung về làn sóng lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu, tuy nhiên lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn, chỉ 3,4% so với cùng kỳ vào cuối tháng 6. Tỷ lệ lạm phát thấp của Việt Nam đã được nhấn mạnh trong một bài báo trên Tạp chí Economist, xuất phát từ khả năng sản xuất dư lương thực của Việt Nam để cho người dân.

“Vì thế, ảnh hưởng chính đến lạm phát ở Việt Nam là do giá dầu toàn cầu tăng vọt, cho nên việc giá dầu giảm gần đây sẽ giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm về quỹ đạo lạm phát có thể xảy ra ở Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2022”, chuyên gia nhận định.

Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã cắt giảm giá xăng dầu môi trường vào ngày 1/4 và một lần nữa vào ngày 11/7 đã giảm giá xăng bán lẻ tổng cộng khoảng 10%, mặc dù giá xăng hiện vẫn tăng gần 40% so với cùng kỳ. Điều quan trọng là Chính phủ vẫn có khả năng giảm giá xăng dầu thêm 26%, điều này sẽ làm giảm khoảng -1,5% điểm so với mức CPI của Việt Nam.

Kinh tế trưởng VinaCapital đã vạch ra một số các kịch bản lạm phát

Chuyên gia VinaCapital nêu "chất xúc tác" quan trọng khiến dòng tiền đổ vào chứng khoán Việt ảnh 3

Điểm quan trọng nhất mà ông Michael Kokalari muốn đưa ra là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có khả năng duy trì tốt trong mục tiêu hướng đến của Ngân Hàng Nhà Nước (lạm phát trung bình của năm không vượt quá 4%) - nên rất khó có khả năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất chính sách trong năm nay - trái ngược với tất cả thị trường mới nổi trong khu vực đều đang tăng lãi suất. Mức lạm phát khiêm tốn của Việt Nam cũng đã hỗ trợ một phần cho giá trị của VND, vốn đã mất giá chỉ 3% so với đầu năm, mặc dù giá trị của USD tăng 13% so với đầu năm, dựa trên chỉ số DXY.

Ngoài ra, việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép giá trị của VND được thả nổi sẽ khiến giá trị của VND gia tăng trong năm 2023.

Các tin khác

Thanh khoản và mốc 1.200 sẽ thế nào sau tuần tăng lãi suất của NHNN?

Thanh khoản và mốc 1.200 sẽ thế nào sau tuần tăng lãi suất của NHNN?

Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các chuyên gia sau khi thị trường đã có tuần giảm thứ 4 liên tiếp. Thông tin về lãi suất liệu đã phản ánh hết lên biến động, mốc 1.200 điểm liệu có thể sẽ hỗ trợ mạnh, thanh khoản có thể hồi phục trở lại là những câu hỏi được quan tâm nhất.
Động thái thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường chứng khoán ra sao?

Động thái thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường chứng khoán ra sao?

Theo ước tính của Chứng khoán Everest, thanh khoản thị trường chứng khoán duy trì quanh 13.000-15.000 tỷ do động thái thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tay trên 380 tỷ đồng

Khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tay trên 380 tỷ đồng

Khối ngoại có phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần xả ròng mạnh tay với giá trị hơn 380 tỷ đồng. Lực bán mạnh tập trung ở các mã VND, MSN, KDH.
Cổ phiếu Bảo hiểm phản ứng nhạy với thông tin NHNN tăng lãi suất

Cổ phiếu Bảo hiểm phản ứng nhạy với thông tin NHNN tăng lãi suất

Nhóm cổ phiếu Bảo hiểm được xem là lợi nhất từ việc tăng lãi suất và trong sáng nay một loạt mã đã bật tăng. Những diễn biến này ít nhiều đang đóng góp tích cực cho thị trường sau các nhịp test lại mốc 1.200 điểm.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung xả NLG

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung xả NLG

Khối ngoại cho thấy sự tiêu cực khi đẩy mạnh bán ròng gấp 3 lần phiên trước với giá trị trên 500 tỷ đồng. Trong đó họ bán ròng mạnh nhất mã NLG với 108 tỷ đồng.
VN-Index khắc phục hết thiệt hại, có thêm một phiên vượt qua bài test 1.200 điểm

VN-Index khắc phục hết thiệt hại, có thêm một phiên vượt qua bài test 1.200 điểm

Một lần nữa cung phiên chiều lại không hề bung ra mà còn tiết chế lại. Cầu vào chưa hẳn đã mạnh nhưng nhờ người bán hầu như không có ý định xả ra nên một loạt cổ phiếu đã hồi phục.
Vẫn còn nhiều hoài nghi

Vẫn còn nhiều hoài nghi

Tâm lý nghi ngờ vẫn đang ở mức cao độ trước kỳ họp của FED. Thanh khoản vẫn nên được tiếp tục theo dõi với số đông nhà đầu tư. Trong khi đó, nhóm chấp nhận rủi ro vẫn có thể tranh thủ hành động.
Gom mạnh DGC và HPG, khối ngoại mua ròng trên 400 tỷ đồng

Gom mạnh DGC và HPG, khối ngoại mua ròng trên 400 tỷ đồng

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên giao dịch tích cực khi mua ròng trên 400 tỷ đồng, với tâm điểm tập trung gom cổ phiếu DGC và HPG.
Phục hồi cũng chưa thể bền vững

Phục hồi cũng chưa thể bền vững

Nếu chỉ số có cơ hội hồi phục thì vẫn được đánh giá thiếu độ tin cậy cũng như sự bền vững.
Khối ngoại mua ròng trên 130 tỷ đồng, gom cổ phiếu HPG

Khối ngoại mua ròng trên 130 tỷ đồng, gom cổ phiếu HPG

Hôm nay (19/9), khối ngoại trở lại trạng thái mua ròng tích cực. Cổ phiếu HPG được tập trung mua với giá trị lớn.
Phiên "tát ao", thanh khoản đã nhảy vọt

Phiên "tát ao", thanh khoản đã nhảy vọt

Chốt phiên giao dịch, VN-Index đã bị đạp về gần sát 1.200 điểm. Tuy nhiên, như đã đề cập, thanh khoản mới là điều cần được chú ý và quả thật HOSE đã có thanh khoản còn tốt hơn cả phiên thứ Sáu tuần trước.
Tự doanh nâng số phiên bán ròng trên HOSE lên con số 4, tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng

Tự doanh nâng số phiên bán ròng trên HOSE lên con số 4, tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng

Tự doanh trong nước chỉ hoàn toàn tập trung cho hoạt động bán ra ở phiên hôm nay. Các mã được mua vào hầu như có giá trị không đáng kể.
Lấp nốt gap, VN-Index đang cố rướn qua 1.250 điểm

Lấp nốt gap, VN-Index đang cố rướn qua 1.250 điểm

VN-Index đã khắc phục được một nửa thiệt hại ngay trong chiều qua và đến sáng nay là nỗ lực còn lại để đưa thị trường trở lại trạng thái trước phiên 14/9.
Nhà đầu tư trung hạn có thể chủ động giải ngân từng phần

Nhà đầu tư trung hạn có thể chủ động giải ngân từng phần

Chứng khoán Mỹ đã có biểu hiện hấp thụ xong thông tin CPI tháng 8 và hồi phục nhẹ đêm qua. Áp lực lên thị trường Việt Nam nhờ đó đã nhẹ bớt.
Khó tránh liên đới từ chứng khoán Mỹ

Khó tránh liên đới từ chứng khoán Mỹ

Thị trường Việt Nam sẽ khó tránh được tác động của phiên giảm sâu nhất trong vòng 2 năm của thị trường Mỹ.
Khối ngoại quay lại bán ròng, tâm điểm SSI

Khối ngoại quay lại bán ròng, tâm điểm SSI

Sau 3 phiên mua ròng liên tục, khối ngoại đã nhanh chóng quay lại trạng thái bán ròng với trên 220 tỷ đồng, áp lực bán tập trung tại SSI.
Chuyên gia SHS: “Chứng khoán sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.300 điểm”

Chuyên gia SHS: “Chứng khoán sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.300 điểm”

Theo chuyên gia SHS, thị trường sẽ tích lũy trong khu vực vùng đáy khoảng 1.140 điểm với vùng biên độ trên là khoảng 1.300 điểm .
Trong 4 tháng gần đây, tài khoản chứng khoán mở mới xuống mức thấp nhất, trái ngược thanh khoản lên cao nhất

Trong 4 tháng gần đây, tài khoản chứng khoán mở mới xuống mức thấp nhất, trái ngược thanh khoản lên cao nhất

Tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới giảm 23% so với tháng 7/2022, ghi nhận tháng thứ 4 giảm liên tiếp và về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021

Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021

Tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới giảm 23% so với tháng 7/2022, ghi nhận tháng thứ 4 giảm liên tiếp và về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
HAG được thêm mới vào MVIS Vietnam Index trong khi CEO, APH bị loại

HAG được thêm mới vào MVIS Vietnam Index trong khi CEO, APH bị loại

Theo ước tính, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF có thể mua vào 4,5 triệu cổ phiếu HAG.
Xem thêm
Phiên bản di động