Đi đầu trong lĩnh vực thanh toán số, Sacombank hướng đến phục vụ hàng triệu chủ thẻ tín dụng

28/09/2022 21:03 Đầu tư Thế Như
Nhờ phát triển từ rất sớm với dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến cùng với mức độ đầu tư cao nhất cho công nghệ an toàn bảo mật, Sacombank đang giữ vị trí số 1 về doanh số giao dịch trực tuyến và 40% số lượng điểm chấp nhận thanh toán tại Việt Nam.
Đi đầu trong lĩnh vực thanh toán số, Sacombank hướng đến phục vụ hàng triệu chủ thẻ tín dụng

Sacombank được đối tác, khách hàng nhìn nhận là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thanh toán số, không chỉ ứng dụng công nghệ với mục đích gia tăng số lượng khách hàng, Sacombank chú trọng ứng dụng công nghệ để xây dựng nền tảng kỹ thuật vững chắc, nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất trong hành trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng, chú trọng vào chất lượng không phải số lượng.

Sau 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thẻ, Sacombank hiện đang trong top đầu về doanh số thanh toán trên thị trường.

Công nghệ thẻ tín dụng tạo lối đi khác biệt và những lần là “ngân hàng đầu tiên”

Sự có mặt của công nghệ khiến người dùng thay đổi rất nhiều trong giao tiếp, hành vi cũng như các giao dịch với ngân hàng. Nếu như trước đây công nghệ chỉ được dùng để phục vụ các giao dịch đơn giản hay rút ngắn thời gian chờ đợi thì bây giờ công nghệ đã tiến hóa lên một tầm cao mới, đó là thấu hiểu các nhu cầu cá nhân và mang đến khách hàng những trải nghiệm ngày càng tối ưu.

Vậy trong bối cảnh hầu hết ngân hàng đều ấp ủ giấc mơ chuyển đổi số, Sacombank đã làm gì để ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm thẻ tín dụng của mình một cách khác biệt ngay từ buổi đầu, bằng cách nào ngân hàng đã khẩu vị được tương lai của thanh toán số và chọn cho mình lối đi riêng?

Thẻ tín dụng Sacombank đã có mặt từ cách đây hơn 15 năm, được phát triển trên nền tảng học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ các thị trường thẻ và thanh toán không tiền mặt tiên tiến nhất thế giới, nguyên tắc này vẫn được Sacombank giữ vững, duy trì cho đến ngày hôm nay.

Xác định công nghệ là mũi nhọn, Sacombank khởi đầu với công nghệ từ, rất nhanh ngân hàng đã tịnh tiến qua công nghệ chip và bây giờ thẻ tín dụng Sacombank tồn tại cả hai phiên bản vật lý và phi vật lý, được tích hợp công nghệ NFC payment (thanh toán không tiếp xúc) cùng dịch vụ 3D Secure phiên bản 2.0, giúp người dùng thanh toán được trong cả trong môi trường vật chất lẫn online một cách an toàn, bảo mật.

Ông Phạm Đức Duy, Giám đốc Trung tâm Thẻ Sacombank cho biết: “Thời điểm 15 năm trước, giao dịch thẻ của Sacombank gần như 100% là giao dịch thẻ từ; 5 năm sau đó, với 100% thông qua chip, bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. Đến năm 2017, Sacombank mạnh tay đầu tư hạ tầng, phôi thẻ để đem đến trải nghiệm “Chạm và Đi” (Tap & Go). Lúc bấy giờ, chúng tôi là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip không tiếp xúc, một công nghệ thẻ tiên tiến nhất trên thế giới”.



5 năm trở lại đây, hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng Sacombank có những bước tiến mạnh mẽ. Số lượng thẻ phát hành đang ở vị trí đỉnh cao, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường. So với năm 2017, tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng Sacombank đã tăng hơn 400%.

Sacombank nhiều lần được nhắc đến với danh xưng là “ngân hàng đầu tiên”, “ngân hàng tiên phong” hoặc “ngân hàng duy nhất”. Đối với dịch vụ thanh toán QR, Sacombank là ngân hàng triển khai sớm nhất và đầy đủ các loại hình QR của các tổ chức thẻ Visa, Mastercard, UnionPay, JCB, Napas, và từng bước mở rộng việc kết nối với QR Hàn Quốc, Thái Lan.

Đối với dịch vụ thanh toán online dành cho thẻ, Sacombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép mã hóa thông tin thẻ, lưu trữ an toàn các tài khoản được mã hóa và cập nhật dữ liệu thẻ được thu thập từ người dùng trực tuyến để mang đến trải nghiệm thanh toán tốt hơn.

Chiến lược số không ngừng vươn tầm, hướng đến cá nhân hóa nhu cầu khách hàng

“Khách hàng ngày một nhận thức rõ hơn về việc lựa chọn phương thức thanh toán an toàn cho mình thông qua ứng dụng điện thoại và hoàn toàn chủ động trong các nhu cầu hàng ngày. Chính vì vậy, định hướng phát triển thẻ tín dụng của Sacombank là không chỉ gia tăng trải nghiệm mà còn phải đảm bảo an toàn tài chính tuyệt đối cho khách hàng”, ông Phạm Đức Duy, Giám đốc Trung tâm thẻ Sacombank cho biết.

Rõ ràng, khả năng khẩu vị và sự vươn tầm trong chiến lược của Sacombank đã chạm vào đúng xu hướng của chuyển đổi số ngành ngân hàng: cá nhân hóa và bảo mật.

Vào cuối năm 2020, khi người dùng Việt Nam còn bỡ ngỡ trước các kênh thanh toán mới, Sacombank đã đón đầu với sản phẩm thẻ phi vật lý, kết hợp công nghệ chạm bằng điện thoại di động, biến chiếc điện thoại thông minh trở thành phương tiện thanh toán tiện lợi. Khách hàng chỉ cần dùng điện thoại có cài ứng dụng Sacombank Pay chạm vào POS có hỗ trợ thanh toán NFC (công nghệ giao tiếp trường gần) hoặc điện thoại có hỗ trợ công nghệ chấp nhận thanh toán chạm (hai chiếc điện thoại chạm vào nhau) là có thể hoàn tất giao dịch trong chớp mắt.

Giới trẻ lúc bấy giờ rất thích thú, nhiều người đã nhanh chóng mở thẻ tín dụng Sacombank để trải nghiệm những tính năng hiện đại và hạn chế tối đa tiếp xúc này.

Đi đầu trong lĩnh vực thanh toán số, Sacombank hướng đến phục vụ hàng triệu chủ thẻ tín dụng ảnh 1
Sacombank đang giữ vị trí số 1 về doanh số giao dịch trực tuyến và 40% số lượng điểm chấp nhận thanh toán tại Việt Nam.

Hướng tới phát triển toàn diện, thời điểm đó, Sacombank cũng triển khai song song việc nâng cấp hệ thống bảo vệ đa cấp 3D-Secure lên phiên bản 2.0 theo tiêu chuẩn EMV nhằm tăng cường độ an toàn bảo mật đối với các giao dịch thẻ trực tuyến, đẩy nhanh tiến trình xử lý giao dịch, giúp khách hàng dễ dàng trải nghiệm nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Nhờ phát triển từ rất sớm với dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến cùng với mức độ đầu tư cao nhất cho công nghệ an toàn bảo mật, Sacombank đã được nhiều đối tác lớn tin tưởng kết nối và hiện đang giữ vị trí số 1 về doanh số giao dịch trực tuyến và 40% số lượng điểm chấp nhận thanh toán tại Việt Nam.

Sacombank đã 8 năm liên tiếp đạt chứng nhận PCI DSS - chứng nhận cao nhất toàn cầu về an ninh, bảo mật trong lĩnh vực phát hành và chấp nhận thẻ.

Bên cạnh đó, nhiều năm liền, Sacombank liên tục được các tổ chức quốc tế ghi nhận là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các giải pháp thanh toán số hiện đại nhất tại thị trường Việt Nam. Điển hình, Tổ chức thẻ Visa vinh danh Sacombank là ngân hàng dẫn đầu về công nghệ và sáng tạo giải pháp thanh toán số, ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ thanh toán thẻ chạm điện thoại (Tap To Phone), dịch vụ thanh toán NFC cho thiết bị di động, dịch vụ đăng ký nhà bán hàng siêu tốc.

Ngày 5/8/2022, trong hội nghị thường niên JCB 2022, tổ chức thẻ JCB đã vinh danh Sacombank là ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm và giải pháp mới năm 2021. Các tổ chức thẻ danh tiếng khác như Mastercard, Napas… cũng vinh danh Sacombank trong nhiều giải thưởng quan trọng về công nghệ.

Luôn khiến khách hàng thủy chung, tin cậy…

Hiểu khách hàng không thể chờ đợi trong nhịp quay của cuộc sống số, Sacombank đầu tư hàng loạt máy phát hành thẻ nhanh tại các chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc.

Sacombank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng khách hàng thực hiện giao dịch không tiếp xúc cao nhất thị trường. Khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến cũng tăng đáng kể. Tỷ lệ khách hàng hoạt động của Sacombank luôn trong top cao nhất thị trường với tỷ lệ kích hoạt thẻ ấn tượng hơn 90%.

Theo đó, dù đến trực tiếp ngân hàng hay được hỗ trợ qua nhân viên tư vấn khách hàng cũng sẽ được phát hành thẻ nhanh chóng, có thể nhận thẻ ngay trong ngày. Nhanh hơn nữa, nếu tải ứng dụng Sacombank Pay và đăng ký mở thẻ thì khách hàng sẽ có thể nhận thẻ online ngay tức thời thông qua công nghệ xác thực eKYC.

Tất nhiên, thế giới thanh toán số cũng sẽ mở ra ngay sau khi khách hàng kích hoạt thẻ và trải nghiệm với Sacombank Pay. Sacombank Pay được phát triển bởi chính Sacombank, là sự kết hợp các công nghệ hiện đại như Big Data (Dữ liệu lớn), công nghệ thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động (NFC), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face Recognition)…

Khách hàng trải nghiệm thẻ tín dụng Sacombank cũng có những tình cảm đặc biệt và sự tin tưởng tuyệt đối dành cho ngân hàng.

Chị Thảo Ngân, TP.HCM cho biết: “Tôi thường rất bận với công việc cơ quan, nhưng là phụ nữ, tôi cũng phải chu toàn việc gia đình, gánh trọng trách quản lý chi tiêu trong thời buổi vật giá leo thang, thẻ tín dụng Sacombank Tiki với tôi như là một “cứu cánh”. Với công nghệ bảo mật cao, cùng tính năng hoàn tiền cao nhất thị trường. Năm vừa qua, nhờ có thẻ tín dụng Sacombank Tiki, tôi cũng tiết kiệm được hơn chục triệu”.

Anh Trần Bình – chủ một công ty phân phối thực phẩm tại TP.Hà Nội, do phải giao dịch nhiều với các đối tác nước ngoài cũng như hay sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn nên anh đã chọn thẻ tín dụng doanh nghiệp Sacombank Visa Platinum vì được biết có nhiều tính năng phù hợp cùng tính bảo mật cao. Tuy nhiên lúc đầu mở thẻ, một phần do ảnh hưởng dịch bệnh phải giãn cách, công ty tạm hoãn hoạt động, nên anh chưa cảm nhận được nhiều quyền năng từ chiếc thẻ đen này.

Vài tháng gần đây, anh Bình đã thấy “vị thế” của mình cũng như công ty đang thật sự ở chỗ “đỉnh cao” với vô vàn trải nghiệm đẳng cấp như sử dụng phòng chờ VIP sân bay, sân golf miễn phí, hưởng nhiều ưu đãi khác biệt tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn, dịch vụ 5 sao…

Sớm đi đầu trong việc tập trung vào nhu cầu của từng nhóm khách hàng đặc biệt, có thói quen riêng, từ năm 2013, Sacombank đã phối hợp với Visa phát hành chiếc thẻ tín dụng đầu tiên dành cho doanh nghiệp, 8 năm sau đó, vào dịp kỷ niệm tròn 30 năm thành lập, Sacombank tiếp tục hợp tác cùng Mastercard ra mắt bộ sản phẩm thẻ doanh nghiệp Sacombank Mastercard đầu tiên tại Việt Nam gồm 2 dòng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng với 2 hạng World, Platinum giúp đáp ứng toàn diện và đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 2022, số lượng thẻ doanh nghiệp Sacombank đang lưu hành đạt hơn 38.000 thẻ, tăng 23% so với cùng kỳ.

Thẻ doanh nghiệp do Sacombank phát hành có nhiều chức năng vượt mong đợi, hỗ trợ chủ doanh nghiệp/doanh nghiệp tách bạch chi tiêu, giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ngắn hạn, hỗ trợ doanh nghiệp mua trước - trả sau miễn lãi lên đến 55 ngày, cán bộ nhân viên doanh nghiệp khi đi công tác cũng không cần tạm ứng trước tiền mặt nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cũng như không phải đổi ngoại tệ trường hợp công tác ở nước ngoài.

Đối với dòng thẻ Visa, sở hữu thẻ này doanh nghiệp còn được hưởng thêm quyền lợi bảo hiểm du lịch toàn cầu có giá trị hơn 11 tỷ đồng, trải nghiệm giải pháp số hóa quản lý chi phí (Visa Business Reporting - VBR) giúp quản lý hiệu quả chi phí kinh doanh và tiết giảm thủ tục báo cáo thủ công. Riêng bộ sản phẩm thẻ doanh nghiệp Sacombank Mastercard sẽ mang đến doanh nghiệp tính năng miễn trừ trách nhiệm đối với các giao dịch phát sinh khi nhân viên nghỉ việc cùng gói bảo hiểm thanh toán thương mại điện tử (khi mua sắm trực tuyến mà hàng hóa không nhận được hoặc không đúng mô tả…) và bảo hiểm mất điện thoại di động giúp tối ưu chi phí và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

“Từ việc không ngừng ứng dụng các công nghệ bậc nhất cùng với tư duy chuyển đổi số của guồng máy vận hành, chúng tôi đã chắt lọc những tinh túy mà một sản phẩm thẻ cần - phải - có để đưa vào hơn 30 loại thẻ đang phát hành hiện nay. Hơn 30 loại thẻ này chúng tôi hợp tác phát triển cùng với nhiều thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước như Visa, Mastercard, JCB, UnionPay, Napas, Tiki, Vinamilk, Vietnam Airlines, Bamboo Airways… nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ cao cấp, trung cấp, cho đến phổ thông”, ông Phạm Đức Duy, Giám đốc Trung tâm thẻ Sacombank cho biết.



Sacombank là top 2 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng Napas trên thị trường với thị phần gần 30% và là ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch thẻ tín dụng nội địa với thị phần lên đến 30%

Với trăn trở làm sao để thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt tại những thị trường như nông thôn, vùng sâu vùng xa hoặc phân khúc người có thu nhập thấp, từ rất sớm, Sacombank đã tiên phong trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng nội địa với mức phí thấp nhằm hỗ trợ nguồn tài chính dự phòng, góp phần giảm tín dụng đen cho các khách hàng là nông dân, công nhân tại các khu công nghiệp.

Ngoài ra, Sacombank đã 4 năm liền là nhà tài trợ chính, đồng hành cùng báo Tuổi trẻ và Napas thực hiện chương trình “ngày không tiền mặt” với quy mô và kinh phí lớn, giúp người dân nhận biết được các lợi ích từ việc thanh toán không tiền mặt và dần chuyển đổi thói quen khi mua sắm.

“Tự tin với nội lực đang có cũng như tầm nhìn và sự cầu thị về một tương lai thanh toán không tiếp xúc, chúng tôi quyết tâm sẽ hỗ trợ ngày càng nhiều người dùng thay đổi nhận thức và chạm đến những trải nghiệm thanh toán không tiền mặt thông qua thẻ tín dụng Sacombank. Chúng tôi tự tin về chất lượng dịch vụ cung cấp cho hàng triệu chủ thẻ tín dụng. Dĩ nhiên, nếu các khách hàng không tìm đến chúng tôi, chúng tôi sẽ nghĩ ra mọi cách để tìm đến họ, phục vụ và mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Chúng tôi tin tưởng vào những quyết sách mạnh mẽ từ chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành. Tương lai rất gần, sẽ có một xã hội thật ít tiền mặt”, ông Phạm Đức Duy nhấn mạnh.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động