Điều chỉnh giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn đang giữ xu hướng tăng dài hạn

18/07/2022 20:38 Chứng khoán Mai Hương
Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn đã giảm 4 tuần liên tiếp, chiết khấu tới 36% từ đỉnh. Dù mức biến động cao nhưng BSR vẫn duy trì được xu hướng tăng.
Điều chỉnh giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn đang giữ xu hướng tăng dài hạn

Giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn duy trì được xu hướng tăng

Tuần vừa qua, cổ phiếu hàng đầu của sàn UPCoM là BSR (-2,98%) đã nối dài mạch giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp. Trước đó, mã này đã suýt nữa lập kỷ lục giá mới sau khi áp sát mức giá đỉnh khi lần đầu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Từ mức giá cao nhất vào giữa tháng 6 là 33.500 đồng/cổ phiếu, BSR đã có lúc về 21.500 đồng/cổ phiếu trong tuần qua. Biên độ giảm mạnh nhất từ đỉnh ghi nhận được tương ứng là 36%.

Điều chỉnh giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn đang giữ xu hướng tăng dài hạn ảnh 1

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là BSR đã không để thủng 21.500 đồng/cổ phiếu, mức đáy đã lập được trong tuần trước đó. Cổ phiếu đã test đáy lần thứ 2 và không đã có những phản ứng khả quan về mặt cung cầu.

Thanh khoản hiện đã xuống dưới mức bình quân 20 phiên về lại xấp xỉ trước nhịp tăng tháng 5. Cùng với việc nền giá đang cao hơn so với đáy cũ và vẫn bám sát đường MA200 thì vận động của BSR vẫn duy trì xu hướng tăng dài hạn.

Quá trình tích lũy của BSR hiện đang diễn ra và chừng nào không có những biến động đột biến, BSR hoàn toàn có thể trở lại với việc chinh phục kỷ lục cũ. Các vị thế thăm dò có thể triển khai vào lúc này và chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn để tăng tỷ trọng.

Lợi nhuận năm 2022 có thể đạt hơn 13.000 tỷ đồng, riêng quý 2/2002 đã gần 8.000 tỷ đồng

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất. Nhà máy có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Điều chỉnh giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn đang giữ xu hướng tăng dài hạn ảnh 2

Nguồn nguyên liệu hiện nay chủ yếu đến từ các mỏ dầu trong nước như Bạch Hổ, Heavy Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen và Chim Sáo. Trong năm 2020 phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) của công ty đã chế biến hỗn hợp dầu thô nhập khẩu bao gồm 12% dầu WTI (Mỹ) + 40% dầu Azeri Light (Azerbaijan) + 1% dầu Champion (Brunei).

Việc tăng tỷ lệ dầu nhập khẩu đưa vào chế biến nhằm bổ sung cho sản lượng dầu thô Bạch Hổ và dầu nội địa khác đang suy giảm sản lượng, đồng thời, việc mua được dầu nhập khẩu với giá cả hợp lý, nguồn cung dồi dào sẽ mang lại lợi ích tối đa cho BSR.

Sản phẩm đầu ra của BSR hầu hết thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho vận tải như Dầu Diesel, xăng Mogas 92, xăng Mogas 95, 3 loại sản phẩm trên đóng góp khoảng 82% tổng doanh thu của công ty trong năm 2021 và quý 1/2022.

Điều chỉnh giảm tới 36% từ đỉnh, BSR vẫn đang giữ xu hướng tăng dài hạn ảnh 3

Hiện chỉ số về chênh lệch giá giữa xăng Mogas 95 và với dầu Brent và xăng Mogas 92 với dầu Brent (Crack spread) sau khi lần lượt lập mức kỷ lục trên 60 USD (tăng 400% so với đầu năm) và 39,65 USD (tăng 290% so với đầu năm) vào ngày 24/06 đã có diễn biến giảm mạnh và hiện đang giao dịch quanh mức 40 USD và 18 USD.

Tuy nhiên so với mức trung bình của năm 2021 lần lượt là 8,2 USD và 7,4 USD thì chỉ số này vẫn duy trì ở mức cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lọc hóa dầu của BSR.

Hiện Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP), nơi đảm bảo 30-35% nguồn cung xăng dầu trong nước, đã phải cắt giảm khoảng 20% sản lượng lọc dầu do vấn đề về tài chính. Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, BSR đã phải hoạt động vượt công suất để bù đắp lượng thiếu hụt. Dự kiến trong quý 3/2022, BSR sẽ tiếp tục vận hành hết công suất để đảm bảo cung ứng khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Kết thúc nửa đầu năm, BSR ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu 87.052 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 95% kế hoạch năm nay. Như vậy, doanh thu quý 2/2022 của công ty dự kiến ở mức 52.269 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ước tính của CTCK Mirae Asset (MAS), BSR có thể ghi nhận lợi nhuận gần 8.000 tỷ đồng trong quý 2/2022. Theo đó, LNST dự phóng đạt trên 10.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm.

Dự phóng doanh thu thuần năm 2022 BSR đạt 182.005 tỷ đồng (+80%) và LNST của công ty mẹ ước đạt 13.494 tỷ đồng (+103%). Mức EPS dự phóng 2022 đạt 4.352 đồng/cổ phiếu.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới biến động giá dầu thế giới sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá lại hàng tồn kho của BSR trong mỗi kỳ báo cáo. Cụ thể trong quý 1/2022, BSR đã phải trích lập dự phòng rủi ro hàng tồn kho 1.900 tỷ đồng. Trong quý 2/2022, dầu Brent tiếp tục có biến động lớn trong vùng 97 USD – 124 USD.

Cùng với đó, việc Crack spread biến động lớn dẫn đến tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về rủi ro chỉ số này tiếp tục sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của BSR.

Các tin khác

Thanh khoản và mốc 1.200 sẽ thế nào sau tuần tăng lãi suất của NHNN?

Thanh khoản và mốc 1.200 sẽ thế nào sau tuần tăng lãi suất của NHNN?

Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các chuyên gia sau khi thị trường đã có tuần giảm thứ 4 liên tiếp. Thông tin về lãi suất liệu đã phản ánh hết lên biến động, mốc 1.200 điểm liệu có thể sẽ hỗ trợ mạnh, thanh khoản có thể hồi phục trở lại là những câu hỏi được quan tâm nhất.
Động thái thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường chứng khoán ra sao?

Động thái thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường chứng khoán ra sao?

Theo ước tính của Chứng khoán Everest, thanh khoản thị trường chứng khoán duy trì quanh 13.000-15.000 tỷ do động thái thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tay trên 380 tỷ đồng

Khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tay trên 380 tỷ đồng

Khối ngoại có phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần xả ròng mạnh tay với giá trị hơn 380 tỷ đồng. Lực bán mạnh tập trung ở các mã VND, MSN, KDH.
Cổ phiếu Bảo hiểm phản ứng nhạy với thông tin NHNN tăng lãi suất

Cổ phiếu Bảo hiểm phản ứng nhạy với thông tin NHNN tăng lãi suất

Nhóm cổ phiếu Bảo hiểm được xem là lợi nhất từ việc tăng lãi suất và trong sáng nay một loạt mã đã bật tăng. Những diễn biến này ít nhiều đang đóng góp tích cực cho thị trường sau các nhịp test lại mốc 1.200 điểm.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung xả NLG

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung xả NLG

Khối ngoại cho thấy sự tiêu cực khi đẩy mạnh bán ròng gấp 3 lần phiên trước với giá trị trên 500 tỷ đồng. Trong đó họ bán ròng mạnh nhất mã NLG với 108 tỷ đồng.
VN-Index khắc phục hết thiệt hại, có thêm một phiên vượt qua bài test 1.200 điểm

VN-Index khắc phục hết thiệt hại, có thêm một phiên vượt qua bài test 1.200 điểm

Một lần nữa cung phiên chiều lại không hề bung ra mà còn tiết chế lại. Cầu vào chưa hẳn đã mạnh nhưng nhờ người bán hầu như không có ý định xả ra nên một loạt cổ phiếu đã hồi phục.
Vẫn còn nhiều hoài nghi

Vẫn còn nhiều hoài nghi

Tâm lý nghi ngờ vẫn đang ở mức cao độ trước kỳ họp của FED. Thanh khoản vẫn nên được tiếp tục theo dõi với số đông nhà đầu tư. Trong khi đó, nhóm chấp nhận rủi ro vẫn có thể tranh thủ hành động.
Gom mạnh DGC và HPG, khối ngoại mua ròng trên 400 tỷ đồng

Gom mạnh DGC và HPG, khối ngoại mua ròng trên 400 tỷ đồng

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên giao dịch tích cực khi mua ròng trên 400 tỷ đồng, với tâm điểm tập trung gom cổ phiếu DGC và HPG.
Phục hồi cũng chưa thể bền vững

Phục hồi cũng chưa thể bền vững

Nếu chỉ số có cơ hội hồi phục thì vẫn được đánh giá thiếu độ tin cậy cũng như sự bền vững.
Khối ngoại mua ròng trên 130 tỷ đồng, gom cổ phiếu HPG

Khối ngoại mua ròng trên 130 tỷ đồng, gom cổ phiếu HPG

Hôm nay (19/9), khối ngoại trở lại trạng thái mua ròng tích cực. Cổ phiếu HPG được tập trung mua với giá trị lớn.
Phiên "tát ao", thanh khoản đã nhảy vọt

Phiên "tát ao", thanh khoản đã nhảy vọt

Chốt phiên giao dịch, VN-Index đã bị đạp về gần sát 1.200 điểm. Tuy nhiên, như đã đề cập, thanh khoản mới là điều cần được chú ý và quả thật HOSE đã có thanh khoản còn tốt hơn cả phiên thứ Sáu tuần trước.
Tự doanh nâng số phiên bán ròng trên HOSE lên con số 4, tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng

Tự doanh nâng số phiên bán ròng trên HOSE lên con số 4, tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng

Tự doanh trong nước chỉ hoàn toàn tập trung cho hoạt động bán ra ở phiên hôm nay. Các mã được mua vào hầu như có giá trị không đáng kể.
Lấp nốt gap, VN-Index đang cố rướn qua 1.250 điểm

Lấp nốt gap, VN-Index đang cố rướn qua 1.250 điểm

VN-Index đã khắc phục được một nửa thiệt hại ngay trong chiều qua và đến sáng nay là nỗ lực còn lại để đưa thị trường trở lại trạng thái trước phiên 14/9.
Nhà đầu tư trung hạn có thể chủ động giải ngân từng phần

Nhà đầu tư trung hạn có thể chủ động giải ngân từng phần

Chứng khoán Mỹ đã có biểu hiện hấp thụ xong thông tin CPI tháng 8 và hồi phục nhẹ đêm qua. Áp lực lên thị trường Việt Nam nhờ đó đã nhẹ bớt.
Khó tránh liên đới từ chứng khoán Mỹ

Khó tránh liên đới từ chứng khoán Mỹ

Thị trường Việt Nam sẽ khó tránh được tác động của phiên giảm sâu nhất trong vòng 2 năm của thị trường Mỹ.
Khối ngoại quay lại bán ròng, tâm điểm SSI

Khối ngoại quay lại bán ròng, tâm điểm SSI

Sau 3 phiên mua ròng liên tục, khối ngoại đã nhanh chóng quay lại trạng thái bán ròng với trên 220 tỷ đồng, áp lực bán tập trung tại SSI.
Chuyên gia SHS: “Chứng khoán sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.300 điểm”

Chuyên gia SHS: “Chứng khoán sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.300 điểm”

Theo chuyên gia SHS, thị trường sẽ tích lũy trong khu vực vùng đáy khoảng 1.140 điểm với vùng biên độ trên là khoảng 1.300 điểm .
Trong 4 tháng gần đây, tài khoản chứng khoán mở mới xuống mức thấp nhất, trái ngược thanh khoản lên cao nhất

Trong 4 tháng gần đây, tài khoản chứng khoán mở mới xuống mức thấp nhất, trái ngược thanh khoản lên cao nhất

Tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới giảm 23% so với tháng 7/2022, ghi nhận tháng thứ 4 giảm liên tiếp và về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021

Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021

Tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới giảm 23% so với tháng 7/2022, ghi nhận tháng thứ 4 giảm liên tiếp và về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
HAG được thêm mới vào MVIS Vietnam Index trong khi CEO, APH bị loại

HAG được thêm mới vào MVIS Vietnam Index trong khi CEO, APH bị loại

Theo ước tính, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF có thể mua vào 4,5 triệu cổ phiếu HAG.
Xem thêm
Phiên bản di động