Petrovietnam: “Một đội ngũ - Một mục tiêu”, cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng |
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đạt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Hiện, Bộ Công Thương đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới; báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương tái đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất sửa Luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã lập Ban Chỉ đạo của tỉnh và tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh.
Thủ tướng yêu cầu phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề “đại sự quốc gia”
Tại cuộc họp sáng 4/2 của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân - công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiện toàn, bổ sung thêm các thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc tại Bộ Công Thương, trong đó có các chuyên gia, hoạt động theo phương châm tinh gọn, sâu sát, chuyên nghiệp, chuyên trách.
Về luật pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì khẩn trương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, bảo đảm nhanh và chất lượng; theo hướng cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì đưa vào luật, tiếp tục thực hiện, đồng thời cập nhật các nội dung mới phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện hiện nay, những vấn đề chưa chín, chưa rõ, còn thay đổi thì giao Chính phủ quy định, hướng dẫn phù hợp tình hình. Tinh thần là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường trách nhiệm cá nhân và tập thể, giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ xin cho, nghiêm cấm chạy chọt, cái gì doanh nghiệp làm được thì giao doanh nghiệp làm.
Về cơ chế, chính sách đặc thù (như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…), tất cả các bộ, ngành thấy cơ chế, chính sách nào để làm nhanh nhất, thuận lợi nhất thì đề xuất trước ngày 15/2. Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phải tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.
Phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030
Thủ tướng yêu cầu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, chậm nhất là 31/12/2031, phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 nhân kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này.
EVN được giao làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Việc lựa chọn đối tác nước ngoài thực hiện theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị. EVN, Petrovietnam và các cơ quan phải cử đoàn công tác đàm phán trong tháng 2, có phương án dự phòng.
Quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định qua đàm phán, cập nhật theo tình hình mới và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Về nhân lực, cần rà soát, tập hợp đội ngũ đã được đào tạo, đào tạo bổ sung và có cơ chế thu hút nhân lực, đặc biệt là tổng chỉ huy, tổng công trình sư dự án.
Thủ tướng yêu cầu bố trí vốn, sử dụng vốn dự phòng năm 2025, hoàn tất thủ tục trước 15/2. Việc lựa chọn nhà thầu phải công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực. Ninh Thuận cần triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi cũ.
Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để hoàn thành di dời, ổn định đời sống người dân trong năm 2025. Đồng thời, tỉnh cần đẩy mạnh hợp tác công tư, thu hút đầu tư khai thác sân bay Thành Sơn.
Bộ Công Thương phải trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 28/2/2025, bảo đảm công bằng, ưu tiên các công trình năng lượng trọng điểm tại địa bàn khó khăn. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao triển khai hợp tác với IAEA, báo cáo việc tham gia công ước về đền bù thiệt hại hạt nhân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nhanh các thủ tục, đề xuất chính sách, Bộ Tài chính bố trí kinh phí, nếu cần ứng trước cho Ninh Thuận. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán đào tạo nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định môi trường dự án.
Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan phải đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm minh bạch để người dân giám sát, tạo đồng thuận xã hội.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức họp hằng tháng để kiểm điểm, triển khai nhiệm vụ, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.
EVN: Thi đua vận hành an toàn, đảm bảo cung cấp điện lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp Ngày 31/12, Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) phối hợp với Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ... |
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Điện hạt nhân cần được nghiên cứu, xem xét Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, điện hạt nhân là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét trong quá trình phát triển ... |
Petrovietnam quyết tâm hoàn thành Dự án NMNĐ Long Phú 1 trước năm 2027 Ngày 6/1/2025, tại công trường Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tỉnh Sóc Trăng), Petrovietnam, Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí ... |