Kết quả kinh doanh quý 3 "bết bát", cổ phiếu thép nằm sàn la liệt

31/10/2022 19:02 Tài chính Đinh Thơm
Từ các "ông lớn" Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen tới các doanh nghiệp nhỏ hơn như Thép Vicasa, Thép Thủ Đức,… đều báo lỗ nặng, thậm chí lỗ kỷ lục trong quý 3/2022 khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chất chu kỳ.

Cuối tuần qua, một loạt doanh nghiệp lớn ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), Thép Nam Kim (mã NKG),… công bố kết quả kinh doanh quý 3 với doanh thu sụt giảm mạnh và lợi nhuận tăng trưởng âm.

Kết quả kinh doanh “bết bát” trong quý 3 đã ngay lập tức phản ánh vào giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép, trong đó, cả ba mã HPG, HSG và NKG đều giảm sàn ngay từ phiên sáng 31/10.

Kết lại phiên cuối tháng 10, cổ phiếu HPG giảm sàn về vùng đáy hơn 2 năm trước với khối lượng khớp lệnh hơn 66 triệu cổ, trong đó hơn 45,6 triệu cổ khớp lệnh giá sàn và vẫn dư bán giá sàn hơn 1,8 triệu cổ phiếu.

Mã HSG cũng kết phiên 31/10 ở 11.400 đồng/cổ phiếu (mức đáy 2 năm) với hơn 13 triệu cổ phiếu khớp lệnh giá sàn. Thậm chí, cổ phiếu NKG có phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp, xuống 13.550 đồng/cổ phiếu, trôi về mức thấp nhất 20 tháng và dư bán giá sàn hơn 720.000 cổ phiếu. Trong phiên đã có hơn 7,6 triệu cổ phiếu NKG khớp lệnh giá sàn.

Kết quả kinh doanh quý 3 bết bát, cổ phiếu thép nằm sàn la liệt
Cổ phiếu HPG, HSG đã trôi về vùng đáy 2 năm, trong khi NKG về vùng đáy 20 tháng.

LỖ NẶNG, THẬM CHÍ LỖ KỶ LỤC

Là doanh nghiệp đầu ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cũng soán luôn ngôi lỗ lớn nhất ngành thép quý 3. Quý vừa qua, tập đoàn này ghi nhận doanh thu thuần đạt 34.103 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi kỷ lục 10.351 tỷ. Đây là lần thua lỗ đầu tiên của Hòa Phát kể từ cuối năm 2008.

Theo lý giải của Hòa Phát, kết quả kinh doanh quý 3 sa sút là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu lên cao, đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.

Năm 2022, Hòa Phát đề ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế (LNST) phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, thấp hơn 13-28% so với năm 2021.

Sau 9 tháng đầu năm, LNST của Hòa Phát mới đạt 10.443 tỷ đồng, tương đương 42% mức mục tiêu lợi nhuận thấp của cả năm. Doanh thu 9 tháng đạt 116.559 tỷ đồng, tương đương 73% kế hoạch năm.

Ngoài những biến động trên thị trường thép và nguyên liệu sản xuất, việc VND mất giá cũng tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của Hòa Phát. Trong quý 3, chi phí tài chính của Hòa Phát lên tới 2.309 tỷ đồng, tăng gần 139% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 1.400 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần cùng kỳ.

Đáng chú ý, biến động tỷ giá USD/VND tập trung trong tháng 10 này chưa ghi nhận và chưa phản ánh vào BCTC quý 3 vừa qua. Tương tự, lãi suất cũng chỉ thực sự nổi sóng với bước tăng lớn trong tháng 10, nên chi phí liên quan còn "hẹn" phía trước khi Hòa Phát có đặc thù vay nợ lớn.

Kết quả kinh doanh quý 3

Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) công bố doanh thu thuần quý 3 (tức quý 4 theo niên độ tài chính của công ty) đạt 7.939 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, lỗ sau thuế kỷ lục 887 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.

Lũy kế cả năm tài chính từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 49.711 tỷ đồng, hoàn thành 107% kế hoạch song LNST hợp nhất chỉ đạt 251 tỷ đồng, tương đương mới thực hiện được 17% kế hoạch năm.

Cùng cảnh ngộ, CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) cho biết doanh thu thuần quý 3 giảm hơn 41% so với cùng kỳ, xuống 4.424 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của doanh nghiệp là gần 419 tỷ đồng, trái ngược với mức lãi sau thuế gần 607 tỷ đồng của quý 3 năm ngoái. Đây cũng là khoản lỗ lớn nhất doanh nghiệp thép này từng ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động.

Lũy kế ba quý đầu năm, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 18.771 tỷ đồng và LNST gần 290 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,2% và 83,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả trên, Thép Nam Kim mới thực hiện được 67% kế hoạch doanh thu và 18% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

CTCP Thép Pomina (POM) cũng ghi nhận doanh thu quý 3 giảm 4% so với cùng kỳ, xuống 2.978 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng hơn 19% so với cùng kỳ và vượt doanh thu khiến doanh nghiệp lỗ gộp 578 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính tăng mạnh lên 119 tỷ đồng. Kết quả, Pomina lỗ ròng kỷ lục gần 716 tỷ đồng trong quý 3.

Không khá hơn là bao, Tổng công ty thép Việt Nam - VNSteel (TVN) cũng công bố doanh thu thuần quý 3 giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 8.588 tỷ đồng và lỗ sau thuế 535 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Trong khi đó, CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC) dù ghi nhận doanh thu quý 3 tăng 37% so với cùng kỳ lên 5.672 tỷ đồng, song vẫn lỗ sau thuế 188 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên của SMC trong 10 quý liên tiếp.

Ở nhóm doanh nghiệp nhỏ hơn, Gang thép Thái Nguyên (TIS) báo cáo doanh thu thuần quý 3 đạt 2.605 tỷ đồng, giảm 15,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp lỗ sau thuế 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 8 tỷ đồng.

Thép Vicasa – VNSteel (VCA) cũng báo lỗ gần 24 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua, trái ngược với khoản lãi 2,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý thua lỗ nặng nhất của VCA từ 2010 trở lại đây. Tương tự, Thép Thủ Đức – VNSteel (TDS) báo lỗ gần 22 tỷ đồng, cao gấp 34 lần số lỗ cùng kỳ 2021…

KẾT QUẢ ĐÃ ĐƯỢC DỰ BÁO TRƯỚC

Trong bối cảnh ngành thép bước vào chu kỳ suy thoái, nhiều công ty chứng khoán đã nhận định lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp thép sẽ giảm sâu. Tuy nhiên, kết quả vừa công bố còn gây bất ngờ hơn cả dự báo.

Điển hình như trường hợp của Hòa Phát, trong dự báo đưa ra hồi đầu tháng 10, SSI Research ước tính LNST quý 3 của doanh nghiệp đầu ngành thép khoảng 2,1 nghìn tỷ đồng, giảm 80% so với mức đỉnh trong quý 3/2021. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận quý 3 của Hòa Phát lại âm tới 1.786 tỷ đồng.

Hay như trường hợp Thép Nam Kim, SSI Research dự báo lợi nhuận cả năm đạt 1.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong 3 quý đầu năm (mới đạt 290 tỷ đồng LNST), mục tiêu này sẽ rất khó đạt được. Trong khi đó, dự báo LNST năm 2022 của Hoa Sen đạt 1.400 tỷ đồng đã trở nên quá tầm với khi kết thúc niên độ, tập đoàn này chỉ hoàn thành được 17% kế hoạch năm (tương đương 251 tỷ đồng).

Dù gây bất ngờ cho giới phân tích song mức độ “bết bát” của kết quả kinh doanh ngành thép trong nửa cuối năm đã được Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cảnh báo từ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra hồi tháng 5.

“Mọi người cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3 và hết năm rồi sẽ thấy tại sao chúng tôi thận trọng. Kế hoạch năm nay là khó. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi”, ông Long nói tại đại hội trên.

Trong báo cáo tổng quan tình hình kinh doanh quý mới công bố, ban lãnh đạo Hoà Phát một lần nữa nhắc lại năm 2022 là một năm dồn dập khó khăn với ngành thép. Trong đó, quý 3 vừa qua ngấm chịu hệ quả của các tác động tiêu cực từ thị trường vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ .

Sau một năm đặc biệt thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh thép 2021, năm 2022 trải qua những biến động vĩ mô trên toàn cầu như chiến tranh, suy thoái kinh tế sau COVID và lạm phát, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực có dư âm dài hạn và đồng thời dồn dập. Trước những yếu tố bất lợi khách quan từ thị trường, quý 3/2022 chứng kiến toàn ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chất chu kỳ với màu sắc ảm đạm trong bức tranh kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp thép bao gồm cả Hòa Phát.

Hoà Phát chỉ ra những yếu tố chính tác động tiêu cực tới ngành thép nói chung cũng như hoạt động của tập đoàn nói riêng.

Thứ nhất, giá nguyên liệu cao trong quý 2 đã được phản ánh vào giá thành sản xuất thép của quý 3 vừa qua, đẩy giá vốn tồn kho tăng cao.

Hiện than và quặng là hai nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mà Hòa Phát đang sử dụng. Trong khi quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở mức dễ chịu thì giá than đã trải qua nhiều biến động mạnh trong 9 tháng đầu năm, tăng gấp ba mức bình thường trong hai lần đạt đỉnh vào tháng 3 rồi tháng 5 và chỉ được triệt tiêu một phần từ giá quặng giảm.

Mặc dù hiện tại giá than đã hạ nhiệt, nhưng với vòng quay hàng tồn kho thông thường khoảng 3 tháng, giá thành sản xuất thép quý 3 phần lớn vẫn được cấu thành bởi lượng than nhập mua với giá cao nhất trong quý 2. Đây là nguyên nhân chính khiến cho giá vốn hàng bán của Hòa Phát trong quý này tăng mạnh 6.290 tỷ đồng, tương đương 23% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ hai, sản lượng bán tăng nhưng giá bán thép tiếp tục rơi nhanh khiến doanh thu giảm, cộng thêm việc giá vốn chịu thêm áp lực dự phòng hàng tồn kho.

Thứ ba, chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng mạnh, tỷ giá USD leo dốc làm tăng chi phí tài chính của Hoà Phát.

Lãi suất đi vay của Hòa Phát đã bắt đầu tăng trong quý 3 khiến cho dù dư nợ vay giảm so với quý trước, chi phí lãi vay quý này vẫn tăng 17% lên 837 tỷ đồng.

Bên cạnh lãi vay, tỷ giá là nguyên nhân chính dẫn làm chi phí tài chính của Hòa Phát quý 3 tăng ở mức đáng kể 1.341 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Với nguyên liệu than và quặng sắt chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu và một phần dư nợ vay bằng USD, Hòa Phát tiếp tục ghi nhận trong quý này tổng lỗ chênh lệch tỷ giá thuần đã thực hiện và lỗ chênh lệch tỷ giá thuần từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là 1.013 tỷ đồng.

Và như đề cập ở trên, đà tăng cao của tỷ giá và lãi suất tập trung trong tháng 10 vừa qua chưa ghi nhận ở BCTC quý 3, mà "hẹn" ở kỳ BCTC quý 4 này.

Các tin khác

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Với động lực từ những mảnh ghép trong hệ sinh thái mở rộng khác biệt, VPBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, sẵn sàng sánh bước cùng những tên tuổi ngân hàng trong khối quốc doanh.
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường,với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động