Trái chiều kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm

12/07/2022 09:09 Doanh nghiệp Đinh Thơm
Trong 6 tháng đầu năm 2022, cùng với đà phục hồi khá tốt của kinh tế vĩ mô nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp đi ngược xu hướng phục hồi với kết quả không mấy khả quan.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP quý 2/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất 10 năm trở lại đây. Qua đó, kéo GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có những bước phục hồi khá tốt, kết quả kinh doanh (KQKD) của nhiều doanh nghiệp trong quý 2 và 6 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các doanh nghiệp họ dầu khí, thủy sản. Song bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng âm so với cùng kỳ dù KQKD vượt mục tiêu đề ra.

Không ngoài dự đoán, kết thúc quý 2 và 6 tháng đầu năm nhiều doanh nghiệp họ dầu khí tiếp tục báo lãi lớn, thậm chí gần như hoàn thành kế hoạch cả năm nhờ được hưởng lợi từ việc giá xăng dầu tăng.

Doanh nghiệp dầu khí, phân bón hoàn thành kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã GAS) ước tính doanh thu trong quý 2 đạt khoảng 27.871 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (LNST) 3.424 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 49% so với quý 2 năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, PV GAS ước tính doanh thu đạt 54.560 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021 và LNST đạt 6.919 tỷ đồng, tăng 59%.

Năm 2022, PV GAS đặt kế hoạch doanh thu hầu như đi ngang so với kết quả năm ngoái là 80.000 tỷ đồng, LNST giảm hơn 20% xuống 7.039 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, PV GAS đã thực hiện được 68% kế hoạch doanh thu và hơn 98% chỉ tiêu LNST năm.

Giá dầu tăng mạnh cũng mang lại lợi nhuận lớn cho CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR). Theo tiết lộ của Tổng giám đốc BSR, KQKD nửa đầu năm của công ty tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ. Hiện tại BSR đã vượt xa so với kế hoạch và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của năm 2022. Ông dự báo năm 2022 BSR có thể đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục, hơn 7.000 tỷ đồng.

Còn theo ước tính KQKD trong 6 tháng đầu năm vừa công bố, BSR cho biết công ty đạt tổng doanh thu đạt 87.052 tỷ đồng, tăng khoảng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, công ty lên kế hoạch tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ gần 6,5 triệu tấn sản phẩm. Dựa trên giá dầu 60 USD/thùng, tổng doanh thu mục tiêu 91.678 tỷ đồng và LNST 1.295 tỷ đồng. Hiện giá dầu vẫn neo ở mức trên 100 USD/thùng. Với kết quả trên, BSR đã thực hiện được 95% kế hoạch doanh thu cả năm.

Trái chiều kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm  ảnh 1

Một doanh nghiệp dầu khí khác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng ghi nhận tổng doanh thu đạt 468,3 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, vượt 2 lần so với kế hoạch 6 tháng, đạt 84% kế hoạch năm, tăng 55% so với cùng kỳ 2021.

Trong khi đó, CTCP CNG Việt Nam (mã CNG) ước tính doanh thu quý 2/2022 tăng khoảng 40% lên 1.160 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng khoảng 54% lên 47 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu tăng 45,5% lên 2.161 tỷ đồng và LNTT tăng 87,7% lên 92,5 tỷ đồng.

Tương tự, KQKD 6 tháng đầu năm mới hé lộ của các doanh nghiệp hóa chất, phân bón cũng cho thấy mức tăng trưởng rất khả quan. Điển hình, Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) ước đạt doanh thu 32.830 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2021, bằng 63% kế hoạch năm và lợi nhuận gộp 4.098 tỷ đồng, vượt qua mức lãi khoảng 3.500 tỷ đồng cả năm 2021.

Cùng ngành phân bón, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM) ước tính tổng doanh thu thực hiện quý 2 đạt 4.848 tỷ đồng, LNTT đạt 748 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 711 tỷ đồng. Trước đó, trong quý 1, công ty ghi nhận doanh thu đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 111% so với thực hiện năm 2021, LNST đạt 1.515 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái. Với kế hoạch mục tiêu đạt 1.629 tỷ đồng doanh thu và 78,12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong quý đầu năm, DCM đã vượt 147% chỉ tiêu doanh thu và gấp 19 lần chỉ tiêu lợi nhuận.

Ngoài doanh nghiệp dầu khí, hóa chất, phân bón, các doanh nghiệp thủy sản cũng chứng kiến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nhiều khởi sắc. Trong báo cáo cập nhật ước tính kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 vừa công bố, FiinTrade ước tính CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) sẽ đạt 520 tỷ đồng lợi nhuận trong quý 2, gần gấp đôi cùng kỳ. Trong khi CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) cũng được dự đoán đạt doanh thu hơn 115 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ.

FiinTrade cũng ước tính một số doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tăng trưởng hai, ba con số trong quý 2 như CTCP Cao su Phước Hòa (mã PHR) tăng 158%, đạt 210 tỷ đồng; CTCP Điện Gia Lai (mã GEG) tăng 118%, đạt 160 tỷ đồng; CTCP Gemadept (mã GMD) tăng 46%, đạt 260 tỷ đồng.

Đối với ngành bán lẻ, FiinTrade dự báo sẽ có sự phân hóa lợi nhuận, nhu cầu sụt giảm sau COVID-19 khiến lợi nhuận quý 2 của doanh nghiệp ngành bán lẻ chững lại so với hai quý liền trước đó. Theo đó, lợi nhuận quý 2 của CTCP Thế giới số (mã DGW) chỉ còn tăng 20% so với cùng kỳ và giảm sâu so với quý trước. Trong khi đó, lợi nhuận ước tính của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (mã FRT) vẫn tăng mạnh gấp 6,6 lần cùng kỳ lên 230 tỷ đồng. Tương tự, dự báo lợi nhuận của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) cũng tăng hai con số lên 420 tỷ đồng, tăng 89%.

Vẫn có những doanh nghiệp đi ngược xu thế phục hồi

Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp ước tính kết quả kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (mã POW) cho biết nửa đầu năm 2022 công ty ghi nhận doanh thu đạt 14.865 tỷ đồng, thực hiện 61,3% kế hoạch và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; LNST đạt 1.159 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch năm nhưng giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021.

Trái chiều kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm  ảnh 2

CTCP Phân bón Bình Điền (mã BFC) ghi nhận tổng doanh thu quý 2 đạt 1.833 tỷ đồng, LNTT đạt 75 tỷ đồng, lần lượt giảm 22,6% và 25,6% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của BFC đạt 4.465 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, LNTT hợp nhất 181,9 tỷ đồng, giảm 1,7%. LNTT công ty mẹ là 111,6 tỷ đồng, giảm 5%.

CTCP Vicostone (mã VCS) ước tính doanh thu thuần và LNTT quý 2 lần lượt đạt 1.725 tỷ đồng và 439,8 tỷ đồng, giảm tương ứng 3,8% và 16,91% so với cùng kỳ năm 2021.

Dù ước tính doanh thu quý 2 đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ 2021 song CTCP Pin Ắc Quy Miền Nam (mã PAC) cho biết, LNTT trong quý 2 chỉ đạt khoảng 48 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt 2.115 tỷ đồng, tăng 9,8% so với 6 tháng đầu 2021, song LNTT đạt 103 tỷ đồng, giảm 3%.

Cùng ghi nhận KQKD không mấy khả quan, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) cho biết tổng doanh thu 6 tháng toàn tập đoàn ước đạt 11.650 tỷ đồng, đạt 39,2% kế hoạch năm, LNTT đạt 2.620 tỷ đồng (40,4% kế hoạch). Riêng công ty mẹ, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 950 tỷ đồng, LNTT 462 tỷ đồng, lần lượt đạt 21,3% và 20% kế hoạch năm.

Tính riêng quý 2, doanh thu của GVR đạt khoảng 6.757 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ song LNTT hợp nhất giảm khoảng 17,4% còn 1.121 tỷ đồng.

Ngoài ra, dù chưa công bố KQKD nhưng một số ngành được dự báo có lợi nhuận suy giảm trong quý 2. Cụ thể, trong báo cáo cập nhật thị trường bảo hiểm, SSI Research nhận định mặc dù lãi suất tăng nhưng tỷ lệ bồi thường tại các công ty bảo hiểm sẽ quay lại mức bình thường và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu sẽ không còn thuận lợi như 2021.

Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Do đó, SSI Research dự báo kết quả lợi nhuận quý 2 có thể sẽ không mấy khả quan đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm.

Tương tự, với nhóm ngành thép, trong bối cảnh giá thép sụt giảm, lợi nhuận quý 2 cũng như lũy kế 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong ngành dự kiến sẽ khó được như kỳ vọng.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long đã “rào trước” với cổ đông rằng “hãy đợi đến quý 2, quý 3, quý 4 năm nay sẽ thấy kết quả kinh doanh của Hòa Phát thê thảm thế nào và cũng hiểu vì sao tôi thận trọng trong kế hoạch kinh doanh năm 2022. Ngành thép năm nay sẽ khó khăn, không còn thuận lợi như trước”.

Các tin khác

HOSE vào cuộc với phiên giao dịch bất thường của OGC

HOSE vào cuộc với phiên giao dịch bất thường của OGC

Liên quan đến phiên giao dịch bất thường của OGC, HOSE cho biết "đang phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, tìm hiểu nguyên nhân và sẽ thông tin đến thị trường trong thời gian sớm nhất”.
IDG Ventures khởi kiện VCCorp

IDG Ventures khởi kiện VCCorp

Công ty IDGVV15 Limited và công ty IDG Ventures Việt Nam khởi kiện CTCP VCCorp vi phạm Điều lệ công ty và hợp đồng đầu tư, cho rằng có dấu hiệu bất thường trong kiện toàn nhân sự và che giấu sai phạm quản lý tài chính tại VCCorp.
Kiểm toán không đủ cơ sở để kiểm chứng khoản chi ủy thác đầu tư của ITA cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến

Kiểm toán không đủ cơ sở để kiểm chứng khoản chi ủy thác đầu tư của ITA cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến

Theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, khoản ủy thác đầu tư của ITA cho bà Đặng Thị Hoàng Yến được công ty ghi nhận vào khoản mục đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là chưa phù hợp với quy định, do chưa có đủ các bằng chứng, chưa được bên nhận vốn đầu tư xác nhận.
Quyết bán hết cổ phần tại Sametel, Louis Capital hạ giá chuyển nhượng tương đương giá vốn

Quyết bán hết cổ phần tại Sametel, Louis Capital hạ giá chuyển nhượng tương đương giá vốn

Louis Capital vừa điều chỉnh giá chuyển nhượng toàn bộ hơn 2,8 triệu cổ phiếu SMT, tương đương 51,2% vốn tại CTCP Sametel với giá chuyển nhượng không thấp hơn giá vốn đã đầu tư.
HSBC Việt Nam hợp tác cùng Viettel trong dự án trung tâm dữ liệu bền vững

HSBC Việt Nam hợp tác cùng Viettel trong dự án trung tâm dữ liệu bền vững

Khoản tín dụng xanh này sẽ hỗ trợ Viettel IDC mua sắm thiết bị và máy móc nhằm phát triển một trung tâm dữ liệu bền vững tại Hà Nội.
MWG đang lùi một bước để tiến ba bước?

MWG đang lùi một bước để tiến ba bước?

Khi việc ồ ạt mở rộng chuỗi cửa hàng không mang lại hiệu quả, Thế Giới Di Động đã phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng Bách Hóa Xanh nhằm "lấy lại những gì đã mất" và tạo đà cho chiến lược mở rộng “thần tốc” ra toàn quốc từ 2023.
Lợi nhuận 6 tháng sau soát xét của KBC “bốc hơi” hơn 2.256 tỷ, còn vỏn vẹn

Lợi nhuận 6 tháng sau soát xét của KBC “bốc hơi” hơn 2.256 tỷ, còn vỏn vẹn

So với báo cáo công ty tự lập, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 đã được kiểm toán soát xét của KBC giảm 91,8%, từ 2.456 tỷ đồng còn vỏn vẹn hơn 200 tỷ đồng.
Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

Theo VIMC, tồn tại trên BCTC của Cảng Hải Phòng kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ và đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.
PNJ đạt doanh thu gần 21.000 tỷ đồng, tăng 71% trong 7 tháng đầu năm

PNJ đạt doanh thu gần 21.000 tỷ đồng, tăng 71% trong 7 tháng đầu năm

Luỹ kế 7 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu 20.721 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.167 tỷ đồng, lần lượt tăng 71% và 66% so với cùng kỳ.
Phát Đạt tăng số dư tiền và tương đương tiền lên 600 tỷ đồng cuối quý 2

Phát Đạt tăng số dư tiền và tương đương tiền lên 600 tỷ đồng cuối quý 2

6 tháng đầu năm 2022, Phát Đạt ghi nhận dòng tiền lớn chi cho các hoạt động đầu tư như: trả trước cho các nhà thầu hay tạm ứng để thâu tóm quỹ đất.
Soi "của để dành" hàng chục nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp

Soi "của để dành" hàng chục nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp

Với hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp như SIP, GVR, NTC, SZL, BCM, SZB,... đang có lượng "của để dành" rất lớn để tăng đầu tư, mở rộng quỹ đất.
Tập đoàn FLC công bố lộ trình họp ĐHĐCĐ và lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính

Tập đoàn FLC công bố lộ trình họp ĐHĐCĐ và lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính

Tập đoàn FLC (mã FLC) có công văn phúc đáp gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) về lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên cũng như lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022.
Giá trị thương hiệu tăng 18%, Vinamilk là thương hiệu tiềm năng nhất toàn cầu

Giá trị thương hiệu tăng 18%, Vinamilk là thương hiệu tiềm năng nhất toàn cầu

Theo báo cáo thường niên ngành “Thực phẩm và đồ uống” của Brand Finance 2022, thương hiệu Vinamilk đã được định giá 2,8 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021 và thăng hạng ở nhiều bảng xếp hạng lớn về giá trị và sức mạnh thương hiệu.
Điện Gia Lai bán 35% cổ phần cho tập đoàn điện lực Nhật Bản

Điện Gia Lai bán 35% cổ phần cho tập đoàn điện lực Nhật Bản

Tập đoàn JERA Inc. Nhật Bản vừa ký thỏa thuận mua gần 35,1% cổ phần của CTCP Điện Gia Lai (GEG) và trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất tại GEG. Giá trị thương vụ khoảng 112 triệu USD (tương đương hơn 2.630 tỷ đồng).
Cùng thu về hơn 30.000 tỷ, những mảng nào mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup và Masan trong nửa đầu năm?

Cùng thu về hơn 30.000 tỷ, những mảng nào mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup và Masan trong nửa đầu năm?

Đối với Vingroup, mảng cho thuê bất động sản và khách sạn chứng kiến sự hồi phục sau dịch khi tăng trưởng liên tục 4 quý gần nhất. Còn Masan, bất ngờ là chỉ có 1/3 sản lượng của Masan MEATlife được bán trong hệ thống Winmart/Winmart+.
Vinamilk – 10 năm liền góp mặt trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam

Vinamilk – 10 năm liền góp mặt trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam

Vừa qua, Vinamilk đã được Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022 và cũng là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Thực phẩm và đồ uống được danh sách này gọi tên liên tiếp 10 năm liền từ năm 2013 đến nay với các thứ hạng cao.
Kỳ vọng mùa cao điểm trở lại, Digiworld (DGW) đặt kế hoạch lãi tăng trưởng

Kỳ vọng mùa cao điểm trở lại, Digiworld (DGW) đặt kế hoạch lãi tăng trưởng

Trong quý 3, Digiworld lên kế hoạch doanh thu đạt 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, tương ứng tăng 70% và 87% so với cùng kỳ.
4 công ty chi 3.350 tỷ đồng mua lại dự án Astral City của Phát Đạt

4 công ty chi 3.350 tỷ đồng mua lại dự án Astral City của Phát Đạt

Tại ngày 24/6, toàn bộ 100% vốn điều lệ của Sài Gòn – KL - chủ đầu tư dự án Astral City tại Bình Dương đã được nắm giữ bởi 4 pháp nhân Lyra, Orion, Vega và Gemini.
Nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đứng trước cơ hội phá kỷ

Nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đứng trước cơ hội phá kỷ

13 doanh nghiệp Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đã báo lãi sau thuế đạt 5.519 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng 61,94% so với cùng kỳ.
Chủ tịch Nam Việt (ANV) bán gần hết cổ phiếu

Chủ tịch Nam Việt (ANV) bán gần hết cổ phiếu

Trong gần 1 tháng Chủ tịch HĐQT CTCP Nam Việt đăng ký bán cổ phiếu, mã ANV đã hồi phục gần 10% sau khi giảm khoảng 35% kể từ mức đỉnh 63.700 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm
Phiên bản di động