TS. Trương Văn Phước: Giữ vững "phòng tuyến" ổn định tỷ giá để lạm phát không tràn vào

18/09/2022 19:26 Tài chính Đinh Thơm
Bên cạnh ổn định lãi suất, TS.Trương Văn Phước nhấn mạnh, Việt Nam phải giữ cho bằng được ổn định tỷ giá.
TS.Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam
TS.Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam

Tại phiên tọa đàm cấp cao "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022, chiều 18/9, trả lời câu hỏi vấn đề lạm phát hiện nay có đáng lo ngại hay không, đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu cân bằng lạm phát và cung ứng cho nền kinh tế, Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN phải giải bài toán tổng thể với nhiều yếu tố khác nhau.

"Mục tiêu quan trọng là kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản cho các thị trường tiền tệ và ngoại hối. Các biến số như lãi suất, tỷ giá đều được đưa vào bài toán tổng thể này", Phó thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định.

Không để VND rơi vào vòng xoáy mất giá

Theo Phó thống đốc NHNN, thực tế trong năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động rất phức tạp và khó lường, chưa từng có tiền lệ. Các biến số đó làm cho rủi ro của các nền kinh tế, đặc biệt cho hệ thống tài chính, ngân hàng là rất lớn. Do đó, kìm hãm lạm phát là ưu tiên hàng đầu của nhiều nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế lớn.

Để chống lạm phát, nhiều ngân hàng trung ương của nhiều nước trên thế giới đã chần chừ do đánh giá lạm phát là tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng, tuy nhiên lạm phát kéo dài hơn dự kiến cho thấy vấn đề thực sự phức tạp hơn, các ngân hàng trung ương đã tăng nhanh và tăng mạnh lãi suất, dẫn đến nguy cơ suy thoái.

Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trước bối cảnh đó, NHNN đã gặp nhiều khó khăn trong điều hành và thực tế trong 8 tháng qua NHNN đã sử dụng nhiều công cụ, biện pháp để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định mặt bằng lãi suất, cố gắng không để rơi vào vòng xoáy mất giá đồng nội tệ như nhiều nước.

"Tuy nhiên, áp lực lạm phát còn lớn và kéo dài, chúng ta mới chỉ tạm yên khi chỉ số CPI tạm dừng lại sau khi tăng liên tục trong các tháng trước và khả năng kiểm soát lạm phát của cả năm 2022. Dù vậy, vẫn còn nhiều áp lực về kìm hãm lạm phát trong năm 2023 sắp tới và các năm tiếp theo vẫn còn, nên không thể chủ quan được trong công tác điều hành", Phó thống đốc NHNN nói.

TS. Trương Văn Phước: Giữ vững "phòng tuyến" ổn định tỷ giá để lạm phát không tràn vào ảnh 1
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà

Nói thêm về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trong hơn 10 năm qua, biện pháp hành chính đã thể hiện được sự hiệu quả trong ổn định hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trước năm 2011, tăng trưởng tín dụng rất cao, ở mức trên 30%. Trong 10 năm trở lại đây, NHNN đã cố gắng điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức 12 – 14%. Nhờ đó, đã đạt được ổn định vĩ mô trong hơn 10 năm qua.

Cũng theo Phó thống đốc NHNN, để tăng trưởng kinh tế, cần nhiều nguồn vốn khác nhau, không chỉ là tín dụng ngân hàng. Bản thân nền kinh tế cần có vốn đầu tư của các chủ thể như vốn từ thị trường vốn (chứng khoán, trái phiếu), đầu tư công cũng là một nguồn rất quan trọng, hay nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những kênh dẫn vốn cho nền kinh tế do đó cần khơi thông đầy đủ các kênh vốn này.

"Trong nhiều năm trở lại đây, áp lực tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao. Theo thống kê trong 10 năm qua, quy mô nền kinh tế tăng 2,7 lần, trong khi đó, quy mô tín dụng tăng 4,4 lần. Như vậy tỷ lệ tín dụng/GDP tăng từ 80% lên mức hiện nay là trên 124%", Phó thống đốc cho hay.

Ông cho biết thêm, năm nay, NHNN đã tính toán mức tăng trưởng tín dụng thực hiện hỗ trợ cho phát triển kinh tế khoảng 14%, là mức cao hơn hai năm trước. Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới thắt chặt, áp lực lạm phát cao, NHNN vẫn cố gắng để đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hai năm trước.

Tín dụng thực tế đã tăng nhanh từ đầu năm, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cố gắng kiểm soát lĩnh vực rủi ro. Hiện nay đã tăng hơn 10%, tăng nhanh hơn cùng kỳ.

Phó thống đốc cho biết, có ý kiến cho rằng nới tăng trưởng tín dụng thêm vài % nữa, tuy nhiên hiện nay hệ số sử dụng vốn của các ngân hàng đã gần như đạt 100%, tức là đã sử dụng gần hết vốn huy động để cho vay. Nếu nâng tăng trưởng tín dụng thêm vài % nữa thì nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến thanh khoản hệ thống cũng như mặt bằng lãi suất sẽ lập tức dâng lên.

"Gần đây Moody's có nâng hạng thị trường của Việt Nam nhưng cũng đi kèm cảnh báo tỷ lệ tín dụng/GDP đang trên 124% và tỷ lệ tổng tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trên tổng GDP là 187%, tức là đòn bẩy rất lớn. Do vậy ảnh hưởng đến rủi ro an toàn tài chính trong tương lai", Phó thống đốc nói thêm.

Từ những yếu tố trên NHNN cần hết sức thận trọng trong điều hành tăng trưởng tín dụng. Hiện nay NHNN vẫn giữ mức tăng trưởng tín dụng là 14%, không điều chỉnh giảm và thấy đó là mức phù hợp.

Có hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát?

Bình luận về những giải pháp kiềm chế lạm phát, mà Phó thống đốc Phạm Thanh Hà nêu, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam cho rằng, tình hình lạm phát toàn cầu là một hiện tượng phổ biến và nhiều ngân hàng trung ương các nước đã phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Như vậy có thể thấy lãi suất vẫn là công cụ chính để kiềm chế lạm phát.

Có nhiều nhận định, đánh giá khác nhau về vấn đề tăng lãi suất nhưng theo TS. Trương Văn Phước có ba mục tiêu chính. Thứ nhất, thông thường khi lãi suất tăng lên, thì cầu giảm, đó là điều mong muốn để hạ bớt cầu về tín dụng ở các quốc gia đang có lạm phát cao.

Thứ hai là làm dịu bớt thị trường lao động nóng. Sau đại dịch COVID-19, các nước sử dụng biện pháp tăng tiền lương để kéo lao động thì lại rơi vào một hiệu ứng nan giải: giá tăng khiến tiền lương tăng, tiền lương tăng làm cho giá tăng.

Thứ ba, tăng lãi suất suy cho cùng là làm cho đồng nội tệ tăng lên. "Chính vì vậy, việc sử dụng lãi suất là điều quan trọng", TS. Trương Văn Phước khẳng định và khuyến nghị NHNN cần cố gắng ổn định lãi suất là tốt nhất.

Vấn đề thứ hai là về tỷ giá, TS. Trương Văn Phước nhấn mạnh, Việt Nam phải giữ cho bằng được ổn định tỷ giá. "Đây là 'phòng tuyến sông Cầu', nếu vỡ phòng tuyến này thì lạm phát sẽ tràn vào", ông nhấn mạnh.

Ông Phước đánh giá, thời gian vừa qua, NHNN đã làm tốt việc giữ tỷ giá trung tâm khoảng 0,6 và cho thị trường dao động trong biên độ cộng trừ 3%. Như vậy là sự lan truyền của lạm phát và Việt Nam sẽ bị ngưng lại bởi phòng tuyến tỷ giá này.

Theo vị chuyên gia, NHNN đứng trước khó khăn là điều hành tỷ giá thì phải can thiệp mà can thiệp trong bối cảnh xuất khẩu không phải là dễ dàng. Như vậy, để hóa giải được vấn đề này NHNN cần mở rộng cho vay ngoại tệ xem như cầu về ngoại hối hiện nay sẽ dịch chuyển về trong tương lai.

"Đương nhiên sẽ có câu hỏi vì sao chúng ta đang chống đô la hóa mà lại hỗ trợ cho vay ngoại tệ. Đây là vấn đề cần cân nhắc và sự đánh đổi đó là cần thiết cho Việt Nam chúng ta", ông Phước nêu quan điểm.

Về vấn đề cung tiền, ông Phước cho biết các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để hạn chế cung tiền, Việt Nam không tăng lãi suất mà vẫn kiểm soát được cung tiền vì có hạn mức tín dụng.

"Hạn mức tín dụng là điều gây nên rất nhiều tranh cãi nhưng theo tôi hạn mức tín dụng cần duy trì trong một thời gian nữa, chừng nào có thể Việt Nam cũng như thế giới có thể ổn định được lạm phát", ông Phước nói thêm.

TS. Trương Văn Phước: Giữ vững "phòng tuyến" ổn định tỷ giá để lạm phát không tràn vào ảnh 2
TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Tham gia thảo luận, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, việc lựa chọn chính sách tiền tệ và tài khóa trong trạng thái kinh tế lạm phát cao, rủi ro vĩ mô lớn, sản xuất đình trệ, là rất phức tạp, khó khăn thách thức.

Theo đó, nhà hoạch định chính sách đứng trước cả hai nguy cơ: lạm phát và suy thoái. Phần lớn các nước đã lựa chọn hy sinh tăng trưởng để kìm hãm lạm phát bằng các biện pháp thắt chặt, tăng lãi suất. Trong tình hình này, Việt Nam đã có lựa chọn khác, vừa thúc đẩy phục hồi, vừa ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo TS. Võ Trí Thành, lựa chọn này có cơ sở là cuối năm 2021, vị thế tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan. Do vậy, Việt Nam đã quyết định dựa nhiều vào chính sách tài khóa, ngay cả việc hỗ trợ 2% thuế giá trị gia tăng, nguồn tiền hỗ trợ đều nhờ ngân sách, chưa cần dùng đến chính sách tiền tệ.

"Việc lựa chọn này là hợp lý, do chính sách tài khóa ít gây áp lực cho lạm phát hơn, đồng thời cũng có dư địa lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Việc tập trung vào chính sách tài khóa cũng đã tạo dư địa cho chính sách tiền tệ để ứng phó với những rủi ro, bất định", ông Thành đánh giá.

TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, kết quả của lựa chọn chính xác này là khi tình hình quốc tế có biến động mạnh, tình hình tài khóa của nước ta vẫn vững vàng, thu ngân sách tám tháng đầu năm tăng cao, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nới tài khóa, cẩn thận và linh hoạt với chính sách tiền tệ.

Nói thêm về trần tín dụng, TS. Võ Trí Thành cho rằng con số 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới lỏng hơn thì áp lực lên tỷ giá còn lớn, gây áp lực lên lãi suất, tạo nguy cơ chảy máu vốn.

Ông phân tích, tăng tín dụng của Việt Nam lên 14% không phải quá nới lỏng, nhưng cũng không phải thắt chặt, tỷ lệ tín dụng trên GDP là 124%, mức rất rủi ro, nhưng các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng vốn để đảm bảo an toàn. Đó sẽ là cơ sở để tính toán mức tăng tín dụng hợp lý.

Cuối cùng, ông lưu ý cần vận dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa, tập trung vào sản xuất kinh doanh, hạn chế các lĩnh vực rủi ro, kiểm soát chặt chẽ phần đầu tư cho trung, dài hạn, để bổ sung cho một số lĩnh vực kinh doanh phù hợp tùy theo chu kỳ kinh doanh của ngành.

Các tin khác

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Với động lực từ những mảnh ghép trong hệ sinh thái mở rộng khác biệt, VPBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, sẵn sàng sánh bước cùng những tên tuổi ngân hàng trong khối quốc doanh.
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường,với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động