Doanh nghiệp phải đối mặt nhiều khó khăn từ thách thức của thị trường tài chính, tình trạng thổi giá đất
Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn chuyển giao, rất nhạy cảm với cả yếu tố tích cực và tiêu cực |
Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao
Ngày 21/10, trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, năm 2024 tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng.
Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, việc đạt được mức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng chưa phản ánh hết khó khăn tiềm ẩn trong nền kinh tế như sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư công. Các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn… chưa chuyển biến rõ nét. Sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại; lạm phát chịu áp lực lớn hơn trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tính chung 9 tháng qua, bình quân 1 tháng có 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm, bình quân 1 tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. |
Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao. Việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm còn thấp, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế, áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn lớn.
Tỷ giá có giai đoạn biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và tỷ giá. Rủi ro an ninh mạng đối với hệ thống tài chính Việt Nam trở nên thường trực và hiện hữu với hậu quả khó lường. Thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể song vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Vẫn còn tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao
Cũng theo báo cáo thẩm tra, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận. Tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở.
Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở dù có nhiều nỗ lực, cố gắng song kết quả chưa như kỳ vọng.
Ngoài ra, nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tiếp tục là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, để lại hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. |
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
Về kế hoạch năm 2025, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Chính phủ cần tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển; kiểm soát bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn.
Đặc biệt, Chính phủ cũng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tính toán kỹ tác động, hiệu quả khi điều hành lãi suất, tỷ giá; điều tiết tiền tệ, thanh khoản thị trường phù hợp để ổn định hệ thống tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nợ xấu; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả, đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.
Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài, trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đất đai; sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; có giải pháp ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản kết hợp với kiểm soát tốt hơn số lượng nhà ở đang được xây dựng mới, khắc phục tình trạng mất cân đối cung-cầu hoặc cầu có nhưng không có khả năng thanh toán.
Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Chính phủ cần có giải pháp kích thích tiêu dùng, mở rộng nhu cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển du lịch nội địa, tiếp tục giảm chi phí logistics; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi khu vực, toàn cầu; ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu đặc biệt là điện, xăng, dầu.
Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân giá nhà ở tăng đột biến thời gian qua Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đã thông tin về nguyên nhân dẫn đến ... |
Việc áp dụng bảng giá đất sát với giá thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, giá đất Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, ... |
Luật Đất đai có hiệu lực sớm có thể sẽ khiến giá bất động sản tăng mạnh Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai có hiệu lực sớm có thể khiến đất nền phân lô tăng giá do ... |