Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội |
Bằng những chiêu trò tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã khiến hàng loạt du khách mất trắng số tiền triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp uy tín trong ngành du lịch, hàng không cũng trở thành “nạn nhân gián tiếp” khi bị mạo danh, uy tín bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
![]() |
Từ những lời chào mời giá rẻ hấp dẫn, các website, fanpage du lịch giả mạo đã khiến hàng loạt du khách rơi vào cảnh “mất tiền, mất luôn chuyến đi”. |
Mỗi dịp lễ dài ngày, như 30/4 - 1/5, đều trở thành mùa “hốt bạc” của ngành du lịch. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mà các đối tượng lừa đảo hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng việc đánh trúng tâm lý ham rẻ, muốn có được chuyến đi tiết kiệm nhưng tiện lợi, các đối tượng này đã thiết lập các website, fanpage mạo danh thương hiệu lớn để tiếp cận người dùng.
Lừa đảo mùa cao điểm, du lịch trở thành “cái cớ” hoàn hảo
Công an TP.HCM đã cảnh báo, một trong những thủ đoạn phổ biến là quảng cáo vé máy bay giá rẻ bất thường trên mạng xã hội, kèm theo lời mời gọi hấp dẫn như “vé hot giá hời, số lượng có hạn” nhằm kích thích người mua chuyển khoản giữ chỗ. Ngay sau đó, liên lạc bị cắt đứt, hoặc nạn nhân tiếp tục bị dẫn dụ chuyển thêm tiền với nhiều lý do như sai nội dung, lỗi hệ thống, hoàn tiền cần xác nhận lại…
Không chỉ dừng ở vé máy bay, đặt phòng khách sạn, combo tour giá rẻ cũng là cái bẫy thường thấy. Chị P.T.T, một người dân ở Hải Phòng mất hơn 1 tỷ đồng chỉ vì tin vào một fanpage có “tích xanh” – biểu tượng mà chị cho là minh chứng cho sự uy tín. Chị đã chuyển tiền theo hướng dẫn, rồi bị lừa nhập mã OTP giả mạo do kẻ xấu cung cấp, từ đó toàn bộ số tiền trong tài khoản bị rút sạch.
Theo khảo sát từ nhiều hội nhóm du lịch trên mạng xã hội, các website và fanpage giả mạo được thiết kế vô cùng tinh vi, gần như sao chép y nguyên giao diện của các công ty du lịch, khách sạn nổi tiếng.
Các đối tượng lừa đảo còn sử dụng những hình ảnh thật của khu nghỉ dưỡng, đánh giá ảo từ khách hàng, thậm chí thuê KOLs hoặc chạy quảng cáo Facebook để tạo độ tin cậy.
![]() |
Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, làn sóng lừa đảo tinh vi qua mạng xã hội lại tiếp tục bùng phát, trở thành vấn nạn đáng báo động. |
Một du khách ở TP.HCM cho biết, anh đặt phòng tại một khách sạn ở Nha Trang thông qua một ví điện tử, nhưng khi đến nơi thì được thông báo rằng “khách sạn không nhận đặt qua bên thứ ba” và từ chối tiếp nhận. Nhân viên khách sạn xác nhận đã có nhiều trường hợp tương tự trong dịp lễ này, cho thấy thủ đoạn đã được thực hiện quy mô, có tổ chức.
Không chỉ người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp hoạt động chân chính cũng trở thành “nạn nhân” gián tiếp khi bị mạo danh. Đại diện một khu nghỉ dưỡng tại Ninh Bình, nơi bị giả mạo fanpage để lừa đảo chia sẻ: “Khách hàng gọi điện phản ánh, chúng tôi mới biết có fanpage giả mạo đang hoạt động dưới tên mình. Sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và lòng tin từ khách hàng”.
Một đại lý vé máy bay chính hãng tại TP.HCM cho biết, trong dịp cao điểm mỗi ngày đơn vị nhận được từ 3 - 5 cuộc gọi của khách hàng phản ánh bị lừa từ các fanpage bán vé giá rẻ.
“Chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng chỉ thanh toán qua website chính thức hoặc các đại lý được hãng hàng không ủy quyền. Nhưng đôi khi người tiêu dùng không xác minh kỹ thông tin, chỉ vì ham giá rẻ vài trăm nghìn mà đánh đổi cả chuyến đi”, đại diện này nói.
Đừng vội tin vào các “dấu tích xanh”
Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Công an các tỉnh, thành đã ra nhiều văn bản cảnh báo, trong khi đó Sở Du lịch Ninh Bình còn phát đi văn bản số 132/SDL-TTr yêu cầu các cơ sở lưu trú minh bạch thông tin, niêm yết giá, chỉ sử dụng các nền tảng đặt phòng uy tín, đồng thời khuyến cáo người dân cảnh giác khi chuyển tiền đặt phòng.
![]() |
Những trang giả mạo này được thiết kế công phu, có giao diện bắt mắt, logo y như thật. |
Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông cũng đã lên tiếng về việc các đối tượng sử dụng công nghệ cao, giả mạo con dấu, hóa đơn thanh toán, lập các trang web giả giống đến 90% so với bản gốc.
Một số thủ đoạn còn tinh vi đến mức dùng trí tuệ nhân tạo để giả mạo hình ảnh người thân, gọi video giả để mượn tiền du lịch từ người thân của nạn nhân.
Để bảo vệ bản thân, du khách cần kiểm tra kỹ fanpage, website. Không vội tin vào các dấu tích xanh, lượng tương tác hay hình ảnh lung linh. Hãy kiểm tra URL, liên hệ qua tổng đài chính thức để xác minh.
![]() |
Một khi khách hàng “cắn câu”, các đối tượng lập tức yêu cầu chuyển khoản cọc với lý do giữ phòng, giữ vé hoặc đóng phí dịch vụ trước để được hưởng ưu đãi. |
Tuyệt đối không chuyển tiền cho cá nhân. Trừ khi bạn biết rõ danh tính và mối quan hệ, mọi giao dịch nên thực hiện thông qua nền tảng chính thức. Gọi xác nhận trước khi thanh toán.
Bất kỳ nghi ngờ nào cũng nên được xác minh qua hotline chính thức của hãng hàng không, khách sạn. Báo cáo ngay khi phát hiện lừa đảo. Việc chậm trễ có thể khiến đối tượng kịp thời xóa dấu vết. Hãy đến công an trình báo và cung cấp đầy đủ bằng chứng.
Những “giấc mơ” về một chuyến du lịch đáng nhớ có thể trở thành “ác mộng” nếu người tiêu dùng thiếu tỉnh táo. Việc cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo không chỉ bảo vệ tài sản của cá nhân mà còn góp phần giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, bền vững. Và hơn ai hết, sự tỉnh táo của người dân chính là lớp “bảo hiểm” đầu tiên và hiệu quả nhất.
![]() Chiếc Ford Mustang GT đời 2017, trị giá hơn 30.000 bảng Anh (khoảng 960 triệu đồng), đã bị đánh cắp ngay trước mắt hai vợ ... |
![]() Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công ... |
![]() Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây ... |