Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển

11/04/2025 10:00 Sản xuất kinh doanh Hồng Ngọc
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
Petrovietnam bứt phá ngay từ tháng đầu năm 2025, đặt nền móng cho tăng trưởng “hai con số”

Được ký lần đầu tiên vào ngày 16/02/1989, PSC Lô PM3 CAA là dấu mốc khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa Petrovietnam và Petronas. Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia năm 1992, Petrovietnam và Petronas chính thức được giao đại diện nước chủ nhà triển khai hoạt động dầu khí tại khu vực chồng lấn giữa hai quốc gia. Đây là biểu tượng của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Malaysia trong hơn 50 năm qua.

Kể từ đó, Petrovietnam và Petronas đã xây dựng nên mối quan hệ đối tác chiến lược truyền thống, ổn định và hiệu quả. Sự hợp tác được mở rộng không chỉ ở khâu thăm dò - khai thác, mà còn sang các lĩnh vực mới như LNG, năng lượng tái tạo và ứng dụng công nghệ giảm phát thải CO₂, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng của thế giới cũng như việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của hai bên.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Sơ đồ hoạt động lô PM3 CAA.

Dự án dầu khí Lô PM3 CAA trải qua 6 giai đoạn phát triển, với 39 lần cập nhật kế hoạch khai thác, đưa vào vận hành 178 giếng phát triển, 02 giàn công nghệ trung tâm (CPP), 02 tàu FSO và trên 10 giàn vệ tinh đầu giếng, cùng hệ thống đường ống dẫn khí PM3 CAA Cà Mau dài 298km. Lưu lượng khai thác hiện tại đạt khoảng 20.000 thùng dầu và khoảng 200 triệu bộ khối khí mỗi ngày - con số thể hiện hiệu quả kỹ thuật vượt trội và sự phối hợp vận hành bền vững.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn khẳng định việc gia hạn PSC Lô PM3 CAA là một quyết định mang tính chiến lược quan trọng.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn khẳng định, việc gia hạn PSC Lô PM3 CAA thêm 20 năm (từ năm 2028 đến năm 2047) là một quyết định mang tính chiến lược quan trọng. Theo đó, đảm bảo khai thác tối đa tài nguyên dầu khí, duy trì nguồn cung khí ổn định cho Việt Nam. Đồng thời, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng dầu khí hiện có, góp phần vào cam kết phát triển bền vững và giảm phát thải. Đặc biệt, sự kiện còn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai quốc gia.

Tính đến hết năm 2024, dự án đã khai thác khoảng 250 triệu thùng dầu và 1.600 tỷ bộ khối khí (tương đương 43 tỷ mét khối), trong đó gần 25 tỷ mét khối khí đã được cung cấp cho Việt Nam, góp phần hình thành và phát triển tổ hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đóng góp to lớn vào kinh tế xã hội khu vực Tây Nam Bộ. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 10 tỷ USD, dự án đã tạo ra doanh thu dầu khí lên đến 24,8 tỷ USD, mang lại giá trị kinh tế vượt trội và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước của cả hai quốc gia.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Petrovietnam và Petronas ký kết hợp đồng hợp tác tại Lô PM3 CAA.

Việc gia hạn PSC tại Lô PM3 CAA thêm 20 năm, từ 2028 đến 2047 thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí; hướng tới mục tiêu tối ưu khai thác tài nguyên hiện có, đồng thời mở ra cơ hội thăm dò các tầng sâu hơn, kết nối với các mỏ lân cận và quan trọng hơn cả - ứng dụng công nghệ thu gom và giảm phát thải carbon, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cam kết Bộ Công Thương sẽ đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được triển khai an toàn, hiệu quả, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao nỗ lực của hai Tập đoàn, của hai nước chủ nhà, các đối tác trong Tổ hợp Nhà thầu - đặc biệt là Hibiscus, Petronas Carigali và PVEP - trong việc thúc đẩy tiến trình gia hạn hợp đồng lần này. Đây là quyết định chiến lược, giúp chúng ta tiếp tục tận thu tài nguyên, duy trì nguồn cung khí ổn định cho khu vực Tây Nam Bộ, nơi cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau giữ vai trò rất quan trọng với an ninh năng lượng và phát triển vùng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị các bên nhà thầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các nội dung đã cam kết, bảo đảm tiến độ, an toàn và tuân thủ pháp luật Việt Nam và Malaysia. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được triển khai an toàn, hiệu quả, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia, đóng góp thiết thực cho cả hai quốc gia Việt Nam và Malaysia.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, hợp tác giữa Petrovietnam và Petronas trong việc khai thác tài nguyên là mẫu mực trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai quốc gia.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, sự kiện đánh dấu sự trưởng thành và phát triển hợp tác chặt chẽ, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa Petrovietnam và Petronas. Đây cũng là dấu mốc cho chặng đường mới trong quá trình phát triển của Petrovietnam và Petronas nói riêng, khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia nói chung.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự hợp tác giữa Petrovietnam và Petronas trong việc khai thác tài nguyên. Đồng thời khẳng định đây là mẫu mực trong việc hợp tác trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai quốc gia.

Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
Nguồn khí được khai thác từ Lô PM3 CAA góp phần hình thành và phát triển tổ hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhận định, việc 2 Tập đoàn cam kết khai thác hiệu quả tài nguyên, ứng dụng công nghệ sạch, giảm phát thải tiến tới phát triển bền vững, cùng thực hiện cam kết chung Net zero vào năm 2050 là định hướng phù hợp với chiến lược quốc gia của 2 nước, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn mạng lưới kết nối năng lượng khu vực bền vững.

Sự hợp tác thành công giữa Petrovietnam và Petronas tại Lô PM3 CAA là minh chứng sống động cho tinh thần hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Malaysia. Đây không chỉ là mô hình quản lý hiệu quả tại vùng biển chồng lấn, mà còn góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Với tầm nhìn dài hạn và cam kết hợp tác đôi bên cùng có lợi, Petrovietnam và Petronas sẽ tiếp tục đồng hành, nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược, đóng góp tích cực cho một tương lai năng lượng bền vững của hai quốc gia và toàn khu vực, xứng tầm vị thế doanh nghiệp quốc gia với bề dày lịch sử 50 năm thành lập.

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được thành lập vào năm 1975 với sứ mệnh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là trụ đỡ kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. Sau 50 năm xây dựng và hình thành, Petrovietnam đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) là một tập đoàn năng lượng toàn cầu với nhiều hoạt động ở hạ nguồn và thượng nguồn, từ khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên đến sản xuất hóa dầu, lọc hóa dầu, phân phối nhiên liệu...

Lô PM3 CAA được vận hành bởi Tổ hợp Nhà thầu với sự điều hành của Hibiscus Oil & Gas Malaysia Ltd. (35%), và các bên tham gia là PVEP (đơn vị thành viên thuộc Petrovietnam - 30%) và Petronas Carigali Sdn. Bhd. (35%).

Năm 2024, PVOIL là 1 trong 3 đơn vị của Petrovietnam đạt doanh thu trên 100.000 nghìn tỷ Năm 2024, PVOIL là 1 trong 3 đơn vị của Petrovietnam đạt doanh thu trên 100.000 nghìn tỷ

Trong 11 tháng năm 2024, PVOIL ước đạt tổng doanh thu trên 120.000 tỷ đồng, là 1 trong 3 đơn vị của Tập đoàn Dầu ...

Petrovietnam quyết tâm hoàn thành Dự án NMNĐ Long Phú 1 trước năm 2027 Petrovietnam quyết tâm hoàn thành Dự án NMNĐ Long Phú 1 trước năm 2027

Ngày 6/1/2025, tại công trường Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tỉnh Sóc Trăng), Petrovietnam, Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí ...

EVN, Petrovietnam làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận EVN, Petrovietnam làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) ...

Các tin khác

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất - kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
Nguồn vốn Agribank đồng hành phát triển kinh tế tư nhân

Nguồn vốn Agribank đồng hành phát triển kinh tế tư nhân

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.
TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ bảo mật, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum - giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Sản phẩm vay mua ô tô của VPBank được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp SME, với mức lãi suất hấp dẫn hàng đầu thị trường cùng thời gian hoàn tất thủ tục vay siêu ngắn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp SME.
Tuyển chọn ứng viên chương trình thực tập sinh hộ lý Nhật Bản, lương cao

Tuyển chọn ứng viên chương trình thực tập sinh hộ lý Nhật Bản, lương cao

Trung tâm Lao động ngoài nước đã thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý Nhật Bản WAA năm 2025. Thời gian tiếp nhận hồ sơ hết tháng 6/2025.
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

Ngày 24/4/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu

Ngày 24/4/2025, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.
Cổ Loa: Từ vùng ven thành tâm điểm đầu tư mới phía Đông Hà Nội

Cổ Loa: Từ vùng ven thành tâm điểm đầu tư mới phía Đông Hà Nội

Hưởng lợi trực tiếp từ các đại dự án hạ tầng đang được đồng bộ triển khai, khu vực Cổ Loa đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, với tiềm năng tăng giá bất động sản ít nhất gấp đôi trong 5 năm tới theo đánh giá của các chuyên gia. Với sự cam kết đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ và TP. Hà Nội, hạ tầng sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là “bảo chứng” cho giá trị gia tăng bền vững và Cổ Loa đang là minh chứng rõ nét cho xu hướng đó.
SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
“Điểm giao dịch xanh” Agribank - hành động vì mục tiêu phát triển bền vững

“Điểm giao dịch xanh” Agribank - hành động vì mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức triển khai chương trình “Điểm giao dịch xanh”, hướng tới phát triển bền vững.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Agribank triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025

Agribank triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025

Trong các ngày 28 và 29/03/2025, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025.
Thuê 1.000 ô tô điện kinh doanh du lịch xanh ở Đà Nẵng, FIR đang làm ăn ra sao?

Thuê 1.000 ô tô điện kinh doanh du lịch xanh ở Đà Nẵng, FIR đang làm ăn ra sao?

Ngày 28/3, tại Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Future (GF) ký hợp đồng cho Công ty Cổ phần Địa ốc First Real (HOSE: FIR) thuê 1.000 ô tô điện VinFast nhằm triển khai mô hình du lịch xanh tại Đà Nẵng.
AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một phương thức cắt giảm chi phí lao động. Nếu không có chiến lược hợp lý, việc sa thải hàng loạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Gói cho vay NOXH: Cá nhân "hết suất", ưu tiên chủ đầu tư

Gói cho vay NOXH: Cá nhân "hết suất", ưu tiên chủ đầu tư

Để người lao động có thể mua được nhà ở xã hội, có ý kiến đề nghị nên nới lỏng điều kiện vay vốn, tăng mức vay lên 90% và kéo dài thời gian vay lên 30 năm. Nhưng liệu đây có phải giải pháp thực sự khả thi?
Xem thêm
Phiên bản di động