Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân |
Không còn là câu chuyện trồng bao nhiêu cây thuốc, mà là làm sao để hàng vạn hộ nông dân có thể sống được từ gốc rễ dược liệu, thứ từng là “linh hồn” của y học phương Đông.
![]() |
Tọa đàm về Thực trang ngành dược liệu Việt Nam. |
Việt Nam hiện có hơn 5.000 loài cây dược liệu, trong đó hàng trăm loài có giá trị cao và ứng dụng rộng trong y học cổ truyền cũng như công nghiệp thực phẩm chức năng. Nhưng trái ngược với tiềm năng, những người làm nghề trồng, hái, chế biến dược liệu vẫn sống trong sự bấp bênh, thất thường và vô định.
Đâu là lối ra cho người trồng?
Một hộ trồng đương quy ở Bắc Yên (Sơn La) chia sẻ, năm ngoái gia đình có trồng một mẫu đương quy. Đến lúc thu hoạch thì thương lái báo giá rớt hơn nửa, có khi còn không tới mua nên buộc phải chặt bỏ, đốt đi cho khỏi thối ruộng. Một nỗi xót xa không hiếm thấy ở những vùng dược liệu lớn như Lai Châu, Yên Bái, Kon Tum…
Theo Viện Dược liệu, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 60.000 tấn dược liệu, nhưng trớ trêu là phải nhập khẩu đến 75% chủ yếu từ Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều vùng trồng trong nước lại “đói” đầu ra vì không đạt chuẩn, không kết nối được với doanh nghiệp hoặc không qua được các khâu kiểm định chất lượng.
“Không có thị trường ổn định, không có cam kết thu mua thì người trồng không thể duy trì nghề. Mất họ là mất luôn cả vùng nguyên liệu, là đứt gãy toàn bộ chuỗi giá trị”, chuyên gia Dương Quốc Sỹ cảnh báo.
Vậy, làm sao để người trồng dược liệu có thể sống được từ nghề? Đó không chỉ là câu hỏi kinh tế, mà là bài toán chính trị, xã hội và chiến lược quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia Dương Quốc Sỹ đề xuất 4 giải pháp.
![]() |
Người sản xuất dược liệu chăm chú nghe các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm. |
Thứ nhất, xây dựng “chợ dược liệu sạch” cấp vùng và quốc gia. Đây là mô hình sàn giao dịch minh bạch, nơi kiểm nghiệm, chứng nhận nguồn gốc, chất lượng và tạo không gian gặp gỡ giữa người trồng và doanh nghiệp.
Không còn cảnh “bán non”, “bán chịu” cho thương lái, người dân có thể chủ động về giá và đầu ra. Điều này cũng buộc các vùng trồng phải đạt tiêu chuẩn GACP (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu), thúc đẩy sản xuất sạch.
Thứ hai, bao tiêu bằng hợp đồng ba bên, gồm doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân. Một lối đi hiệu quả đang dần hình thành là mối liên kết ba bên giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng.
Doanh nghiệp ký cam kết bao tiêu sản phẩm, hợp tác xã đóng vai trò tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng, còn người dân tập trung vào kỹ thuật canh tác. Nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ” qua chính sách tín dụng ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật và quy hoạch vùng trồng đạt chuẩn.
Thứ ba, chế biến sâu và xuất khẩu chính ngạch. Dược liệu Việt Nam phần lớn được tiêu thụ dưới dạng thô, giá trị thấp và dễ bị ép giá. Chỉ khi chuyển sang chế biến sâu như chiết xuất, tinh luyện, bào chế thành thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… thì giá trị mới tăng gấp nhiều lần. Đây cũng là điều kiện để đưa sản phẩm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU hay Mỹ.
Thứ tư, xem người trồng dược liệu là đối tượng ưu tiên trong an sinh xã hội. Cây thuốc gắn với vùng núi, vùng sâu nơi có tỷ lệ nghèo đói cao. Vì vậy, cần tích hợp nghề trồng dược liệu vào các chương trình giảm nghèo bền vững, khởi nghiệp nông thôn, hỗ trợ dân tộc thiểu số. Khi đó, cây thuốc không chỉ là hàng hóa, mà là công cụ tạo sinh kế và giữ chân người dân với đất.
Mô hình “Thánh đường Dược liệu”
Một ví dụ điển hình cho tái cơ cấu ngành là Dự án Thánh đường Đông y Dược Việt Nam do Tập đoàn Đông Y Dược Việt Nam đầu tư tại Quốc Oai (Hà Nội). Với gần 200 ha đất dưới chân núi Thầy, dự án này không chỉ là khu trồng và bảo tồn cây thuốc quý, mà còn tích hợp cả trung tâm kiểm nghiệm, khu thương mại hóa, bệnh viện, trường đào tạo và sàn giao dịch dược liệu.
![]() |
Trao đổi giữa người làm dược liệu và các chuyên gia đầu ngành. |
Điều đáng chú ý là chuỗi liên kết vùng nguyên liệu kéo dài đến các tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái… nơi doanh nghiệp phối hợp cùng địa phương để phát triển vùng trồng đạt chuẩn, tổ chức bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư hạ tầng sản xuất.
Đại diện Tập đoàn cho biết, chúng tôi mong muốn nơi đây sẽ trở thành sàn giao dịch dược liệu sạch quốc gia. Khi dược liệu có thương hiệu, có chuẩn hóa thì người trồng mới có thể sống và giàu từ nghề.
Đặc biệt, dự án còn thu hút các đối tác quốc tế như Tập đoàn Dương Tử Giang (Trung Quốc), Công ty Sao Thái Dương, Viện Dược liệu… cho thấy tiềm năng mở rộng chuỗi giá trị ra toàn khu vực châu Á.
Tái cơ cấu thị trường dược liệu không chỉ nằm trong văn bản hay hội thảo. Nó bắt đầu từ mảnh ruộng, từ người nông dân tay lấm chân bùn. Muốn ngành phát triển bền vững, nhất định phải tạo ra một hệ sinh thái mà người trồng là trung tâm được đảm bảo sinh kế, được bảo vệ trước rủi ro thị trường, được tôn trọng đúng như người giữ rừng thuốc quý của dân tộc.
Hãy để những cây đinh lăng, tam thất, hà thủ ô… không chỉ là dược liệu, mà là hy vọng sống, là tương lai ổn định cho hàng vạn hộ dân vùng cao. Chừng nào người trồng còn đơn độc, ngành dược liệu sẽ còn “loay hoay” trong chính tiềm năng của mình.
![]() CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất ... |
![]() CTCP Dược phẩm trung ương Codupha (CDP- sàn upcom) công bố Báo cáo tài chính tổng hợp quý II/2023, theo đó trong quý này Codupha ... |
![]() Với sự tham gia của gần 1000 Hội thảo viên 20 quốc gia, Hội nghị Nha chu Châu Á - Thái Bình Dương 2024 (APSP ... |