Hưng Yên liên tục tìm chủ cho các dự án nghìn tỷ đồng |
![]() |
CTCP Dược phẩm trung ương Codupha |
Lũy kế 6 tháng đầu năm CDP đạt doanh thu là 1372,5 tỷ tăng 2 tỷ so với quý II/2022, lợi nhuận sau thuế 12 tỷ, tăng 7,4% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Tính ra tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của CDP là khá mỏng so với nhiều doanh nghiệp trong ngành dược
Codupha có vốn điều lệ 182,7 tỷ, cổ đông lớn nhất chiếm 66,35% là Tổng công ty Dược Việt Nam Vinapharm (DVN- upcom). Vừa qua cổ đông chiến lược nắm 23,1% là CTCP Dược phẩm Bến Tre công bố thoái bớt vốn ở Codupha. Giao dịch được thực hiện trong tháng 6/2023, sau giao dịch Dược Phẩm Bến Tre còn giữ 3,47 triệu cổ phần CDP, tương đương 19% vốn điều lệ của CDP.
Codupha nắm trong tay khá nhiều lô đất đắc địa. Ngoài địa chỉ trụ sở chính tại 334 Tô Hiến Thành, P. 14, Quận 10 có diện tích đất 58.912 m2 hiện bàn giao lại cho UBND Quận 10 và CTCP Phát triển đô thị Đông Dương (Codupha nắm 5,86% và 1500m2), Codupha cũng quản lý và sử dụng một số lô đất để làm kho chứa hàng và trụ sở chi nhánh như lô H5H9 đường số 1 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM có diện tích 18.480 m2, lô đất 132 Nguyễn Văn Cừ, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ diện tích 4195 m2, lô đất 74/20 Nguyễn Khuyến P. Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột diện tích 1938 m2, lô đất 142 Lê Lai, P. Máy Chai, Q. Ngô Quyền Hải Phòng diện tích 2613 m2, lô đất 120 Lý Thái Tông, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng, lô đất Đường số 2 KCN Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng diện tích 1012 m2, lô đất Xóm 4, xã Nghi Kim, Tp. Vinh, Nghệ An.
Codupha tiền thân là Tổng kho y dược phẩm, thành lập năm 1975 với chức năng phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và các thiết bị y tế cho khu vực miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Năm 1985, công ty đổi tên thành Công ty dược phẩm Trung ương 2, tên giao dịch là Codupha. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của CDP là hoạt động nhập khẩu và phân phối thuốc.
Đến nay Codupha có hơn 50 năm tuổi đời, hệ thống kho thuốc và chi nhánh của công ty đã bao phủ tới các nhà thuốc, cơ sở y tế trên toàn quốc, giảm được các khâu phân phối trung gian, giảm giá thành sản phẩm tới tay khách hàng.
Codupha phân phối trực tiếp thuốc tới 59/64 tỉnh thành, trong đó có những địa bàn mà nhiều công ty phân phối khác (kể cả công ty phân phối đa quốc gia) chưa xây dựng được kho thuốc và hệ thống phân phối như: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, CDP là một trong số 6 công ty dược được Nhà nước giao đảm trách Chương trình dự trữ và lưu thông thuốc quốc gia, các thuốc cần kiểm soát đặc biệt.
![]() |
Với lợi thế có hệ thống phân phối thuốc được xây dựng có quy mô lớn, bài bản, doanh thu hàng năm của Codupha nhiều năm liền luôn đứng trong top 10 các DN thuốc trong nước. Tuy vậy lợi nhuận chưa cao, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2020 mới chỉ đạt 0,6%, năm 2021 tỷ lệ này đạt 0,72% và năm 2022 là 0,73%
Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược Việt Nam là rất cao vì quy mô dân số lớn đang tiếp tục tăng và đang trong quá trình già hóa. Thu nhập bình quân đầu người tăng và người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe giúp tăng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm dược. Cổ phiếu ngành dược từ lâu đã là cổ phiếu hấp dẫn đối với giới đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Không ít đại gia nước ngoài đã và đang vung tiền mua gom, thâu tóm. Các doanh nghiệp dược Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nước ngoài lớn có thể kể đến Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC), Traphaco (TRA), Imexpharm (IMP), Pymepharco (PME). Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) hiện đang là công ty mẹ nắm quyền chi phối 51% cổ phần tại Dược Hậu Giang. “Gã khổng lồ” Abbott cũng đã thâu tóm thành công 52% cổ phần tại Domesco thông qua công ty con là CFR International Spa. Tập đoàn STADA Arzneimittel AG (Đức) thậm chí đã mua lại toàn bộ cổ phần Pymepharco và huỷ niêm yết cổ phiếu PME vào năm 2021.
SK Investment Vina III - thành viên của SK Group (Hàn Quốc) hiện là cổ đông lớn nhất nắm giữ gần 48% cổ phần tại Imexpharm. Tính cả công ty liên quan, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm cổ đông này đã lên trên 50%.
Ngay sau khi Domesco nới room ngoại lên 100% vào tháng 9/2016, Abbott đã nhanh chóng nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,69%. Ước tính, cổ đông ngoại này đã chi khoảng 400 tỷ để thâu tóm Domesco. Đến nay, giá trị số cổ phần trong tay Abbott đã lên đến gần 1.100 tỷ đồng, tức là gấp hơn 2 lần khoản đầu tư ban đầu, chưa kể cổ tức khủng hàng năm.
Cùng năm 2016, Taisho bỏ ra 100 triệu USD để mua 24,4% cổ phần Dược Hậu Giang với giá 100.000 đồng/cp, cao hơn rất nhiều so với giá thị trường thời điểm đó. Sau nhiều lần mua thêm, đến năm 2019, cổ đông Nhật đã nâng sở hữu lên trên 51% để chi phối Dược Hậu Giang. Ước tính số tiền Taisho chi ra để thâu tóm Dược Hậu Giang vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Đến giờ cổ đông Nhật Bản đã lãi hàng nghìn tỷ đồng ở khoản đầu tư này khi số cổ phiếu DHG đang nắm giữ có giá trị thị trường gần 8.300 tỷ đồng, chưa kể đến các khoản cổ tức khủng của DHG trong các năm qua.
![]() |