Những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ chân được người lao động
Để giữ sự ổn định cung - cầu của thị trường lao động, việc phân tích cung cầu thị trường lao động qua các phiên giao dịch việc làm, nhất là dịp cuối năm 2022, cho thấy, người lao động rất quan tâm đến vấn đề tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi khi làm việc.
![]() |
Người lao động rất quan tâm đến vấn đề tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi khi làm việc. |
Trong những tháng cuối năm 2022, bên cạnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53.000 lao động mất việc thì các doanh nghiệp khác vẫn có nhu cầu tuyển dụng trên 300.000 người.
Bước sang năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đánh giá, thách thức từ các yếu tố bên ngoài sẽ ngày càng gia tăng, sản xuất kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức, lạm phát có thể tăng cao ngay từ những tháng đầu năm, áp lực, rủi ro đối với nền kinh tế, công tác điều hành vĩ mô ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ đối với khả năng tăng trưởng của nhiều ngành, lĩnh vực. Dự báo, trong năm 2023, cụ thể là quý I, quý II, tình trạng thiếu lao động cục bộ sẽ tiếp tục diễn ra.
Xét về quy mô cả nước, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam vẫn dư thừa lao động nhưng thị trường lao động phát triển không đồng đều, việc cung ứng nhân lực còn nhiều bất cập, số lượng nhân công có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp. Việc kết nối cung - cầu lao động còn hạn chế, đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu cục bộ ở một số địa phương, khu vực, ngành nghề.
Bên cạnh đó, việc tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động chưa thống nhất, tính chuyên nghiệp chưa cao, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa thật sự có sự kết nối về thông tin giữa các ngành, vùng trên cả nước; cơ sở dữ liệu về thị trường lao động chưa được cập nhật thường xuyên, có độ trễ lớn.
Trong quý III và quý IV năm 2022, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh bị giảm đơn hàng nên đã phải sắp xếp lại thời gian làm việc như cho công nhân giảm giờ làm, nghỉ một số ngày trong tuần hoặc đi phép năm, thậm chí có công ty phải cắt giảm lao động. Điều này khiến nhiều người lao động trên địa bàn bị ảnh hưởng thu nhập và gặp khó khăn trong đời sống. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động do người lao động có tâm lý về quê nghỉ Tết và ở lại tìm kiếm việc làm.
Đề cập vấn đề thiếu lao động sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ: Hằng năm trước Tết Nguyên đán, cả nước thường thiếu hụt khoảng 10% lực lượng lao động, sau Tết thì thiếu tới 20%.
Năm ngoái, sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 các doanh nghiệp thiếu hụt khoảng 15% lực lượng lao động. Nguyên do là trong khoảng thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, hàng triệu lao động đang làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đã về quê, nhiều người trong số đó thiếu động lực để quay lại. Điều này dẫn đến nguy cơ đứt gãy thị trường lao động.
Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình trạng thiếu hụt lao động được dự báo có xu hướng tăng. Lý do là ở những tháng cuối năm, tình trạng thất nghiệp lan rộng và dường như chưa có dấu hiệu chấm dứt khiến công nhân có tâm lý về quê kiếm việc làm.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý I/2023 sẽ có hiện tượng thiếu việc làm ở các ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ, chủ yếu ở khu vực phía Nam.
Cụ thể, theo tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh, thành phố thì nhu cầu tuyển dụng trong các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2022 và quý I/2023 là khoảng 377.700 người, cao hơn rất nhiều so với số mất việc làm trong các doanh nghiệp thời gian vừa qua.
Vào trung tuần tháng 1/2023 Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh dự báo rằng thành phố có nguy cơ thiếu hụt lao động sau Tết, tập trung chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, gỗ, chế biến thực phẩm… Nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề có xu hướng tăng trong các ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử, chế biến thực phẩm, xây dựng, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kinh doanh - bán hàng; marketing, tư vấn - chăm sóc khách hàng…
Còn theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, toàn ngành đẩy mạnh rà soát về tình hình sản xuất - kinh doanh, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, da giày, sản xuất gỗ...) để có phương án kết nối cung - cầu lao động; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên phiên trực tuyến và hỗ trợ người lao động khi tìm việc…
Về lâu dài, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội sẽ xây dựng một lưới an sinh xã hội gắn liền với đảm bảo việc làm không chỉ chủ động tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, mà còn tạo ra một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại.
Theo Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối ngày 30/1 (tức mùng 9 Tết), có tới 95% số người lao động của thành phố trở lại làm việc. Con số này ở Long An cũng là 95%, ở Đồng Nai - hơn 90%, ở Bình Dương - 86%...
Do được chăm lo tốt về đời sống với tiền thưởng Tết thường là bằng một tháng lương, công nhân được doanh nghiệp đưa xe đón trở lại sau Tết, Tết Sum vầy, Chợ Công đoàn được tổ chức ở nhiều nơi, nên sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp được nâng cao. Sự đứt gãy thị trường lao động sau Tết đã không xảy ra, tình trạng thiếu hụt nhân công đầu năm tại các doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với dự báo.
Các tin khác

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”

Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS có thể phá sản nếu khó khăn tiếp tục kéo dài
