Nhiều người lao động khó tìm việc mới sau nghỉ việc |
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trung bình một người dành đến 90.000 giờ để đi làm. Do đó, môi trường làm việc có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của người lao động. Một môi trường tích cực sẽ giúp tăng năng suất và sự gắn kết giữa các nhân viên. Ngược lại, một môi trường tiêu cực có thể dẫn đến tâm lý chán nản, căng thẳng và giảm năng suất làm việc.
Công ty tư vấn và phân tích Gallup đã khảo sát hơn 120.000 người lao động trên toàn thế giới về vấn đề căng thẳng tại nơi làm việc. Theo đó, 39% người lao động ở châu Âu và 52% người lao động ở Mỹ, Canada, Đông Á cho biết họ cảm thấy căng thẳng “rất nhiều” trong ngày làm việc. 59% người lao động trên toàn thế giới “âm thầm từ bỏ”, tức là không nỗ lực trong công việc hoặc có tâm lý không gắn bó với công việc.
Gallup nhận định, một trong những nguyên nhân là do tình trạng già hóa dân số dẫn đến chênh lệch tuổi tác tại nơi làm việc, khiến nhiều người không còn hứng thú đi làm. Ngày càng nhiều lao động trẻ thuộc thế hệ Millennial và gen Z (những người sinh từ khoảng năm 1981 đến năm 2012) thấy lạc lõng với mục tiêu của cơ quan, đặc biệt khi làm việc với những người quản lý có tuổi tác chênh lệch nhiều với họ.
Môi trường làm việc phù hợp sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sức khỏe tinh thần, phát huy thế mạnh của người lao động. Ảnh minh họa |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm toàn cầu thiệt hại 1 nghìn tỷ USD do suy giảm năng suất lao động vì trầm cảm và lo âu.
Trước đây, các tổ chức lớn thường coi sức khỏe tinh thần là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, năm 2001, Báo cáo Sức khỏe Tâm thần Thế giới của WHO đã kêu gọi chú trọng đến tác động của môi trường làm việc đến vấn đề sức khỏe tinh thần.
Trong thị trường việc làm ngày nay, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, người lao động không chỉ mong muốn có chế độ lương và phúc lợi xứng đáng mà còn một môi trường làm việc lành mạnh. Với giới trẻ như gen Z, môi trường và không khí làm việc thậm chí còn là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân họ lại. Các nhà tuyển dụng cũng ngày càng chú ý hơn đến vai trò và trách nhiệm của họ trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.
Khi nói đến môi trường làm việc ngày nay, sức khỏe tinh thần của các nhân viên đang trở thành một vấn đề nổi bật. Công việc chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cuộc đời và mọi người đều có những kỳ vọng riêng về công việc, sự nghiệp. Khi những kỳ vọng này không được đáp ứng sẽ tạo ra cảm giác thất vọng, thiếu hứng thú trong công việc, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tâm lý. Tình trạng trên có thể do nhiều lý do nghề nghiệp và cá nhân khác nhau như lương thấp, không có tiếng nói trong công việc, thiếu cơ hội thăng tiến, bất cập trong khâu quản lý, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống… Cụ thể, những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên tại nơi làm việc gồm:
Khối lượng công việc: Khối lượng công việc quá lớn hoặc không phù hợp có thể khiến người lao động kiệt sức, gia tăng căng thẳng và lo lắng.
Người sử dụng lao động nên đảm bảo khối lượng công việc phù hợp đối với từng người và thúc đẩy văn hóa giao tiếp cởi mở để nhân viên cảm thấy thoải mái khi lên tiếng nếu khối lượng công việc của họ vượt quá tầm kiểm soát. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ kiệt sức và căng thẳng của người lao động.
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Một môi trường làm việc không cho phép nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực. Nếu nhân viên không thể thoát khỏi công việc và dành thời gian cho gia đình hoặc nghỉ ngơi, năng lượng của họ có thể nhanh chóng cạn kiệt và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, người sử dụng lao động có thể cung cấp các phúc lợi như làm việc từ xa, thời gian linh hoạt và các tùy chọn nghỉ giải lao để nạp lại năng lượng khi cần. Những bước đơn giản này có thể giúp cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người lao động.
Giao tiếp cởi mở: Nhân viên luôn cần được hỗ trợ và lắng nghe tại nơi làm việc. Một nơi làm việc không cho phép nhân viên đưa ra ý kiến, phản hồi về công việc có thể tạo cảm giác chán nản, thiếu động lực để cố gắng. Văn hóa giao tiếp cởi mở tại nơi làm việc sẽ giúp nhân viên cảm thấy an toàn khi chia sẻ ý tưởng hay những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong công việc.
Mối quan hệ trong công việc: Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên có thể tác động tích cực đến tinh thần cũng như năng suất làm việc của người lao động. Tuy nhiên, mối quan hệ tiêu cực với đồng nghiệp có thể tạo ra xung đột và một môi trường làm việc độc hại, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý. Người sử dụng lao động nên tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều có thể được đối xử tôn trọng.
Không gian làm việc: Cơ sở vật chất nơi làm việc cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của người lao động. Các yếu tố như tiếng ồn lớn, hay thiếu sự riêng tư có thể khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Trong bối cảnh thay đổi xu thế làm việc hiện nay, việc nhà sử dụng lao động chú trọng đến các vấn đề của nhân viên để có những biện pháp cải thiện môi trường làm việc phù hợp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy thế mạnh của lực lượng lao động và “giữ chân” họ lại với công việc.
Theo Tiến sĩ Aiysha Malik, chuyên gia sức khỏe tâm thần tại WHO, công việc ổn định hỗ trợ sức khỏe tinh thần tốt bằng cách cung cấp sinh kế, cảm giác tự tin, cơ hội cho các mối quan hệ tích cực, sự hòa nhập trong cộng đồng, cùng nhiều lợi ích khác. “Với khoảng 60% dân số toàn cầu đang đi làm, chúng ta có cơ hội to lớn để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần ở quy mô lớn”.
Những người sử dụng lao động có trách nhiệm thúc đẩy văn hóa và môi trường làm việc tích cực cho nhân viên không chỉ vì lợi ích của cá nhân mà còn vì lợi ích của cả tập thể. Bằng cách cung cấp cho nhân viên các nguồn lực họ cần, từ lịch trình làm việc linh hoạt đến công nghệ cải tiến, người sử dụng lao động có thể đảm bảo xu hướng năng suất làm việc bền vững trong thời gian dài.
Bánh Trung thu nhập lậu tràn lan thị trường, người lao động cần cẩn trọng khi lựa chọn Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng cao. Lực lượng quản ... |
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 liên quan đến doanh nghiệp, người lao động Từ tháng 9/2024, sẽ áp dụng một loạt quy định mới về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm một thành ... |
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày? Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 ... |