Toàn cảnh ngành ngân hàng quý I: Nợ xấu tăng mạnh, lợi nhuận đảo chiều sụt giảm |
Ảnh minh hoạ. |
Theo thống kê của Công ty chứng khoán Mirae Asset (MASVN), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) của hầu hết các ngân hàng niêm yết đều tăng mạnh trong quý I/2023. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng lên mức 2,9% (tăng 0,4% so với cuối năm 2022) và tiệm cận mức trần nợ xấu là 3% (áp dụng cho ngân hàng mẹ).
Với các biện pháp điều hành linh hoạt từ phía NHNN trong việc cắt giảm lãi suất cũng như những điều chỉnh tạm thời đối với quy định ghi nhận nợ xấu sẽ phần nào giảm áp lực phát sinh nợ xấu mới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu mở rộng cho thấy nợ xấu chưa đạt đỉnh. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô nói chung sẽ phục hồi dần nhưng chưa thực sự khả quan. Do đó, MASVN kỳ vọng nợ xấu sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2023 hay đầu 2024.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nợ xấu ngân hàng và nợ tiềm ẩn rủi ro tiếp tục tăng. Vào thời điểm cuối quý I năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 1,6% cuối năm 2022 tăng lên 1,9%, tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng lên 2,1%.
VCBS dự báo, rủi ro nợ xấu có thể tăng trở lại trong năm 2024 và có sự phân hóa. Cụ thể, nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải; nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao trong năm 2024.
Giới phân tích đánh giá áp lực nợ xấu sẽ còn dâng cao trong thời gian còn lại của năm 2023 do: (i) tỷ lệ nợ xấu mở rộng chưa đạt đỉnh; (ii) lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, đặc biệt là trong quý III, khoảng 200 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn thanh toán tiền gốc trong 7 tháng cuối năm 2023, trái phiếu đáo hạn vào năm 2024 ước tính khoảng 360 nghìn tỷ đồng (+29,4% so với cùng kỳ); (iii) sự bất định của các điều kiện vĩ mô.
Bên cạnh chất lượng tài sản đi xuống, có 2 nhân tố khác tác động khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng dự kiến kéo dài chuỗi giảm vào năm 2023 là: thiếu sự hỗ trợ từ huy động nguồn vốn giá rẻ (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chưa thể phục hồi nhanh) và tỷ trọng ngân hàng bán lẻ có sự chững lại.
Dù vậy, bức tranh ngành ngân hàng cũng có nhiều dấu hiệu tích cực. Trước hết, việc điều chỉnh giảm lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái được kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong các hoạt động mua bán ngoại hối và các loại trái phiếu nói chung của các ngân hàng.
Một loạt giải pháp chính sách được Chính phủ đưa ra nhằm gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng được kỳ vọng có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà tạo lập thị trường lớn như TCB, VPB, MBB, TPB..
Đặc biệt, thị trường kỳ vọng một loạt chính sách được đảo chiều trong quý I và quý II/2023 sẽ được nền kinh tế hấp thụ trong nửa cuối năm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi của nền kinh tế.
Ngày 23/4, NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép các ngân hàng thương mại: tái cấu trúc dư nợ (tiêu dùng và sản xuất); tái cấu trúc thời hạn trả nợ lên đến 12 tháng; cho phép ngân hàng thương mại trích lập dần trong năm 2023 và 2024.
Những thay đổi trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng giúp các ngân hàng thương mại có thêm thời gian xử lý nợ xấu.
VietinBank rao bán lần 2 khoản nợ xấu gần 5.900 tỷ tại Nosco Shipyard VietinBank mới đây tiếp tục thông báo đấu giá lần 2 khoản nợ xấu của CTCP Nosco Shipyard. |
Loạt “ông lớn” ngân hàng rao bán những khoản nợ xấu nghìn tỷ Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng lớn đã đấu giá nhiều khoản nợ xấu của doanh nghiệp có giá trị cả nghìn tỷ đồng, ... |
Giải quyết nợ xấu, VietinBank rao bán 396 bất động sản biệt thự, khách sạn, nhà hàng Một danh sách gồm 396 quyền sử dụng đất trải dài từ Bắc đến Nam là tài sản đảm bảo cần xử lý đang được ... |