Ngành ngân hàng cân não ngay từ đầu năm |
WiGroup - Đơn vị cung cấp dữ liệu và giải pháp công nghệ tài chính - vừa công bố báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh quý I/2023 với nhiều số liệu đáng chú ý về ngành ngân hàng.
Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng và 2 công ty tài chính trên sàn chứng khoán đạt hơn 53.074 tỷ đồng, sụt giảm hơn 4,5% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên kể từ quý I/2019, lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ.
Theo đó, dù lợi nhuận của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tăng đến 22,8% cũng không đủ bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận của nhóm ngân hàng tư nhân lớn và các NHTM khác dưới áp lực của chi phí lãi vay gia tăng đột biến do việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ không còn dễ dàng như giai đoạn trước.
Cùng với đó, áp lực trích lập dự phòng tăng lên do chất lượng tài sản suy yếu đến từ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đã khiến triển vọng lợi nhuận toàn ngành suy giảm.
“Nhìn chung, tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 được đánh giá là một năm đầy áp lực so với năm 2022 của ngành ngân hàng trong bối cảnh những rủi ro trên thị trường ngày một gia tăng như chi phí vốn và chi phí dự phòng gia tăng, tín dụng tăng chậm”, Wigroup nhận định.
Bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận, năm 2023 được đánh giá là một năm đầy áp lực so với năm 2022 của ngành ngân hàng. Theo Wigroup, trong quý I/2023, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đã tăng mạnh trở lại, đạt mức 1,93%. Sự gia tăng tỷ lệ này chủ yếu đến từ các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), đạt mức hơn 57.000 tỷ đồng, tăng 115% so với cùng kỳ.
Về dự phòng rủi ro, theo Wigroup, bộ đệm dự phòng tại một số ngân hàng đã mỏng đi trong quý I, điển hình tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn như VPBank, Techcombank, MB và ACB có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao trước đó (trên 150%) đã sử dụng quỹ dự phòng trong quý này để duy trì tăng trưởng lợi nhuận.
Thêm một con số đáng chú ý khác là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) toàn ngành ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 3,61% từ mức 3,79% của quý IV/2022. Trong đó, NIM của nhóm ngân hàng tư nhân lớn (VPBank, TCBank, MB) đã giảm gần 10% do kênh trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng, 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang gặp khó khăn. Dù vậy, NIM toàn ngành vẫn đang duy trì ở mức cao kể từ thời điểm năm 2018 đến nay.
Nợ có khả năng mất vốn của VietBank lên tới 1.979 tỷ đồng Mặc dù lợi nhuận quý I/2023 khởi sắc, song chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – mã chứng ... |
Nam Á Bank (NAB): Nợ xấu nội bảng tăng hơn 30% trong quý I/2023 Theo thông tin từ Báo cáo tài chính quý I/2023 của Nam Á Bank cho thấy, tính đến ngày 31/3/2023, tổng nợ xấu nội bảng ... |
Quý I/2023, quy mô nợ xấu của Eximbank tăng gần 30%, dòng tiền âm 708 tỷ đồng Eximbank mới đây công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 cho thấy kết quả kinh doanh đi xuống, song lợi nhuận trước ... |