Việt Nam tiếp tục bàn cách phát triển các đô thị thông minh

02/12/2022 08:00 Thương trường Tuấn Việt
"Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục, lâu dài và là vấn đề lớn cần tổ chức nguồn lực để triển khai. Đặc biệt là cần làm và có tư duy phát triển ngay từ khi lập quy hoạch, làm từ đầu khi quy hoạch phát triển đô thị...".

Đây là khẳng định, định hướng về sự phát triển đô thị thông minh của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022, khai mạc vào chiều 1/12.

Sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, diễn ra trong hai ngày 1-2/12 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu là các lãnh đạo tới từ 27 tỉnh, thành phố trên cả nước, các cơ quan ngoại giao, đại biểu quốc tế đến từ 12 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới; các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh.

Phát triển đô thị thông minh cũng chính là thực hiện chuyển đổi số

Song hành cùng phát triển kinh tế, đô thị hóa cũng kéo theo nhiều vấn đề cho xã hội, khiến các nhà quản lý phải đối diện với một số hệ lụy như sở hạ tầng không đồng bộ, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường...

Trước những thách thức này, đô thị thông minh (Smart City) được xem là một giải pháp chiến lược khi công nghệ được ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề của thành phố. Việc xây dựng Smart City giúp kết nối hạ tầng đô thị với xã hội dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Điều này hỗ trợ thành phố quản lý và điều hành thống nhất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.

Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quá trình này. Đơn cử, từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg để triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.

Mới nhất, ngày 11/11/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 148 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Nghị quyết 06 mới ban hành, Bộ Chính trị một lần nữa khẳng định quyết tâm phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh.

Phát triển đô thị thông minh: Cần có tư duy ngay từ khi lập quy hoạch
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tại sự kiện Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, về bản chất, phát triển đô thị thông minh cũng chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô đô thị và lấy người dân làm trung tâm.

Theo ông Dũng, đây là một quá trình liên tục, lâu dài và là vấn đề lớn cần tổ chức nguồn lực để triển khai, đặc biệt là cần làm và có tư duy phát triển đô thị thông minh ngay từ khi lập quy hoạch, làm từ đầu khi quy hoạch phát triển đô thị. Trong đó, các cơ quan trung ương tập trung vào ban hành chính sách, tiêu chuẩn kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu, việc tổ chức triển khai hiệu quả là trách nhiệm của các địa phương.

Hiện nay, các địa phương vẫn đang chủ yếu tập trung vào việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh, chủ yếu gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số. Trong khi đó, công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ các bài toán của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường chưa được các tỉnh, thành phố chú trọng.

Theo Thứ trưởng Dũng, điều đó đã dẫn tới có những chỗ hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị.

Việt Nam tiếp tục bàn cách phát triển các đô thị thông minh
Toàn cảnh Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022. Ảnh: Tuấn Việt

Khó khăn lớn nhất đang là hành lang pháp lý

Trước đó, trong phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cũng nhìn nhận, dù gặp không ít thách thức nhưng Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh.

Tại Việt Nam, thành phố thông minh giúp tối ưu hóa nguồn lực, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội cũng là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền các cấp.

Như trên, từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án đô thị thông minh; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT để phát triển đô thị thông minh.

Hiện nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và triển khai sử dụng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh, thành phố, triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh.

Việt Nam tiếp tục bàn cách phát triển các đô thị thông minh
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA tại sự kiện.

Theo ông Khoa, trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp công nghệ và lãnh đạo các đô thị cũng đã rất nỗ lực phát triển các đô thị thông minh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đang là hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công tư đặc biệt các thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu, và thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Thêm vào đó, hiện các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu. Tham dự Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam 2022, Ban tổ chức mong muốn các nhà quản lý, các chuyên gia bàn thảo và kiến nghị những phương giải quyết cụ thể cho hai nhóm vấn đề này.

Việt Nam tiếp tục bàn cách phát triển các đô thị thông minh
Phát triển đô thị thông minh gắn bó chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số.

Trình bày tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho biết, hiện nay có đến 160 định nghĩa về thành phố thông minh.

Trước quá nhiều định nghĩa như vậy, ông Quang cho rằng không thể khẳng định định nghĩa nào gọi là "chuẩn" cả. Do đó, để phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam, cần cấy “gen 3Q” vào các đô thị, trong đó bao gồm 3 yếu tố cốt lõi.

Thứ nhất là quy hoạch theo hướng hạn chế nguồn lực càng cần thông minh, thông minh hóa cái cũ và cái mới thì phải thông minh từ đầu.

Thứ 2 là quy chế phải thuận lợi mới khuyến khích mọi thành phần cùng chung tay vào cuộc.

Thứ 3 là quy chuẩn vì phải có chuẩn trong mọi yếu tố như chuẩn kết nối, liên thông, từ hạ tầng cơ bản đến hạ tầng số.

Chương trình Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam 2022 diễn ra trong 2 ngày (1-2/12), với 2 phiên hội thảo chuyên sâu về Hạ tầng pháp lý – thúc đẩy phát triển đô thị thông minhMô hình triển khai hạ tầng công nghệ cho đô thị thông minh.

Song song với phiên chuyên đề còn có các hoạt động bên lề là những gian hàng triển lãm dành cho các giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, giao thông thông minh, toà nhà thông minh, camera thông minh…; Các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT…

Đồng thời, một điểm nhấn tại sự kiện là lễ trao Giải thưởng Thành phố thông minh 2022 với 43 Giải thưởng Thành phố thông minh được trao cho 28 doanh nghiệp và 5 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó 01 giải pháp xuất sắc dành cho Thành phố có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam là Đà Nẵng; và 9 đề cử đạt "5 sao" xếp hạng cho các sản phẩm IT xuất sắc nhất tại từng lĩnh vực.

Các tin khác

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Hoàng Anh Gia Lai đạt 405 tỷ đồng, giảm 23%

Sau khi khấu trừ các chi phí, Hoàng Anh Gia Lai lỗ thuần 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ công ty ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng. Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi ròng 113 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Một doanh nghiệp bất động sản đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp bất động này đang nợ trái phiếu quá hạn 2.100 tỷ đồng. Được biết, đây là lần thứ 2 trong tháng 7 doanh nghiệp thông báo về việc trái chủ đồng ý hoán đổi tài sản khác.
Doanh thu của Vietnam Airlines  tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Doanh thu của Vietnam Airlines tăng 47% trong nửa đầu năm 2023

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu hơn 44.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để chi trả tiền lương, xăng dầu

HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) mới đây đã thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng.
BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

BĐS Phát Đạt: Doanh thu giảm 167 lần, không bán được sản phẩm nào suốt 3 tháng

Quý II/2023, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) gặp khó khi ghi nhận doanh thu sụt giảm 167 lần so với cùng kỳ, xuống chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng.
Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí chính thức rời sàn

Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), công ty bất động sản của đại gia Nguyễn Cao Trí đã chính thức huỷ niêm yết trên sàn.
Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Phương án mới đưa Trung tâm điều độ hệ thống điện rời EVN về Bộ Công Thương

Bộ Công Thương mới đây đổi phương án đề xuất, tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) khỏi EVN để lập công ty TNHH MTV, thay vì là đơn vị sự nghiệp.
Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Chứng khoán Bảo Việt đã bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu Egroup của Shark Thuỷ

Trước đó Chứng khoán Bảo Việt cũng đã đăng ký bán giải chấp 15 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Tập đoàn Egroup.
Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Vướng quy định phòng cháy chữa cháy, hơn 70 cây xăng tại Bình Dương tạm dừng hoạt động

Việc hàng chục cửa hàng xăng dầu dừng hoạt động đã gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp nhiên liệu phục vụ nhu cầu đi lại.
Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Egroup của Shark Thủy sắp bị Chứng khoán Bảo Việt bán 15 triệu cổ phiếu IBC

Chứng khoán Bảo Việt dự kiến bán 15 triệu cổ phiếu IBC do Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/6 - 12/7 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vướng mắc cho dự án 5 tỷ USD của Novaland

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Bình Thuận cần quyết liệt giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là về pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Vinfast tiết lộ doanh thu quý đầu tiên tại thị trường Mỹ

Cuối tháng 11/2022, VinFast đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng khi lô xe điện đầu tiên gồm 999 chiếc VinFast VF8 bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ.
EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

EVN đã bố trí nhân sự điều hành trung tâm điều độ điện quốc gia

Sau khi tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bố trí nhân sư trực tiếp điều hành A0.
Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Cựu Chủ tịch Bamboo Airways bị phạt 7,5 triệu vì đăng tin xúc phạm chủ tịch ngân hàng

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng với cựu Chủ tịch Bamboo Airways do đã có hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một chủ tịch nhà băng.
Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá mỏ đất gấp gần 6 lần giá khởi điểm

Công ty TNHH Xây dựng phát triển Thái Anh Đà Nẵng trúng đấu giá quyền khai thác mỏ đất diện tích 10ha, tài nguyên dự báo khoảng 900.000m3 đất với giá 10,485 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với giá khởi điểm.
Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Hai công ty logistics được Mekong Capital đầu tư đều báo lỗ hàng chục tỷ đồng

Nhất Tín và A Ba trong danh mục đầu tư của Mekong Capital đều báo lỗ trong năm 2022. Mức lỗ lần lượt của hai công ty này là 25 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo “gỡ vướng” thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.
Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Một số doanh nghiệp lớn phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập

Thông tin trên được Chính phủ nêu trong báo cáo gửi Quốc hội về đánh giá bổ sung kinh tế xã hội 2022, tình hình năm 2023. Nội dung này sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5.
Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Manulife Việt Nam hay AIA Việt Nam mỗi năm đều chi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động truyền thông.
Xem thêm
Phiên bản di động