Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì? |
Người tiêu dùng cần tỉnh táo và thận trọng khi mua hàng qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tránh mua phải hàng giả hay mắc bẫy lừa đảo. |
Nhiều đối tượng lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân dịp cận Tết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các vụ việc liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có xu hướng gia tăng, với các phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường.
Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, ham rẻ của người tiêu dùng để dụ dỗ họ mua các sản phẩm giảm giá, khuyến mãi, quà tặng hoặc các sản phẩm cao cấp, hiếm có nhưng lại có giá rẻ bất thường. Dưới đây là một số thủ đoạn thường gặp, người dân cần lưu ý:
Đăng tải đồ dùng giá rẻ, yêu cầu đặt cọc trước, sau đó chiếm đoạt tài sản: Trước nhu cầu mua sắm tăng cao của dịp Tết Nguyên đán, nhiều đối tượng tạo dựng các trang cá nhân, fanpage ảo đăng tải, rao bán nhiều mặt hàng phục vụ Tết với giá cả rẻ hơn với thị trường rất nhiều. Khi có người có nhu cầu mua, các đối tượng yêu cầu phải chuyển tiền đặt cọc. Sau khi đã nhận được tiền đặt cọc hoặc toàn bộ số tiền thanh toán của khách, các đối tượng lừa đảo sẽ không giao hàng hoặc giao hàng sai chất lượng, sai mẫu mã và từ chối hoàn trả tiền. hoặc chặn liên lạc, chiếm đoạt tài sản của người mua.
Số tiền đặt cọc sẽ theo từng mặt hàng, tuy không nhiều, nhưng với số lượng đông người đặt hàng, các đối tượng thường chiếm đoạt được số tiền lớn từ các bị hại.
Lừa đảo nhận quà trúng thưởng dịp cận Tết Nguyên đán: Các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội hoặc gọi điện thoại, mạo danh các công ty có thương hiệu và uy tín để thông báo về các chương trình khuyến mãi, tri ân tặng quà dịp Tết hay thông báo khách hàng đã trúng thưởng các phần quà có giá trị cao.
Sau đó yêu cầu nạn nhân đóng tiền đặt cọc để nhận quà tri ân/phần thưởng có giá trị cao. Nhưng sau khi nhận được tiền, các đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân và chiếm đoạt tiền.
Một hình thức khác, các đối tượng yêu cầu nạn nhân phải mua sản phẩm của một nhà cung cấp cụ thể mà bên kia chỉ định, mua càng nhiều hàng thì số tiền trúng thưởng càng lớn. Sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng.
Nhiều nạn nhân vì tâm lý mong muốn nhận nhiều quà trúng thưởng nên tiếp tục đặt mua hết sản phẩm này đến sản phẩm khác với giá trị từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng nên bị chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Tin nhắn mạo danh Shopee thông báo người dùng nhận quà trúng thưởng. |
Ngoài ra còn có chiêu thức nhắn tin trúng thưởng qua Facebook. Nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn đến từ một tài khoản lạ với nội dung tương tự: “Xin chúc mừng tài khoản... đã may mắn nhận giải đặc biệt từ sự kiện tri ân khách hàng… Giải thưởng là 200 triệu đồng tiền mặt và nhiều phần quà giá trị khác…”
Để tạo niềm tin cho người nhận, các đối tượng lừa đảo còn nhắn thêm nội dung cảnh báo đây là tin nhắn từ hệ thống và đề nghị bạn không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai.
Theo hướng dẫn, nạn nhân sẽ phải truy cập đường link theo tin nhắn, cung cấp thông tin cho hệ thống và chuyển tiền một số tiền nhất định coi như tiền thuế để hoàn tất thủ tục nhận thưởng.
Ngay sau khi chuyển tiền xong, nạn nhân sẽ không thể liên hệ được với những người này. Đối tượng cũng có thể cài cắm mã độc vào trong đường link để đánh cắp thông tin danh ba, thông tin cá nhân của nạn nhân để phục vụ cho các hình thức phạm pháp khác.
Nâng cao cảnh giác trước những lời chào mời mua hàng, tặng quà trên mạng xã hội
Để phòng tránh và ngăn chặn các hành vi lừa đảo bán hàng trực tuyến, cơ quan Công an và Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), khuyến cáo người tiêu dùng tỉnh táo và cẩn thận khi mua hàng qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín và đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác. Đồng thời, nhận định từ các đánh giá của người mua khác về chất lượng sản phẩm. Không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Nếu nhận được thông báo trúng thưởng, cần tìm hiểu kỹ về đối tượng gọi đến, yêu cầu họ cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại (nếu bên tặng thưởng là cá nhân); tên Công ty, địa chỉ cụ thể, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu bên tặng thưởng là doanh nghiệp) để tìm hiểu, tra cứu và xác minh.
Người dân có thể liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền như Sở Công Thương hoặc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời về chương trình khuyến mãi, trao thưởng mà bên kia cung cấp bởi các chương trình khuyến mại, trao thưởng lớn đều phải được đăng ký và cấp phép.
Khi có nhu cầu mua hàng online, người dân nên thông qua các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín, được cấp phép để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ hoặc tải các ứng dụng lạ, không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào thông qua mọi hình thức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan Công an gần nhất để ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Cảnh báo lừa đảo mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật thông tin sinh trắc học Gần đây xuất hiện hòm thư điện tử (email) giả mạo Ngân hàng Nhà nước gửi thông tin dẫn dụ người dân bấm vào đường ... |
Lợi dụng tình hình bão lũ, xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo quyên góp ủng hộ, từ thiện Để tự bảo vệ mình trước thông tin giả, chiêu trò lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin ... |
Nhiều thương hiệu lớn bị giả mạo để lừa đảo người tiêu dùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đối ... |