6 tháng cuối năm 2024: Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

25/06/2024 14:52 Tài chính Minh Nguyệt
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác
6 tháng cuối năm 2024: Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả
Ảnh minh hoạ.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, gia tăng chi phí vận tải và các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực; hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa phục hồi mạnh mẽ. Giá xăng dầu, vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.

Trong nước, giá cả thị trường những tháng đầu năm biến động theo quy luật hàng năm; tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm tháng Tết, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, CPI tháng 5 năm 2024 tăng 1,24% so với tháng 12/2023, và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,78%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá như đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân... qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: giá các vật tư chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận tải đường biển tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5%

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2024, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 31/1/2024, Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 3/5/2023.

Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Đồng thời, bảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

Không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục...), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến CPI và mục tiêu kiểm soát lạm phát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Các Bộ, ngành, địa phương chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy đối với mặt hàng điện

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, trong đó:

- Xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu…

- Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

- Lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.

- Vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

- Dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

- Dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện.

- Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

6 tháng cuối năm 2024: Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả
Đồ hoạ: Nguyễn Hằng; Nguồn: Chính phủ
Dự án nhà ở xã hội đang xây đã bị rao bán Dự án nhà ở xã hội đang xây đã bị rao bán "hét giá"

Dự án nhà ở xã hội tại Đồng Nai được rao bán với mức giá chênh lệch hơn 100 triệu đồng/căn so với giá gốc.

Các tin khác

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ

Hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra.
Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên nhằm mục đích vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài trợ khủng bố...
VPBank chấp nhận hợp đồng thuê/mua bất động sản làm tài sản đảm bảo

VPBank chấp nhận hợp đồng thuê/mua bất động sản làm tài sản đảm bảo

VPBank tiên phong triển khai chính sách chấp nhận tài sản đảm bảo cho khoản vay là hợp đồng thuê/mua bất động sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN)… Bước đi này dự kiến có thể giúp VPBank chiếm lĩnh thị phần cung ứng vốn tại thị trường đặc thù này ngay trong năm 2024.
Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác

Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác

Đây là đề xuất của chuyên gia tại cuộc họp để trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng và bàn sửa đổi Nghị định số 24/2012/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định số 24) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm 9/6.
Yêu cầu SJC sản xuất vàng miếng với khối lượng lớn để can thiệp thị trường

Yêu cầu SJC sản xuất vàng miếng với khối lượng lớn để can thiệp thị trường

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo SJC tổ chức tốt hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục.
Giá bán vàng của Big4 và SJC có thể sẽ còn giảm trong thời gian tới

Giá bán vàng của Big4 và SJC có thể sẽ còn giảm trong thời gian tới

Đại diện NHNN cho biết, việc thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá quốc tế dẫn tới giá bán vàng của các NHTMNN và SJC có thể sẽ còn giảm trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm giá bán vàng miếng trực tiếp cho người dân ngày 4/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm giá bán vàng miếng trực tiếp cho người dân ngày 4/6

Sáng 4/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 4/6 là 77,98 triệu đồng/lượng.
Từ hôm nay (3/6) người dân 12 tỉnh, thành này có thể mua vàng bình ổn giá

Từ hôm nay (3/6) người dân 12 tỉnh, thành này có thể mua vàng bình ổn giá

Với sự tham gia của Công ty SJC, phạm vi bán vàng bình ổn giá đã mở rộng lên 12 tỉnh thành.
Chi tiết 4 điểm bán vàng cho dân của Agribank khi mua cần lưu ý

Chi tiết 4 điểm bán vàng cho dân của Agribank khi mua cần lưu ý

Agribank là một trong bốn ngân hàng chỉ thực hiện bán vàng miếng SJC, không thực hiện mua vàng từ người dân.
Vì sao giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chậm chạp?

Vì sao giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chậm chạp?

Bộ trưởng Bộ trưởng Xây dựng đánh giá, việc giải ngân gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm, “chưa thực sự thu hút người vay".
Ồ ạt rút tiền tại SCB làm tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất, tạo sức ép lên lạm phát

Ồ ạt rút tiền tại SCB làm tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất, tạo sức ép lên lạm phát

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là yếu tố làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Sau 1 năm “cắm đầu” giảm, lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng trở lại

Sau 1 năm “cắm đầu” giảm, lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng trở lại

Tính từ đầu tháng 5 đến nay, đã có 7 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, trong đó có cả hai nhà băng tư nhân lớn hàng đầu hệ thống.
Loạt ngân hàng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn, nhiều vị trí không yêu cầu kinh nghiệm

Loạt ngân hàng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn, nhiều vị trí không yêu cầu kinh nghiệm

Mới đây, hàng loạt ngân hàng BIDV, MB, VPBank, NamABank, VietABank,... thông báo tuyển dụng nhân sự ở nhiều vị trí khác nhau.
Hé lộ thu nhập sếp lớn loạt ngân hàng, có “hot” như mọi năm?

Hé lộ thu nhập sếp lớn loạt ngân hàng, có “hot” như mọi năm?

Tờ trình về thù lao cho hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm sát (BKS) của các ngân hàng đã được đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 các ngân hàng phê duyệt.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Người dân Việt Nam có tiền nhưng không dám tiêu, ngại đầu tư

Người dân Việt Nam có tiền nhưng không dám tiêu, ngại đầu tư

Đây là nhận định của giới chuyên gia dựa vào báo cáo tiền gửi của dân cư quý I/2024.
Phân khúc căn hộ nào sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024?

Phân khúc căn hộ nào sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024?

Trước bối cảnh tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua, nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm đầu tư và an cư an toàn, giá hợp lý thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số dư qua tin nhắn SMS.
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng với thẻ tín dụng quốc tế SHB

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng với thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 05/09/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn lên tới 3 triệu đồng cho các hoạt động chi tiêu mua sắm, ẩm thực...
TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay chỉ từ 4,5%

TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay chỉ từ 4,5%

Từ tháng 4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, với lãi suất chỉ từ 4,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động