Nhịp sống Doanh nghiệp ghi nhận, Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt thành lập năm 2008, trụ sở tại Lô EB11 & EB12 khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
Bà Đỗ Thị Thúy làm Giám đốc, người đại diện pháp luật công ty.
Gần đây nhất, ngày 08/08/2022, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi Công ty CP Thương mại Dịch vụ Sản xuất Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt, viết tắt Công ty CP Thuốc Thú y Thủy sản Ánh Việt.
Vốn điều lệ công ty là 60 tỷ đồng, trong đó bà Đỗ Thị Thúy góp 59 tỷ đồng, còn lại hai cá nhân khác là bà Đỗ Thị Ngọc Ánh và Đỗ Ngọc Chương góp lần lượt 900 triệu đồng và 100 triệu đồng.
Một số sản phẩm Ánh Việt kinh doanh. Ảnh chụp màn hình website Ánh Việt. Ảnh: PV. |
Trên website tại đường dẫn https://anhvietcompany.vn/, công ty tự giới thiệu: "Ánh Việt chúng tôi là một trong những công ty lớn chuyên về sản xuất và cung cấp các sản phẩm thuốc thú y và thủy sản đạt chuẩn WHO-GMP tại Việt Nam. Sản phẩm chúng tôi hiện đang trải rộng khắp cả nước và có mặt tại 9 quốc gia với cam kết nâng cao chất lượng chăn nuôi của người nông dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh từ những năm 2000, chung tôi đã đầu tư hàng triệu đô la cho một nhà máy sản xuất hiện đại tại TP. HCM. Thông qua mạng lưới với khoản hơn 20 nhà phân phối và hơn 200 nhà bán lẻ, công ty đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 200 người và cung cấp hơn 300 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng tôi..."
Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định tại Điều 17 các hành vi bị nghiêm cấm 1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. |
Xem thêm: Người lao động cần làm gì khi công ty không chốt số bảo hiểm xã hội?