Bộ Xây dựng và Bộ Giao Thông Vận tải thống nhất tên gọi sau sáp nhập, giảm 35-41% số đầu mối
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập |
Bộ Xây dựng và Giao thông sẽ chỉ còn 24-27 đầu mối
Trong buổi họp báo thường kỳ quý IV/2024 diễn ra vào chiều 27/12, Bà Đỗ Thị Phong Lan, Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Xây dựng cho biết, nhằm thực hiện Nghị quyết 18, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án hợp nhất giữa 2 Bộ.
Về tên gọi sau hợp nhất, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất đề xuất tên gọi là Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, sau khi xem xét và phân tích, tên gọi được quyết định là Bộ Xây dựng và Giao thông.
Sau khi sáp nhập, đầu mối thuộc 2 Bộ sẽ giảm từ 42 đơn vị đầu mối xuống còn 24-27 đầu mối (tương đương 35-41% tổng số đầu mối). Trong đó, khối tham mưu tổng hợp gồm 6 đơn vị, 13-16 khối chuyên ngành và 5 đơn vị thuộc khối sự nghiệp công lập.
Họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng chiều ngày 27/12. |
Về phương án xử lý nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai, 2 Bộ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Bà Phong Lan nhấn mạnh, hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải là nhiệm vụ chính trị quan trọng, triển khai chủ trương rất lớn của Trung ương Đảng, là một trong những tiền đề, đóng góp để mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong quá trình này chắc chắn sẽ có cán bộ có tâm tư, suy nghĩ, thậm chí là lo lắng. Dù vậy, Ban cán sự Đảng của 2 Bộ sẽ nghiên cứu, bám sát kỹ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc tham mưu sắp xếp bộ máy tổ chức, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo hướng hài hòa, bảo vệ ở mức tốt nhất chế độ chính sách cho cán bộ, công viên chức, đảng viên.
Bà Lan cho biết thêm, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng trước khi hợp nhất còn 15 đơn vị hành chính, giảm số lượng phòng trong các đơn vị hành chính từ 54 phòng xuống còn 46 phòng, tương đương giảm 28%.
Giảm 74/532 đầu mối, tương đương 14% tổng số đầu mỗi tại các đơn vị sự nghiệp. Bộ Xây dựng đã chuyển giao về Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) 5 doanh nghiệp, thoái hết vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp.
Đến nay, Bộ Xây dựng còn đại diện chủ sở hữu tại 6 doanh nghiệp, giảm 10 doanh nghiệp, tương đương 62,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trước đó. Số lượng chỉ tiêu biên chế được giao của Bộ Xây dựng giảm 7,5%, chỉ còn 357 biên chế, giảm 565 người, tương đương 14% tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hết năm 2024, Bộ Xây dựng còn khoảng 3.500 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 380 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
Năm 2024, phát triển nhà ở xã hội được đặc biệt quan tâm
Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành Xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó, phát triển nhà ở xã hội được đặc biệt qua tâm, thị trường bất động sản từng bước được phục hồi qua giai đoạn khó khăn nhất, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Xây dựng từng bước khắc phục và ổn định.
Ngày 24/5/2024, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Đây là lần đầu tiên Đảng có chỉ đạo đối với công tác phát triển nhà ở xã hội. Khẩn trương thực hiện, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 161/2024/QH15 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đã ban Kế hoạch thực hiện Quyết định số 927/QĐ-TTg (Quyết định số 1017/QĐ-BXD ngày 1/11/2024) nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng.
Trong năm 2024, Bộ Xây dựng phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức 2 Hội nghị tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Bộ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm. Những nỗ lực trên sẽ là tiền đề để công tác phát triển nhà ở xã hội trong cả nước sẽ tăng tốc bứt phá trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản đã làm việc lần lượt với các địa phương và các doanh nghiệp bất động sản để nghe báo cáo, nắm thông tin, tình hình và rà soát đến từng dự án bất động sản cụ thể để trao đổi, hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Cùng với hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, những giải pháp quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư! Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm ... |
Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán ... |
Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, ... |