Những điểm nghẽn khiến thị trường bất động sản không ổn định

15/12/2022 15:55 Nhà ở Tuấn Việt
Thị trường bất động sản gần đây có dấu hiệu phát triển không ổn định, thể hiện ở ba khía cạnh chính: Nguồn cung, cơ cấu sản phẩm; Khó khăn tiếp cận vốn tín dụng, lãi suất, tỷ giá... và Tâm lý khách hàng, lòng tin giảm sút.

Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết tại Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 15/12.

Theo ông Sinh, thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển nhanh, tác động nhiều ngành nghề và có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, gần đây, thị trường này có một số dấu hiệu phát triển không ổn định. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh.

Đầu tiên là về nguồn cung. Ông Sinh cho biết, nhiều dự án đầu tư vướng thủ tục pháp lý chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm. Đến hết quý 3 năm nay, cả nước mới có 104 dự án đang triển khai (bằng 51% cùng kỳ so với cùng kỳ) và 63 dự án nhà ở thương mại hoàn thành.

Trong đó, cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường: cơ cấu nhà ở thương mại cao cấp nhiều trong khi dự án nhà ở giá trung bình phù hợp với đại đa số người dân lại ít, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Tình trạng trên khiến giá nhà ở neo ở mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý 4 năm nay.

Thứ hai là những khó khăn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Các khó khăn của doanh nghiệp được tập trung vào một số vấn đề như: khó khăn tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến cho dự án bất động sản dừng thi công.

Thêm vào đó, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu tăng đã có tác động đến doanh nghiệp đầu tư bất động sản khiến một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giảm lao động, các nhà thầu thi công phải dừng thi công…

Ông Sinh nhận định, thị trường bất động sản tác động nhiều ngành nghề nên những khó khăn trên đã khiến một số lĩnh vực khác như nguyên vật liệu, trang trí nội ngoại thất bị ảnh hưởng theo.

Cuối cùng là những khó khăn do tâm lý khách hàng. Một số dự án không đảm bảo pháp lý khiến các nhà đầu tư, người dân mất lòng tin.

Những điểm nghẽn khiến thị trường bất động sản không ổn định
Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng tại Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản”.

Bên cạnh đó, ông Sinh cũng đề cập đến một số khó khăn với thị trường xuất phát từ vướng mắc liên quan pháp luật đất đai. Cụ thể, còn tồn tại khá nhiều vướng mắc liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng dù chính quyền tích cực hỗ trợ doanh nghiệp; Khó khăn về định giá đất; quy hoạch sử dụng đất; giao đất thực hiện dự án, lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng, chấp nhận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận chủ đầu tư…

Cùng với đó là những vướng mắc liên quan quy hoạch tác động thực hiện dự án như các dự án được thực hiện quy hoạch chi tiết, đang triển khai nhưng chưa đủ căn cứ pháp lý hoặc pháp lý hết hiệu lực.

Đồng thời, còn có những vướng mắc liên quan đến pháp luật liên quan về đầu tư, về đấu thầu dự án có đất công xen kẽ, về hoạt động đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… đều khiến nguồn cung ra thị trường suy giảm.

Việc tháo gỡ cần đồng bộ các giải pháp

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, để tháo gỡ các khó khăn kể trên, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có những chỉ đạo quyết liệt và đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của các bộ, ngành.

Tổ công tác đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, ghi nhận một số nhóm vấn đề vướng mắc có thể tác động đến thị trường bất động sản. Đó là những vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật chồng chéo mâu thuẫn và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm ở một số địa phương, dự án.

Ông Sinh cho biết: Trên tinh thần làm việc, Tổ công tác bước đầu báo cáo Chính phủ để đưa ra các giải pháp tháo gỡ phù hợp. Với nhóm giải pháp thúc đẩy dự án đang triển khai, Tổ công tác giao các bộ ngành, địa phương rà soát, dự án nào còn vướng pháp lý thì làm rõ nội dung vướng mắc để tháo gỡ, nhất là dự án nhà ở thương mại.

"Hiện cả nước còn hơn 1.000 dự án ở nhóm giải pháp này, khi được tháo gỡ khó khăn sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường", ông Sinh nói.

Những điểm nghẽn khiến thị trường bất động sản không ổn định
Toàn cảnh Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản”.

Còn với nhóm các giải pháp liên quan đến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội, các nhà đầu tư đang triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ được hưởng ưu đãi, Chính phủ sẽ đôn đốc địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 11 có hiệu quả, Thứ trưởng Sinh, Tổ phó Tổ công tác thông tin

Đồng thời, việc cải tạo chung cư cũ ở các thành phố lớn cũng tiếp tục được đẩy mạnh khi cơ chế, chính sách liên quan đã được tháo gỡ, vấn đề chính là tổ chức thực hiện, góp phần cung ứng thêm sản phẩm nhà ở cho thị trường.

Mới nhất, ngày 14/12, Chính phủ đã ban hành Công điện 1164 nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành, trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn liên quan trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một loạt giải pháp liên quan tín dụng bất động sản, giảm lãi suất, giãn các khoản nợ… để góp phần thúc đẩy nguồn cung và cơ cấu sản phẩm trên thị trường.

Đề cập về các giải pháp lâu dài, Thứ trưởng Sinh cho rằng mấu chốt vẫn là cần tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, các địa phương cũng cần tích cực nắm bắt tình hình doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Áp lực về vốn khi "tăng quá nhanh" rồi phải “phanh gấp”

Phát biểu chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng của BIDV cũng nhìn nhận, thị trường bất động sản năm nay đã phát triển khá bất thường và có sự khác biệt so với thế giới và khu vực.

Liên quan đến điểm nghẽn về "vốn", ông Lực đánh giá, mặc dù nguồn vốn tín dụng năm vừa qua vẫn tăng 15% đổ vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, có 2 áp lực về vốn khi quý 1, quý 2 đã tăng quá nhanh dẫn đến việc quý 3/2022 phải “phanh gấp”.

Mặt khác, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm lớn, trong khi kênh trái phiếu doanh nghiệp không phát triển, phát hành giảm đã dồn áp lực vốn cho hệ thống ngân hàng.

Trong khi đó, nguồn vốn nước ngoài trong giai đoạn lại đổ vào bất động sản tương đối tốt, khoảng hơn 4 tỷ USD cho đến thời điểm hiện nay; gồm hơn 2 tỷ USD từ M&A và gần 2 tỷ USD là vốn góp cổ phần, ông Lực thông tin.

Đánh giá về cấu trúc vốn cho thị trường bất động sản năm nay, ông Lực cho biết khoảng 700-800 ngàn tỷ đồng. Thông thường vốn ngân hàng chiếm 50%. Nhưng do năm 2022 các kênh vốn khác không phát triển nhiều nên vốn ngân hàng đang chiếm đến 70%, 30% là vốn từ các kênh còn lại.

Chính vì vậy, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cần có biện pháp để cấu trúc vốn trở về trạng thái cân bằng hơn trong thời gian tới.

TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV chia sẻ tại  Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản”.
TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV chia sẻ tại Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản”.

Về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, để xử lý trái phiếu đáo hạn năm tới và năm tiếp theo, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chủ phát hành cần phải đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ. Và việc sửa đổi Nghị định 156 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là bước quan trọng khi cho phép giãn hoãn nợ với trái chủ.

TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị có thể xem xét đổi tiền lấy hàng: đổi trái phiếu lấy nhà. Tuy nhiên, Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, cũng như cách thức và giá cả… Đồng thời, được phép phát hành trái phiếu mới, đặc biệt có giãn hoãn một số điều kiện hơi chặt hiện nay.

Theo ông Lực, hiện nay quan điểm của Bộ Tài Chính và Chính phủ đã cởi mở hơn và điều này sẽ góp phần tích cực trong tháo gỡ khó khăn, áp lực của đáo hạn trái phiếu.

Về phía doanh nghiệp, ông Lực cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần phải chủ động tiến hành tái cấu trúc, chấp nhận cắt lỗ, bán đi một số tài sản, dự án để có tiền trả nợ. Có như vậy mới có thể trả nợ đúng hạn phải trả; hay khi không trả được đúng hạn phải chủ động đàm phán khất...

Các tin khác

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2025

Về kế hoạch phát triển từng loại nhà ở xã hội TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án quy mô 11.569 căn hộ với 890.142 m2 sàn nhà ở; dự kiến hoàn thành 7.097 căn hộ với 507.681 m2 sàn nhà ở, trong đó có 148.104 m2 sàn nhà ở cho thuê.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng hoàn thành tối thiểu 35.000 căn nhà ở xã hội

Theo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc làm việc chuyên đề về nhà ở xã hội, Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021-2030.
Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Đà Nẵng: Thêm dự án đủ điều kiện được huy động vốn

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông báo một dự án ở quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đủ điều kiện được huy động.
Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất?

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ, từ cuối năm 2023 cho đến đầu năm nay, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhóm đầu tư “cá mập” đi săn đất nền số lượng lớn. Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đang được quan tâm nhiều nhất.
Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Cán bộ, công chức có thể vay vốn ưu đãi từ chương trình nào để mua nhà ở?

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay mua nhà ở xã hội hiện nay được thực hiện thông qua 02 chương trình.
Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Chuyên gia: Lý do người ở TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, người dân TP.HCM quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chung cư Hà Nội vì mặt bằng giá khá ổn định và vẫn đang thấp hơn TP.HCM. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư Hà Nội cao hơn so với TP.HCM.
Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP.HCM

“Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.
Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

Chân dung TNG LAND vừa khởi công xây nhà ở xã hội đáp ứng cho gần 800 người lao động

TNG LAND thành lập tháng 6/2022, trụ sở ở xóm Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là công ty con của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). TNG LAND vừa khởi công Dự án nhà ở xã hội – Khu dân cư Đại Thắng xây dựng 395 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, người lao động trên địa bàn.
Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng nói về giải pháp phát triển nhà ở tại các khu công nghiệp cho công nhân

Bộ Xây dựng vừa trả lời cử tri tỉnh Hải Dương về giải pháp phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tại các khu và cụm công nghiệp cho công nhân.
Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

Cho giảm vốn đầu tư và xây nhà thương mại ở dự án nhà ở xã hội Hàng hải Bình Định

UBND tỉnh Bình Định có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định do Công ty CP Hàng Hải Bình Định làm chủ đầu tư.
Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Admin Nghiện nhà: “Người trẻ không ngại đầu tư cho ngôi nhà thông minh"

Người sáng lập cộng đồng Nghiện nhà với hơn 2 triệu thành viên – chị Nguyễn Hà Linh đã chia sẻ sự hứng thú với những sản phẩm thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư cho ngôi nhà tiền tỷ, nhằm hướng đến sự tiện nghi, thoải mái giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn.
Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đăng ký làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội năm 2024?

Theo Bộ Xây dựng, một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp đăng ký nhà ở xã hội hoàn thành trong năm 2024 như sau: Hà Nội 1.181 căn, TP.HCM 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn...
Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Ra mắt dự án Vinhomes Royal Island, đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm Hải Phòng

Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới, với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

Mỗi căn hộ được phép mở bán có giá tùy theo từng vị trí, diện tích sử dụng... dao động từ hơn 747 triệu đến 1,1 tỷ đồng.
Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Giá rao bán chung cư tăng "sốc" vẫn có người mua, chuyên gia nói gì?

Dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, chung cư Hà Nội chưa “ngáo giá”, sự tăng giá này đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu.
Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp để có 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp thực hiện đạt kết quả trên.
Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Không phải Hà Nội hay TP.HCM, địa phương này đang dẫn đầu cả nước về làm nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội. Số liệu báo cáo cho thấy, tỉnh Bắc Giang là địa phương đứng đầu cả nước với 5 dự án, quy mô 12.475 căn, theo sau là Hải Phòng với 7 dự án, quy mô 11.678 căn.
Nhà ở xã hội bán với giá nhà thương mại gây xôn xao

Nhà ở xã hội bán với giá nhà thương mại gây xôn xao

Dự án nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp được môi giới chào bán với mức 30 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá nhà ở thương mại gây xôn xao.
Điểm 4 tỉnh, thành phố mà Vingroup sẽ sớm khởi công xây nhà ở xã hội cho người lao động

Điểm 4 tỉnh, thành phố mà Vingroup sẽ sớm khởi công xây nhà ở xã hội cho người lao động

Công ty Vinhomes của Tập đoàn Vingroup đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị và Khánh Hòa. Tập đoàn Vingroup cũng đang tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý để có thể sớm khởi công các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác.
8 nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất trong Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực

8 nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất trong Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực

Theo Điều 220 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, việc tách, hợp thửa thời gian tới phải đảm bảo 8 nguyên tắc, điều kiện cụ thể.
Xem thêm
Phiên bản di động