Những doanh nghiệp địa ốc nào phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất năm 2023?
Theo số liệu thống kê mới nhất từ VNDirect, trong quý cuối năm 2022, khối lượng trái phiếu phát hành riêng rẻ của nhóm bất động sản ghi nhận 630 tỷ đồng. Chỉ có 3 doanh nghiệp thực hiện phát hành, bao gồm: CTCP Đầu tư Nam Long (500 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Đức Trung (100 tỷ đồng) và CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (30 tỷ đồng). Lãi suất phát hành có xu hướng tăng so với quý trước, trung bình 12%/năm.
Lũy kế cả năm 2022, giá trị phát hành riêng lẻ của nhóm bất động sản ghi nhận mức sụt giảm 79%, chỉ đạt 62.310 tỷ đồng, chiếm 23% tổng giá trị phát hành. Có 2 doanh nghiệp kinh doanh địa ốc phát hành trái phiếu nhiều nhất, bao gồm Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc NOVA và các công ty con (15.157 tỷ đồng).
Đơn vị này cho biết, trong năm 2023, bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ trọng trái phiếu đáo hạn lớn nhất với 37,6% trên tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ là gần 273.000 tỷ đồng trong năm, tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Trong đó, 3 doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2023 bao gồm, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (14.476 tỷ đồng), CTCP Saigon Glory (7.000 tỷ đồng) và Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang (4.960 tỷ đồng).
![]() |
Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 37,0% tổng giá trị đáo hạn trong 2023, tương đương 100.824 tỷ đồng, tăng 55,0% so với cùng kỳ. Các ngành khác chiếm 25,5% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2023, đạt 69.459 tỷ đồng tăng 122,4% so với cùng kỳ.
Trước đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bùng nổ trong giai đoạn 2020-2021. Đến đầu năm 20202, những rủi ro đầu tư đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra khiến
tuy nhiên những rủi ro đầu tư đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra đầu năm 2022.khiến nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào kênh dẫn vốn quan trọng này.
VNDirect cho biết, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.
Các tin khác

Doanh nghiệp bảo hiểm chi 200 - 300 tỷ đồng làm truyền thông mỗi năm

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại "cầu cứu" Chính phủ, kêu lỗ nghiêm trọng

Bộ Công thương: Xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để thiếu điện

Thủ tướng yêu cầu không để thiếu nước, thiếu điện trong mùa nắng nóng, hạn hán

Công ty con sẽ cho Novaland vay tối đa 350 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm

Cùng kinh doanh vàng, DOJI báo lãi nghìn tỷ, SJC "bèo bọt" vài chục tỷ đồng

Sonadezi bị phong tỏa tài khoản ngân hàng với số tiền hơn 12 tỷ đồng

Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, đại gia bán lẻ cũng lao đao

Bia Hà Nội lần đầu lỗ sau 3 năm, lãi trước thuế giảm 89%

Mở thêm nhiều đường bay mới, Vietjet báo lãi 168 tỷ đồng trong quý I/2023

Lỗ lớn vì chứng khoán, danh mục cổ phiếu của Petrosetco chính thức về 0

Cấm sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Thế Giới Di Động báo doanh thu thấp kỷ lục trong quý I/2023

Do đâu chuỗi trung tâm thương mại Parkson Việt Nam chính thức xin phá sản?

Năm Bảy Bảy tiếp tục lao đốc lợi nhuận trong quý đầu năm 2023

Bầu Đức thưởng 20 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên gắn bó sau biến động nhân sự lớn

Công ty bất động sản thuộc Becamex báo lỗ sau thuế hơn 40 tỷ đồng

Bệnh viện liên quan đến đại gia Trầm Bê báo lãi gấp 9,4 lần

Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản trong quý I/2023 "khủng" cỡ nào?
