Tăng trưởng tín dụng gần nửa đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 3,36% |
Ngày 21/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước), có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Báo cáo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 15/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%. Mức tăng trưởng này nhích nhẹ với con số tăng 5,33% công bố hồi cuối tháng 8 vừa qua.
Về điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; đến nay, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm (lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng hơn 1,0% so với cuối năm 2022).
Báo cáo tại Hôi nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong năm 2022, trước những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức cao, lạm phát trong tầm kiểm soát, thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, tỷ giá, lãi suất được điều hành phù hợp, VND là một trong những đồng tiền ổn định trên thế giới và khu vực, mặt bằng lãi suất giảm dần… những thành quả đó được các nhà đầu tư trong nước, thế giới ghi nhận.
Tuy nhiên, bước sang năm 2023, bối cảnh trong nước đang ở giai đoạn vô cùng khó khăn, thách thức. Cụ thể, bối cảnh thế giới biến động phức tạp khó lường, chưa hết ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 lại bị đã ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao trên toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ của một số nước.
Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nhập khẩu nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng, bên cạnh đó, vốn của nền kinh tế lại phụ thuộc lớn vào ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP đã ở mức cảnh báo, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chậm lại. Việc điều hành chính sách tiền tệ cũng không nằm ngoài thách thức đó.
Bên cạnh đó, NHNN thực hiện nhiều biện pháp để giảm lãi suất cho vay như: Khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; Có nhiều văn bản chỉ đạo và làm việc trực tiếp với các TCTD để đề nghị tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi; tiếp tục triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới (phấn đấu mức giảm lãi suất tổi thiểu từ 1,5-2%/năm). Đến nay, các TCTD cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 19.000 tỷ đồng.
NHNN cũng chủ động triển khai các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong những ngành, lĩnh vực chủ chốt, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
NHNN cũng đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong tất cả các ngành, lĩnh vực được kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu và được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Đến cuối tháng 8/2023, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ gần 121.000 tỷ đồng, với gần 124.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tín dụng cho tiêu dùng bất động sản những tháng đầu năm giảm Về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, tuy nhiên tín dụng cho ... |
Tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành, HSC lạc quan về triển vọng của TPBank Theo báo cáo mới nhất của HSC, đứng trước tình hình khó khăn chung, tăng trưởng tín dụng của TPBank vẫn cao hơn mức trung ... |
Nỗ lực tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2023 nhưng cần cẩn trọng với các rủi ro Gia tăng tín dụng chỉ bằng biện pháp giảm lãi suất mà không song hành với các biện pháp hồi phục, củng cố và phát ... |