Nỗ lực tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2023 nhưng cần cẩn trọng với các rủi ro

25/07/2023 20:59 Tài chính Trung Nghĩa
Gia tăng tín dụng chỉ bằng biện pháp giảm lãi suất mà không song hành với các biện pháp hồi phục, củng cố và phát triển tổng cầu sẽ khiến nguồn vốn tín dụng gia tăng và được chuyển tải đến các dự án sản xuất kinh doanh thiếu bền vững về tài chính, không chắc chắn về phương án trả nợ.
Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 3 năm gần đây
Nỗ lực tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2023 nhưng cần cẩn trọng với các rủi ro
TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”.

Tại hội thảo, TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam bàn về vấn đề tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2023.

Ông cho biết, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2023 tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Ông Bình đánh giá, tốc độ tăng trưởng này thấp trong bối cảnh chính sách về tín dụng không có gì thay đổi; dư địa tín dụng đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối rộng rãi và thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dồi dào. Thực tế thì đứng trước tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp như hiện nay, các TCTD cũng không kém phần sốt ruột bởi họ phải huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền, nên việc không cho vay được thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập. Cho tới nay, lợi nhuận ngân hàng vẫn phụ thuộc lớn vào thu nhập lãi thuần đến từ hoạt động huy động vốn và cho vay, nên tín dụng tăng trưởng chậm đồng nghĩa với việc quy mô nguồn thu nhập chính của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì lẽ đó, hơn ai hết, các TCTD đều đang nỗ lực để tăng trưởng tín dụng, đưa vốn tín dụng trở lại thị trường.

Từ thực tế trên, ông Bình khẳng định, tín dụng là đầu vào quan trọng cho nền kinh tế. Để kích thích tăng trưởng, các nền kinh tế tìm cách hạ lãi suất để kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư và từ đó kích thích tăng trưởng. Nhưng điều kiện để làm điều đó là phải dựa trên các nguyên tắc đảm bảo các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định. Điều đó khả thi khi tổng cầu của nền kinh tế đủ mạnh để hấp thụ được sự mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp có thể thấy được sự mở rộng kinh doanh của họ là khả thi về góc độ thị trường.

Tăng trưởng tín dụng bằng biện pháp giảm lãi suất trong bối cạnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều ràng buộc hơn rất nhiều. Việc tiếp tục hạ lãi suất để đưa giá tín dụng xuống thấp hơn nữa sẽ gặp những trở ngại như rủi ro về lạm phát vẫn chực chờ, tác động đối với tỷ giá hối đoái khi lãi suất của đồng USD và tại nhiều nền kinh tế lớn khác vẫn chưa giảm hoặc thậm chí vẫn có khả năng được gia tăng.

Bên cạnh đó, vấn đề của nền kinh tế Việt Nam hiện nay nằm nhiều ở tổng cầu. Ngoại trừ tiêu dùng trong nước, đầu tư, chi tiêu chính phủ đặc biệt thông qua đầu tư công là những yếu tố chúng ta có thể tác động và phần nào kiểm soát được, thì hoạt động xuất - nhập khẩu hiện phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của các nền kinh tế lớn nhập khẩu hàng hoá dịch vụ từ Việt Nam. Thực tế thì sự hồi phục của thị trường xuất khẩu của hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam cho tới thời điểm này chưa có những dấu hiệu tích cực một cách rõ nét. Trong bối cảnh đó, gia tăng tín dụng để doanh nghiệp hay các cơ sở kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh trong khi tổng cầu không không đảm bảo hấp thụ được năng lực sản xuất được mở rộng và nguồn cung gia tăng chắc chắn chứa đựng nhiều rủi ro đối với chính doanh nghiệp và kế đó là đối với chất lượng tín dụng.

Gia tăng tín dụng chỉ bằng biện pháp giảm lãi suất mà không song hành với các biện pháp hồi phục, củng cố và phát triển tổng cầu sẽ khiến nguồn vốn tín dụng gia tăng và được chuyển tải đến các dự án sản xuất kinh doanh thiếu bền vững về tài chính, không chắc chắn về phương án trả nợ. Do thiếu các dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay, các nỗ lực đẩy mạnh vốn ra thị trường thậm chí có thể dẫn đến tình trạng vốn tín dụng được chuyển tới các lĩnh vực có tính đầu cơ, từ đó khiến một số thị trường tăng giá bong bóng trở lại.

Do vậy, tăng trưởng tín dụng nên chỉ ở liều lượng phù hợp để hỗ trợ, kích thích tăng trưởng kinh tế, phù hợp với năng lực hấp thụ của nền kinh tế. Vốn tín dụng quá nhiều, vượt quá năng lực hấp thụ của nền kinh tế sẽ gây rủi ro về nợ xấu, rủi ro bong bóng tài sản, tình trạng đầu cơ.

Đẩy tín dụng vào nền kinh tế khi năng lực hấp thụ của nền kinh tế còn hạn chế, doanh nghiệp, người dân hay các cơ sở kinh tế chưa sẵn sàng về năng lực sử dụng, khi đó cũng khó đảm bảo rằng tín dụng với tư cách là nhân tố đầu vào sẽ được chuyển hoá hiệu quả thành tăng trưởng. Bơm vốn bằng mọi cách để đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa hẳn là phương án tối ưu nhất. Nó có thể gây ra nhiều hệ luỵ, đặc biệt là về rủi ro gia tăng nợ xấu do áp lực phải giải ngân vốn bằng mọi cách, áp lực phải hạ chuẩn tín dụng để đưa vốn ra thị trường. Điều này khiến nguồn lực này không được phân bổ tới những doanh nghiệp và người dân sử dụng nó một cách tốt nhất, hoặc không được để dành đến thời điểm mà doanh nghiệp và người dân có thể sử dụng một cách tốt nhất khi điều kiện thị trường tốt hơn.

Tăng trưởng tín dụng là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, song mức tăng trưởng tín dụng với vai trò của một yếu tố đầu vào nên ở liều lượng phù hợp, đủ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng về tín dụng cũng chỉ nên ở mức tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức gấp 2 lần, thậm chí gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này cho thấy hiệu quả đóng góp của một đồng tín dụng tăng thêm vào tăng trưởng GDP chưa cao. Thực tế này đặt ra một yêu cầu là thay vì chỉ tập trung vào con số tăng trưởng về số lượng, các ưu tiên chính sách hiện nay cũng cần chuyển hướng sang chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng của tín dụng và hiệu quả của đóng góp của tăng trưởng về tín dụng cho tăng trưởng GDP, từ đó nâng cao hiệu quả tổng thể trong sử dụng nguồn lực của nền kinh tế.

Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP của Việt Nam hiện nay là 125%, nằm trong số các nước có tỷ lệ này cao nhất trong ASEAN. Nhiều tổ chức quốc tế như IMF, WB cũng đã khuyến nghị Việt Nam không nên để mức tín dụng trên GDP ở mức quá cao do điều này có thể ảnh hưởng tới các chỉ số an toàn về kinh tế vĩ mô, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn và cũng như khiến nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn gấp 2 hoặc gấp 3 tốc độ tăng trưởng GDP như trong những năm vừa qua và có thể trong năm nay và những năm tới đây sẽ khiến cho tỷ lệ này của Việt Nam sớm vượt qua mức 125%. Tỷ lệ quá cao như vậy rõ ràng không có lợi cho sự ổn định vững chắc và năng lực chống chọi cao của kinh tế vĩ mô.

Nhấn mạnh vào tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn ngân hàng sẽ dẫn đến tâm lý coi tín dụng là chìa khoá của tăng trưởng và là giải pháp cho mọi vấn đề của nền kinh tế. Nó cũng dẫn đến tâm lý phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng và làm trì hoãn các nỗ lực nhằm phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu và các kênh huy động vốn khác.

Từ góc độ này, theo ông Bình, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng về số lượng không nên được coi là mục tiêu hay chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng hay của nền kinh tế. Nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn nếu như các nguồn lực hạn chế như tín dụng được sử dụng ít hơn nhưng lại mang lại tốc độ tăng trưởng cao hơn. Nhấn mạnh vào tăng trưởng tín dụng mới chỉ là nhấn mạnh về yếu tố đầu vào chứ chưa phải vào hiệu quả đầu ra, vào số lượng chứ chưa phải vào chất lượng. Cũng vì lý do đó, các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế không nên được coi là chỉ tiêu ưu tiên hàng đầu. Thay vì sử dụng chỉ tiêu về số lượng hay tốc độ tăng trưởng tín dụng, cần sử dụng các các chỉ tiêu về chất lượng của tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là về đóng góp của tăng trưởng tín dụng cho tăng trưởng GDP. Đồng thời, cần nhấn mạnh vào các mục tiêu khác cũng vô cùng quan trọng của ngành ngân hàng đó là sự an toàn hệ thống, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng được kiềm chế, tỷ giá hối đoái ổn định, thanh khoản được đảm bảo, khả năng cung ứng vốn đầy đủ, phù hợp, đúng liều lượng mà nền kinh tế cần, nguồn lực tín dụng được phân bổ hiệu quả.

"Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay không đạt được mục tiêu 14-15% song tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt được mức 5,3%, tiệm cận mức mục tiêu tăng trưởng 6-6.5% như Chính phủ đề ra, đồng thời lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái được ổn định, các chỉ số kinh tế vĩ mô được duy trì, sức khoẻ của ngành ngân hàng, hệ thống tài chính được đảm bảo, đầu tư vẫn gia tăng, thì đây chắc chắn không phải là một điểm trừ. Trái lại, thậm chí đây lại là một điểm cộng do nó là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế bắt đầu hướng tới mục tiêu sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn và nền kinh tế sẽ có những định hướng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, chú trọng hơn khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn khác của nền kinh tế.

Đó mới là nền tảng cho sự phát triển bền vững và là khởi đầu cho sự dịch chuyển từ mô hình dựa trên các yếu tố đầu vào sang mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất và hiệu quả", ông Bình nhấn mạnh.

Tăng trưởng tín dụng gần nửa đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 3,36% Tăng trưởng tín dụng gần nửa đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 3,36%

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng ...

Các tin khác

94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng

94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo đánh giá của các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống, đến ngày 25/9, có hơn 94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng.
Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tiếp tục xác lập kỷ lục mới, tiến sát mức 80 triệu đồng/lượng

Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tiếp tục xác lập kỷ lục mới, tiến sát mức 80 triệu đồng/lượng

Ngày 20/9, giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn tăng 500.000 đồng/lượng, tiến sát mức 80 triệu/lượng, xác lập kỷ lục mới.
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn neo cao kỷ lục

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn neo cao kỷ lục

Ngày 17/9/2024, trong nước, giá vàng miếng SJC bật tăng lên 82 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày đi ngang. Vàng nhẫn duy trì mức cao kỷ lục 79,2 triệu đồng/lượng.
Nhận ngay E-voucher trị giá tới 500.000 VNĐ khi nhận tiền qua QRCode SHB

Nhận ngay E-voucher trị giá tới 500.000 VNĐ khi nhận tiền qua QRCode SHB

Nhằm nâng cao trải nghiệm thanh toán trực tuyến quét mã QR trên ứng dụng Ngân hàng điện tử SHB Mobile, từ nay đến hết 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình “Mở QR mới - Evoucher tới” với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn.
Thế nào được coi là nợ xấu và cách nào để kiểm tra?

Thế nào được coi là nợ xấu và cách nào để kiểm tra?

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn (trên 90 ngày) mà người vay chưa thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi theo cam kết trong hợp đồng. Hiện nay, có 3 cách đơn giản để kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Việc tra cứu này sẽ giúp người vay biết được mình có thuộc trường hợp bị nợ xấu không để có phương án xử lý kịp thời.
Cảnh báo lừa đảo mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật thông tin sinh trắc học

Cảnh báo lừa đảo mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật thông tin sinh trắc học

Gần đây xuất hiện hòm thư điện tử (email) giả mạo Ngân hàng Nhà nước gửi thông tin dẫn dụ người dân bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đề nghị người dân, khách hàng các tổ chức tín dụng hết sức đề cao cảnh giác, không bấm vào các đường link lạ được gửi qua chat, SMS hoặc email.
Ngừng giao dịch chứng khoán online nếu chưa cập nhật căn cước từ ngày 1/10/2024

Ngừng giao dịch chứng khoán online nếu chưa cập nhật căn cước từ ngày 1/10/2024

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị, từ ngày 1/10/2024, các đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đối với các tài khoản có thông tin nhà đầu tư khớp đúng với Cơ sơ dữ liệu quốc gia về dân cư/hệ thống định danh và xác thực điện tử/căn cước công dân gắn chip/căn cước.
TPBank ra mắt sản phẩm vay mua nhà cho người thân dịp Vu Lan báo hiếu lãi suất từ 0%

TPBank ra mắt sản phẩm vay mua nhà cho người thân dịp Vu Lan báo hiếu lãi suất từ 0%

Với nhiều người, một mái ấm mới, khang trang là món quà báo hiếu ý nghĩa nhất dành tặng cho đấng sinh thành. Mong muốn đồng hành cùng những tấm lòng hiếu thảo hiện thực hóa ước mơ này, nhân dịp Vu Lan, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ra mắt ưu đãi vay mua/xây/sửa nhà với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 0%, ân hạn gốc tới 5 năm, thời gian vay tối đa 30 năm.
Tổng cục Thuế giải đáp thắc mắc về quyết toán, giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế giải đáp thắc mắc về quyết toán, giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân

Mới đây, Tổng cục Thuế đã giải đáp vướng mắc về vấn đề thuế thu nhập cá nhân đang được người dân quan tâm. Theo đó, các cá nhân có thu nhập nhiều nguồn, bị cơ quan thuế gửi thông báo truy thu thuế thu nhập cá nhân nhiều năm, với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng; trong đó gần một nửa là tiền phạt và chậm nộp.
Cảnh giác với lừa đảo cập nhật sinh trắc học, sử dụng deepfake vượt bảo mật trong giao dịch ngân hàng

Cảnh giác với lừa đảo cập nhật sinh trắc học, sử dụng deepfake vượt bảo mật trong giao dịch ngân hàng

Từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng đã triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến. Lợi dụng việc một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân.
Nguyên tắc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử an toàn để tránh mất tiền trong tài khoản

Nguyên tắc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử an toàn để tránh mất tiền trong tài khoản

Trước tình hình lừa đảo trực tuyến ngày càng phức tạp, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật của ngành ngân hàng, người lao động cần nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để chủ động giữ gìn, bảo mật các thông tin cá nhân, tránh mất tiền trong tài khoản.
Cần kết thúc chính sách tài khóa mở rộng, có giải pháp căn cơ hơn hỗ trợ doanh nghiệp

Cần kết thúc chính sách tài khóa mở rộng, có giải pháp căn cơ hơn hỗ trợ doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, 4 năm qua Bộ Tài chính đã kiên trì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải thắt chặt điều hành chính sách tài khóa để tăng nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.
Thấy gì từ vụ mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền?

Thấy gì từ vụ mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền?

Ngày 2/7/2024, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử vụ kiện của khách hàng Trần Thị Chúc, bị lừa đảo và đánh cắp hơn 26 tỷ đồng trong 2 tài khoản tại 2 ngân hàng. Đây là một vụ việc điển hình về tội phạm công nghệ trên nền tảng thanh toán số, với chiêu bài giả mạo công an đe dọa nạn nhân liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền.
Quý II/2024, thu nhập bình quân của lao động ngành Ngân hàng, Bất động sản tăng hơn 10%

Quý II/2024, thu nhập bình quân của lao động ngành Ngân hàng, Bất động sản tăng hơn 10%

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động sáu tháng đầu năm 2024 đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng so với cùng kỳ. Một số ngành ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá là ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản...
SHB áp dụng xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345 vào giao dịch trực tuyến

SHB áp dụng xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345 vào giao dịch trực tuyến

Nhờ nhanh chóng chuẩn hóa hệ thống, quy trình cũng như nâng cấp hạ tầng công nghệ phục vụ thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng trên đa kênh, kể từ 01/7/2024, SHB chính thức áp dụng 100% Quyết định 2345/QĐ-NHNN (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng tại mọi giao dịch trực tuyến.
6 tháng cuối năm 2024: Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

6 tháng cuối năm 2024: Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ

Hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra.
Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên nhằm mục đích vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài trợ khủng bố...
VPBank chấp nhận hợp đồng thuê/mua bất động sản làm tài sản đảm bảo

VPBank chấp nhận hợp đồng thuê/mua bất động sản làm tài sản đảm bảo

VPBank tiên phong triển khai chính sách chấp nhận tài sản đảm bảo cho khoản vay là hợp đồng thuê/mua bất động sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN)… Bước đi này dự kiến có thể giúp VPBank chiếm lĩnh thị phần cung ứng vốn tại thị trường đặc thù này ngay trong năm 2024.
Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác

Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác

Đây là đề xuất của chuyên gia tại cuộc họp để trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng và bàn sửa đổi Nghị định số 24/2012/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định số 24) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm 9/6.
Xem thêm
Phiên bản di động