Tín dụng bất động sản tăng vượt trội, NHNN “trả lời” về giới hạn

30/07/2022 13:39 Nhà ở THẾ ANH
6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản đã lên tới 14,07%, vượt trội so với mức 9,35% tăng trưởng chung.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước vừa có đánh giá tổng quan về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cũng như định hướng nửa cuối năm 2022.

Trong thông tin vừa cung cấp cho các cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ quan điểm, thực tế của cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hiện tượng một số ngân hàng thương mại “hạn chế cho vay” thời gian gần đây.

Cơ sở áp và giao chỉ tiêu tăng tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dẫn lại, trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế, tăng rất nhanh, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng nhanh; gây bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao ở mức hai con số, an toàn hệ thống tài chính bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá bất động sản, chứng khoán), nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, rủi ro thanh khoản gia tăng, các TCTD rơi vào “vòng xoáy” đua lãi suất huy động nguồn vốn để cho vay, nợ xấu tăng cao... đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.

Các tổ chức quốc tế (IMF, WB và Moody’s) cảnh báo việc nới lỏng tín dụng, nợ xấu gia tăng, căng thẳng thanh khoản giai đoạn này đã đe đọa nghiêm trọng sự ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống. Đây là bài học sâu sắc cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, hệ lụy để lại hết sức nặng nề, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD vẫn còn tiếp tục kéo dài đến nay; đòi hỏi điều hành tín dụng phải thận trọng để không lặp lại các vấn đề đã mắc phải trong quá khứ, đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời chuyển giao dần vai trò cân đối vốn trung dài hạn cho nền kinh tế sang các phân khúc thị trường tài chính thay thế dần cho tín dụng ngân hàng.

Do đó, từ năm 2012, NHNN đã thực hiện giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng TCTD nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Với năm 2022, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Chỉ tiêu tăng trưởng định hướng 14% được NHNN xây dựng trên cơ sở: Tình hình tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (tăng 13,61%, cao hơn mức 12,17% của năm 2020); Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, lạm phát khoảng 4% và dự toán NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Trong quá trình điều hành chỉ tiêu 14%, NHNN cập nhật và bám sát diễn biến lạm phát, tăng trưởng GDP, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, tiến độ xây dựng, thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCTD và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ để thường xuyên cập nhật các dự báo kinh tế vĩ mô, rà soát điều chỉnh mô hình, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến thực tiễn của thị trường.

Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, NHNN cho biết đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên nhiều cơ sở.

Thứ nhất là theo kết quả xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.

Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD.

“Các tiêu chí này được NHNN xem xét theo nguyên tắc chung và được Ban lãnh đạo NHNN thông nhất trên cơ sở tham mưu của các đơn vị chức năng. Chủ trương được công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị số 01 hàng năm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng”, NHNN khẳng định.

Tín dụng bất động sản tăng vượt trội

Cũng theo NHNN, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng nhanh trước diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tín dụng đến ngày 30/6/2022 tăng 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 06 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua; trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

Đáng chú ý, tín dụng lĩnh vực bất động sản (BĐS) đến tháng 6/2022 đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%); trong đó tín dụng đối với BĐS kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS; tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Nợ xấu lĩnh vực BĐS khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

NHNN cho biết, thời gian qua, một số TCTD phản ánh hết “room” tín dụng là do các TCTD tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...

Với bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay. Tuy nhiên, một số TCTD chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, nên dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng.

Về vấn đề cung ứng vốn cho lĩnh vực BĐS, NHNN cho rằng, dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS rất đa dạng, bao gồm vốn FDI, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành TPDN hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán, từ phát hành TPDN, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ TCTD. Như vậy nguồn vốn tín dụng từ hệ thống TCTD chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS, nhưng đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu.

Như trên, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực BĐS đã vượt trội nửa đầu năm nay. Theo NHNN, tín dụng ngân hàng chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời đối với thị trường BĐS về nguồn vốn cho sự phát triển của thị trường này. Về lâu dài, để phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường BĐS.

Tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào BĐS sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung; do nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực BĐS thường có thời gian vay vốn dài (hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng BĐS có thời gian vay vốn từ 10-25 năm), trong khi nguồn huy động của hệ thống TCTD chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường (80% nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD là tiền gửi ngắn hạn), vì vậy TCTD sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân.

“Do đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản pháp lý về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (trong đó có lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn), tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng BĐS”, NHNN cho biết.

Các tin khác

Khám phá 3 tầng tiện ích tạo nên phong cách sống đẳng cấp tại The Continental

Khám phá 3 tầng tiện ích tạo nên phong cách sống đẳng cấp tại The Continental

The Continental sở hữu 3 tầng tiện ích đẳng cấp, mang đến trải nghiệm sống trọn vẹn, đáp ứng phong cách sống năng động, hiện đại trong thành phố thương mại quốc tế phía Đông Bắc - Global Gate.
Khả năng chi trả nhà ở giảm mạnh, nguyên nhân do đâu?

Khả năng chi trả nhà ở giảm mạnh, nguyên nhân do đâu?

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, khả năng chi trả nhà ở đã giảm mạnh trong vài năm qua. Nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá 1/3 thu nhập, nhóm đại diện cho 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam (nhóm 5, theo phân loại của Tổng cục Thống kê) cũng không thể mua được nhà tại các đô thị lớn.
Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết chung cư cũ tại các quận tại Hà Nội

Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết chung cư cũ tại các quận tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân sớm hoàn thành việc trình duyệt quy hoạch chi tiết, tỉ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể.
6 giá trị độc bản tại The Continental: Định nghĩa mới về chuẩn sống toàn cầu

6 giá trị độc bản tại The Continental: Định nghĩa mới về chuẩn sống toàn cầu

Với tầm nhìn kiến tạo một không gian sống đẳng cấp, The Continental mang sức sống của một điểm đến toàn cầu, đánh thức miền di sản Cổ Loa. Dự án sở hữu 6 giá trị độc bản, khẳng định vị thế tiên phong trong định hình chuẩn mực sống khác biệt.
Nhận diện triển vọng phục hồi và xu hướng đầu tư tại thị trường bất động sản Hà Nội

Nhận diện triển vọng phục hồi và xu hướng đầu tư tại thị trường bất động sản Hà Nội

Hiện nay, tại thị trường bất động sản Hà Nội, giao dịch nhà đất diễn ra sôi động, mặt bằng giá vẫn duy trì xu hướng tăng. Các chuyên gia nhận định thị trường đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Trong đó, phân khúc căn hộ phía Nam Hà Nội có nhiều lợi thế, tiềm năng tăng trưởng.
6 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của dự án căn hộ chuẩn “all-in-one” ở phía Nam Hà Nội

6 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của dự án căn hộ chuẩn “all-in-one” ở phía Nam Hà Nội

Bất động sản phía Nam Hà Nội đang thu hút nhà đầu tư nhờ vị trí đắc địa, hạ tầng phát triển và tiềm năng sinh lời cao. Các dự án căn hộ chuẩn “all-in-one” với tiện ích đồng bộ, thiết kế hiện đại đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho người dân và nhà đầu tư.
Rầm rộ cam kết lợi nhuận condotel, booking tại dự án Nobu Đà Nẵng: Chủ đầu tư là ai?

Rầm rộ cam kết lợi nhuận condotel, booking tại dự án Nobu Đà Nẵng: Chủ đầu tư là ai?

Công ty CP Bất động sản Circle Point là chủ đầu tư dự án Khu phức hợp thương mại, khách sạn và căn hộ du lịch (dự án Nobu Danang) tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Công ty đăng ký hoạt động chỉ với 3 lao động, cập nhật tại lần thay đổi về đăng ký doanh nghiệp gần nhất ngày 13/06/2024. Thời gian qua, dự án này đang được môi giới đẩy thông tin rầm rộ là cam kết lợi nhuận cho thuê 6% trong 2 năm đầu; phí đăng ký tham gia lựa chọn sản phẩm dự án Nobu Đà Nẵng là 100 triệu đồng.
Đà Nẵng: 142 căn hộ nhà ở xã hội ở Khu công nghiệp Hòa Khánh cho mở bán

Đà Nẵng: 142 căn hộ nhà ở xã hội ở Khu công nghiệp Hòa Khánh cho mở bán

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng có thông báo về mở bán 142 căn nhà ở xã hội sau thời gian cho thuê tối thiểu 05 năm tại Khối nhà E1, E2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh.
Dùng chiêu trò nâng giá để "phá" buổi đấu giá đất tại Sóc Sơn, 5 đối tượng bị Công an tạm giữ

Dùng chiêu trò nâng giá để "phá" buổi đấu giá đất tại Sóc Sơn, 5 đối tượng bị Công an tạm giữ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa tạm giữ 5 đối tượng liên quan đến vụ việc đấu giá lên đến 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn cung căn hộ cao cấp tại The Continental trở thành nhân tố gia tăng sức nhiệt của thị trường Đông Bắc Thủ đô.
Tại các đô thị lớn, nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền tăng cao nhưng không được đáp ứng

Tại các đô thị lớn, nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền tăng cao nhưng không được đáp ứng

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nhu cầu về nhà ở của người dân mới chỉ được đáp ứng một phần nhỏ bởi sự gia tăng của nguồn cung chủ yếu bởi phân khúc cao cấp, còn nhu cầu nhà ở vừa túi tiền của đại đa số người dân lại đang bị “bỏ rơi" khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trầm trọng.
Xử lý nghiêm, cứng rắn các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để thổi giá, hưởng lợi

Xử lý nghiêm, cứng rắn các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để thổi giá, hưởng lợi

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy về vấn đề đấu giá đất. Theo đó, Bộ trưởng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương áp dụng đồng bộ các giải pháp để khắc phục và chấn chỉnh các hoạt động đấu giá đất, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để hưởng lợi.
Vị trí “vàng” của Masteri Grand View - Trung tâm mới, giá trị mới

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View - Trung tâm mới, giá trị mới

Với vị trí chiến lược tại trung tâm mới The Global City, Masteri Grand View đang là tâm điểm của thị trường bất động sản TPHCM, nơi giao thoa tiện ích và hạ tầng hiện đại, mang lại giá trị bền vững cho cư dân và nhà đầu tư.
Thí điểm cho doanh nghiệp mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Thí điểm cho doanh nghiệp mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Theo các chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), việc thí điểm cho phép nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn, có tác động tích cực tới thị trường bất động sản.
Masteri Grand View định hình phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế

Masteri Grand View định hình phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế

Masteri Grand View - phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp không chỉ mang đến không gian sống hoàn hảo mà còn định hình phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế và mở ra cơ hội đầu tư bền vững tại trung tâm mới của TP.HCM.
Điểm những dự án nhà ở xã hội đang thông báo sẽ bán, cho thuê quy mô hơn 2.600 căn

Điểm những dự án nhà ở xã hội đang thông báo sẽ bán, cho thuê quy mô hơn 2.600 căn

Sở Xây dựng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh thông báo về việc các dự án trên địa bàn công bố bán, cho thuê nhà ở xã hội quy mô hơn 2.600 căn.
Đưa lĩnh vực bất động sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế

Đưa lĩnh vực bất động sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế

Ngày 15/11, TS. LS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO đã ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”.
Vì sao Masterise Homes chọn ra mắt phân khu cao tầng tại The Global City vào lúc này?

Vì sao Masterise Homes chọn ra mắt phân khu cao tầng tại The Global City vào lúc này?

Mới đây, thị trường địa ốc phía Nam được phen “xôn xao” khi phân khu cao tầng Masteri Grand View của Masterise Homes chính thức lộ diện lần đầu tiên tại The Global City - quỹ đất “vàng” hiếm hoi còn sót lại của khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh đã được quy hoạch bài bản về hạ tầng, tiện ích chuẩn quốc tế.
Biết gì về Công ty MEGA LAND độc quyền phân phối dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2?

Biết gì về Công ty MEGA LAND độc quyền phân phối dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2?

Công ty TNHH SOLRISE Nhơn Phú là chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển MEGA LAND làm đơn vị phân phối độc quyền của dự án.
Chỉ ra nhiều bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất, VARS kiến nghị giải pháp với cơ quan quản lý

Chỉ ra nhiều bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất, VARS kiến nghị giải pháp với cơ quan quản lý

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất làm hàng loạt các dự án bất động sản chậm trễ triển khai, nhiều doanh nghiệp phát triển dự án lâm vào cảnh “làm cũng chết mà không làm cũng chết” do không đo lường trước được chi phí hay đối mặt với nguy cơ nợ nần sau khi triển khai dự án do tiền sử dụng đất tăng vọt.
Xem thêm
Phiên bản di động