ACB thông qua phương án phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu. |
Tổng số lượng trái phiếu ACB sẽ phát hành là tối đa 200.000 trái phiếu, dự kiến phát hành trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá.
Được biết, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB.
Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm và có lãi suất cố định suốt thời hạn. Mức lãi suất cụ thể của từng đợt tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và do Tổng giám đốc quyết định.
ACB phát hành số trái phiếu này nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Gần đây nhất, ACB đã mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu mã ACBH2124011 và ACBH2124012 với tổng mệnh giá 5.000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2023, lãi ròng ACB đạt 5.120 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và đạt 26% toàn bộ kế hoạch năm. Huy động hợp nhất đạt mức tăng 2,1% so với số đầu năm, tỷ lê LDR đạt 78%. Tỷ lệ nợ xấu duy trì thấp hơn 1%.
Tín dụng trong tháng 3/2023 tăng trưởng 2,2% so với tháng 2. Đây là sự khôi phục sau khi tín dụng 2 tháng đầu tiên suy giảm.
Trong danh mục dư nợ của ACB, thì chiếm đến 65% cho vay khách hàng cá nhân, 30% là doanh nghiệp SME. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các nhóm này luôn thấp. Mặt khác, tín dụng của ACB thường tăng chậm trong quý I hàng năm, nhưng sẽ tăng tốc nhanh trong các quý tiếp theo. Ngân hàng tự tin sẽ dùng hết “room” tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
Mảng thẻ được ACB đặt kỳ vọng khi các mảng khác gặp khó khăn. Quý I/2023 ghi nhận tốc độ tăng trưởng thẻ quốc tế là 78% so với 34% của toàn ngành và đang chiếm 8,1% thị phần thẻ quốc tế. Đây kỳ vọng sẽ là nguồn thu lớn trong năm 2023.