Áp lực tăng vốn điều lệ Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (mã VCB) vừa công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018.
Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết trên cơ sở đánh giá quy mô vốn của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước và khu vực. Vốn điều lệ của Vietcombank là thấp nhất trong số các NHTM Nhà nước, thấp hơn một số NHTM cổ phần và có khoảng cách lớn so với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.
Nếu không được tăng vốn điều lệ thì ngân hàng khó có thể đảm bảo vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trong nước, đồng thời, cũng không đạt được mục tiêu “Phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất thế giới (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á” theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vietcombank đánh giá việc tìm kiếm nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính phủ hợp với mục tiêu của ngân hàng và sẵn sàng đầu tư vào thời điểm này là khá thách thức. Do đó việc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư của Vietcombank vẫn chưa hoàn thành và đang tiếp tục xúc tiến.
Ngân hàng cũng cho biết giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cũng gặp khó khăn do đối mặt với xu hướng thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng và gây áp lực gia tăng chi phí vốn của Vietcombank.
Với vai trò là NHTM lớn góp phần hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là cỏ đủ nguồn lực tích cực tham gia phương án tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém, Vietcombank cho biết cần bổ sung vốn để trở thành NHTM Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
Theo phương án công bố, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu, tương đương tăng vốn điều lệ thêm tối đa 58,4%.
Hiện, vốn điều lệ hiện tại của Vietcombank đang là 47.325 tỷ đồng, nếu tăng vốn thành công, mức vốn tối đa mới của ngân hàng sẽ là 75.000 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023, 2024, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngân hàng cho biết, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank, dự kiến vào một số lĩnh vực như đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới; đầu tư cho quá trình chuyển đổi số; mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn; đảm bảo nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.
Các tin khác

Hoà Phát muốn đầu tư 120.000 tỷ đồng làm 4 dự án tại Khu kinh tế Nam Phú Yên

Hơn 21.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong tháng 5

Hơn 1,2 tỷ USD đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

FLC chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần Bamboo Airways cho một Thành viên HĐQT

Điểm tên loạt doanh nghiệp âm nặng dòng tiền trong quý I/2023

Doanh nghiệp xăng dầu đều báo lãi trong quý I, xóa được khoản lỗ lũy kế

Chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ báo lỗ 50 tỷ đồng trong năm 2022

Tập đoàn Hoa Sen lỗ hơn 429 tỷ đồng trong 6 tháng đầu niên độ 2022 - 2023

Địa ốc Novaland báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, doanh thu thấp kỷ lục

Vietnam Airlines báo lãi sau chuỗi 12 quý thua lỗ liên tiếp

Nhờ đâu Vingroup tăng trưởng mạnh, báo lãi trước thuế hơn 4.264 tỷ đồng quý I?

Vinhomes dự kiến phát hành 10.000 tỷ trái phiếu, lãi suất 15%

Một doanh nghiệp sắp chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%

Chứng khoán Bảo Việt đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 "đi lùi"

Giải pháp thu hút FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam

DIC Corp mua thành công 1.000 tỷ trái phiếu trước hạn từ Ngân hàng HDBank

Xây dựng Hoà Bình công bố lùi thời gian họp đại hội cổ đông thêm 3 tháng

Vì sao Samsung, LG, Foxconn... ưa thích vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

Doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của KITA Group sắp đáo hạn 2.500 tỷ đồng trái phiếu
