Hơn 357.000 người lao động nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp |
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh có 826 doanh nghiệp có yếu tố có hại với tổng số 240.000 lao động làm việc đang được quản lý. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư số 19/2011/TT-BYT (hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (NLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động ít nhất một lần để đánh giá yếu tố có hại phù hợp với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Năm 2022, ngành Y tế đã tổ chức tổng điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá và phân cấp quản lý đối với cơ sở lao động có yếu tố nguy hại gây BNN trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra trong số 826 doanh nghiệp thì có tới 601 doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường, chiếm tỷ lệ 73,2%; 68% doanh nghiệp không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, 53% đơn vị chưa có phòng y tế.
Những ngành nghề tiềm ẩn yếu tố có nguy cơ cao gây BNN như: Xây dựng, khai thác mỏ, hoá chất, cơ khí. Các lĩnh vực này thường phát sinh nhiều bụi, khí độc, tiếng ồn… Những doanh nghiệp không quan trắc môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Khoản 7, điều 12, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, doanh nghiệp không lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử phạt từ 1 đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay cơ quan chức năng vẫn chủ yếu nhắc nhở, yêu cầu doanh nghiệp khắc phục.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ NLĐ và BNN tại các cơ sở sản xuất vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của NLĐ, chủ sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Nếu như năm 2022 cơ quan chuyên môn không phát hiện trường hợp nào mắc BNN thì 7 tháng đầu năm 2023 qua khám sàng lọc hơn 10,6 nghìn công nhân các bác sĩ đã phát hiện một nữ công nhân 38 tuổi mắc bệnh lao nghề nghiệp, tỷ lệ thương tổn cơ thể 36%.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định con số phát hiện nói trên chưa phản ánh hết thực tế bởi những yếu tố gây hại trong môi trường làm việc luôn tiềm ẩn. Cũng có đơn vị cố tình cắt giảm thủ tục, chi phí, không khám sức khỏe hết cho số lao động làm việc ở những vị trí nguy hiểm, độc hại. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe NLĐ bởi khi trải qua quá trình tiếp xúc thường xuyên, lâu dài các yếu tố gây nguy hại đến sức khoẻ NLĐ mới phát sinh thành BNN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động và đời sống.
![]() |