Bộ Tài chính phân loại xử lý 350 đơn tố cáo về bán bảo hiểm qua ngân hàng |
Tăng trưởng tín dụng toàn ngành quý I rất thấp so với cùng kỳ
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quý I/2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành quý I tăng 2,06% thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 5,04% cùng kỳ năm 2022.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá, mức tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm 2023 không cao so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này xuất phát từ tình hình khó khăn tại nhiều lĩnh vực khiến nhu cầu vốn của doanh nghiệp chững lại.
Trong tháng 2/2023, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng phân tán giữa các ngân hàng
Đến thời điểm hiện tại, đã có 27 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I với con số cụ thể về cho vay/tín dụng trong 3 tháng đầu năm. Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn sụt giảm, đặc biệt là đặc thù của từng ngân hàng có thể thấy tăng trưởng tín dụng quý I/2023 phân tán rõ rệt giữa các ngân hàng.
Cụ thể, đứng đầu danh sách này Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB). Riêng quý I/2023, tăng trưởng tín dụng của MSB lên tới 13,4% với quy mô các khoản cho vay chưa đến 137.000 tỷ đồng. Con số này giúp MSB đồng thời vượt qua 3 ngân hàng top đầu quý I năm ngoái là SEABank, MBBank và HDBank để vươn lên vị trí đứng đầu.
Với mức tăng trưởng trên, nhà băng này chỉ còn hạn mức 1,1% trong 3 quý còn lại khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 14,5%.
Do quy mô thấp nên mức tăng tuyệt đối của MSB trong quý I/2023 chỉ đứng thứ 9 hệ thống.
Trong quý I, MSB đã sử dựng hết “room” được cấp trong lần 1 cao nhất hệ thống ngân hàng, đạt 13,5%. MSB cũng kỳ vọng sẽ được NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng vào tháng 6 tới.
Về giá trị tuyệt đối, tín dụng của MSB tăng hơn 16.000 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Trong đó, riêng cho vay mảng thương mại công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng đã tăng hơn 4.600 tỷ đồng và cho vay cá nhân tăng hơn 3.400 tỷ đồng. Cho vay bất động sản và nông nghiệp đều tăng xung quanh 1.000 tỷ đồng mỗi ngành.
Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với mức tăng 10,68% trong quý I/2023. Techcombank cũng là ngân hàng có mức tăng tuyệt đối lớn thứ hai hệ thống, đạt gần 45.000 tỷ đồng, chỉ xếp sau VietinBank.
Đáng chú ý, mức tăng của Techcombank chủ yếu đến từ cho vay mảng bất động sản. Cuối quý I/2023, Techcombank có số dư cho vay bất động sản gần 148.000 tỷ đồng, tăng gần 40.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong quý I/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) là ngân hàng có tín dụng sụt giảm mạnh nhất. Trong khi năm 2022, VietBank thuộc Top 3 ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống, đạt gần 26% thì quý đầu năm nay, nhà băng này giảm 3,33% tăng trường tín dụng, còn hơn 61.500 tỷ đồng.
Dù tín dụng giảm, thu nhập lãi thuần của VietBank vẫn tăng trưởng 31,5% so với cùng kỳ 2022. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 73%, đạt 158 tỷ đồng quý I/2023.
Ngoài ra, trong quý I vẫn có 7 ngân hàng khác có tín dụng sụt giảm. Đáng chú ý là 3 ngân hàng có quy mô tín dụng hơn 100.000 tỷ đồng gồm Eximbank, ACB và VIB. Cả ba ngân hàng này đều đạt mức tăng trưởng trên 5% trong quý I/2022 và tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2022.
Điểm danh những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong quý I Theo Báo cáo tài chính quý I/2023 của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, tổng tài sản của các nhà băng hiện ... |
Bộ Tài chính phân loại xử lý 350 đơn tố cáo về bán bảo hiểm qua ngân hàng Bộ Tài chính đã phân loại xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến bán bảo hiểm qua ngân hàng. Đồng thời, Bộ đã ... |
Phó Thống đốc: Chỉ đạo tiếp tục giảm lãi suất, nhắc nhở ngân hàng cho vay cao Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo, định hướng, vận động các ngân hàng ... |