Các ngân hàng họp 7 tiếng họp để đồng thuận công tác điều hành tín dụng

19/09/2022 20:25 Tài chính Linh Linh
Đa số các tổ chức tín dụng đánh giá việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chúng ta chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng.
Đại diện Lãnh đạo các TCTD tham dự Hội nghị - Ảnh: SBV.
Đại diện Lãnh đạo các TCTD tham dự Hội nghị - Ảnh: SBV.

Ngày 16/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị về công tác điều hành tín dụng. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị với sự tham dự của Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Đây có lẽ là cuộc họp “đặc biệt” nhất vì kéo dài tới 7 tiếng (đến khoảng 21h) với sự tham gia phát biểu ý kiến của tất cả ban lãnh đạo, các vụ cục liên quan của NHNN và các TCTD để NHNN tiếp thu ý kiến trong việc điều hành tín dụng hiện nay và năm 2023.

Ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát là mục tiêu căn cơ, lâu dài

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá, nền kinh tế thế giới thời gian vừa qua có nhiều biến động khó lường ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu trong khi giá cả thế giới tăng cao và có thể tiếp tục tăng nếu như diễn biến lạm phát thế giới chưa kiểm soát được. Bên cạnh đó, theo đánh giá của quốc tế, kỳ vọng lạm phát đối với Việt Nam là tương đối lớn.

Với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, NHNN không thể chủ quan với diễn biến của lạm phát; và không thể chỉ kiểm soát lạm phát năm nay mà còn các năm sau. Đó là mục tiêu kiên định trong dài hạn.

Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng điều hành ổn định lãi suất và phấn đấu giảm lãi suất 0,5 - 1% trong 2 năm triển khai chương trình phục hồi. Đây là nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh các nước trên thế giới thắt chặt CSTT. Trong nước, chỉ 8 tháng đầu năm, tín dụng toàn hệ thống đã tăng gần 10% - là mức cao so với nhiều năm trước đây.

Cùng với đó, NHNN và hệ thống ngân hàng đang phải thực hiện tái cơ cấu hệ thống trong giai đoạn thứ 3. Nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo ổn định an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng và triển khai các giải pháp theo Nghị quyết 43 của Quốc hội thông qua gói hỗ trợ lãi suất 2% với quy mô 40.000 tỷ từ nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ nền kinh tế.

Hiện nay, việc điều hành tín dụng của NHNN đang được sự quan tâm lớn của dư luận, doanh nghiệp, các TCTD, chuyên gia, báo chí... Vấn đề đặt ra đối với NHNN là phải giải bài toán tổng thể, bởi chính sách điều hành hôm nay không chỉ ngắn hạn mà cần phải căn cơ, dài hạn, bài bản, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định tỷ giá, lãi suất…

Theo ông Phạm Chí Quang – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trước 2021 do đặc thù kinh tế Việt Nam, các nhu cầu vốn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, kênh tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, có tốc độ tăng rất nhanh. Giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng tăng bình quân trên 36%, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng rất nhanh, kéo theo các cuộc đua lãi suất, dẫn đến lãi suất cho vay tăng nhanh, nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao.

Nhiều TCTD mất khả năng thanh toán, hệ thống đứng trước bờ vực khủng hoảng, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát lên mức 2 con số, đỉnh điểm là vào năm 2008.

Các tổ chức quốc tế IMF, WB, Moody’s… cảnh báo nới lỏng tín dụng giai đoạn này đã gia tăng nguy cơ rủi ro trọng yếu đối với nền kinh tế, đe dọa an toàn hệ thống, mất khả năng kiểm soát, nợ xấu... Ngoài ra kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.

Trước bối cảnh đó, từ năm 2011, kết hợp với việc siết chặt hoạt động thanh tra giám sát theo các tiêu chí an toàn theo chuẩn mực quốc tế, NHNN đã tiến hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD căn cứ vào năng lực tài chính, quản trị, điều hành của từng TCTD.

Đồng thời NHNN thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, cập nhật để đảm bảo biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng bám sát tình hình thực tiễn, nhằm đạt mục tiêu hàng năm do chính phủ, NHNN đặt ra trong kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Các tiêu chí chính sách phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01 của Thống đốc và đều được kiểm toán NHNN, kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán, đánh giá thể hiện rõ nguyên tắc công khai, minh bạch.

Tổng kết quá trình triển khai biện pháp phân bổ tăng trưởng tín dụng từ 2011 đến nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm mạnh từ 30% /năm (cá biệt có năm lên tới 53,8%) xuống chỉ còn 12 – 14% những năm gần đây.

Sự ổn định của thị trường tiền tệ đã góp phần kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy các TCTD nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động và giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Từ 2020 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục trải qua nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động ngân hàng, áp lực lạm phát tăng cao, khiến hầu hết NHTW trên thế giới đẩy nhanh tiến trình thắt chặt CSTT, tăng mạnh lãi suất, gây thách thức rất lớn cho công tác điều hành CSTT và tín dụng của NHNN.

Về tình hình triển khai công tác tín dụng năm 2022, bà Hà Thu Giang – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, trong 8 tháng đầu năm, NHNN đã chỉ đạo hướng dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ phục hồi kinh tế, xã hội. Nhờ vậy, tín dụng các ngành đều tăng ngay từ đầu năm 2022 và tăng cao hơn so với cùng kỳ 2021, 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Du – Quyền Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng đánh giá, hầu hết các ngành có tăng trưởng tín dụng cao cũng đều là những ngành có tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên một số ngành tăng trưởng thấp nhưng dư nợ tín dụng tiếp tục tăng cao như bất động sản, tiêu dùng,… Chủ trương điều hành tín dụng của NHNN không cấm tín dụng vào bất động sản,… nhưng cần phải cẩn trọng và có cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng hợp lý để hạn chế rủi ro, đặc biệt trong điều kiện áp lực tín dụng rất lớn.

Chưa thể bỏ hạn mức tín dụng

Tại hội nghị đa số các TCTD đánh giá việc điều hành tín dụng của NHNN trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chúng ta chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 14% năm 2022 là phù hợp trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch và đã tăng cao hơn so với năm trước. Đồng thời, cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các TCTD tránh việc phân bổ cào bằng; và việc thông tin riêng đến từng TCTD là cần thiết vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các TCTD.

Các ý kiến cũng cho rằng nếu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các TCTD và an toàn hệ thống.

Nền kinh tế trong nước đang chịu nhiều áp lực do tác động lan tỏa của biến động kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn một cách hợp lý nhất để vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo phục hồi và tăng trưởng.

NHNN phải đối mặt với nhiều áp lực lớn, do đó việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng để tránh ảnh hưởng đến lạm phát là điều tất yếu. Đồng thời các ý kiến cũng kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp hiệu quả phát triển và thu hút vốn trung và dài hạn từ các kênh khác như trái phiếu, chứng khoán và thu hút đầu tư nước ngoài…

Nền kinh tế không nên quá phụ thuộc vào vốn tín dụng với bản chất kinh tế chủ yếu phục vụ vốn ngắn hạn và lưu động… Hiện nay, xã hội đang có xu hướng tập trung quá nhiều vào tín dụng ngân hàng thậm chí kể cả vốn trung và dài hạn, điều đó tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng và lâu dài ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Các tin khác

Cơ hội từ thị trường bạc: Lựa chọn đầu tư chiến lược cho năm 2025?

Cơ hội từ thị trường bạc: Lựa chọn đầu tư chiến lược cho năm 2025?

Tính đến giữa tháng 1/2025, thị trường kim loại quý đang chứng kiến những biến động đáng chú ý. Giá bạc hiện dao động khoảng 30USD/ounce, trong khi vàng ở mức khoảng 2.700USD/ounce, cả hai kim loại này đều đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh nhu cầu công nghiệp tăng cao và bất ổn kinh tế toàn cầu, câu hỏi đặt ra là liệu bạc có thể vượt qua vàng trong cuộc đua đầu tư năm nay?
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

Ngân hàng SHB không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện.
Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo chiếm đoạt tiền: Nhận tin giả, mất tiền thật

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo chiếm đoạt tiền: Nhận tin giả, mất tiền thật

Cơ quan chức năng cảnh báo, gần đây, hàng loạt chiêu trò lừa đảo giả mạo nhân viên điện lực khiến nhiều người dân sập bẫy. Các đối tượng sử dụng công nghệ tinh vi, như giả mạo số điện thoại, gửi đường link và mã QR lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tiền và thông tin cá nhân.
2024: Lợi nhuận hợp nhất của BIC đạt hơn 650 tỷ đồng

2024: Lợi nhuận hợp nhất của BIC đạt hơn 650 tỷ đồng

Vừa qua, tại Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh toàn hệ thống năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) diễn ra tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã vinh dự được trao tặng nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý.
Cảnh giác với thủ đoạn tiêu thụ tiền giả dịp Tết, cách phân biệt tiền thật - giả

Cảnh giác với thủ đoạn tiêu thụ tiền giả dịp Tết, cách phân biệt tiền thật - giả

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm và giao dịch tiền tệ của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm tội phạm lưu hành tiền giả hoạt động mạnh. Người dân cần nâng cao cảnh giác, nắm được cách phân biệt tiền thật, giả và phối hợp cơ quan chức năng để bảo vệ tài sản cá nhân.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB

Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB

Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Giá vàng thế giới: Áp lực từ chính sách tiền tệ của FED và triển vọng trong năm 2025

Giá vàng thế giới: Áp lực từ chính sách tiền tệ của FED và triển vọng trong năm 2025

Giá vàng thế giới đã trải qua những biến động mạnh mẽ trong những ngày gần đây, đặc biệt là sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát đi tín hiệu cứng rắn về chính sách tiền tệ, khiến đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng cao. Thị trường vàng cũng đang chịu áp lực từ nhiều yếu tố kinh tế và chính trị.
Gia tăng lừa đảo thanh toán trực tuyến cuối năm, người lao động cần làm gì để bảo vệ tài chính cá nhân?

Gia tăng lừa đảo thanh toán trực tuyến cuối năm, người lao động cần làm gì để bảo vệ tài chính cá nhân?

Thời điểm cuối năm, người dân có nhu cầu mua sắm lớn, các sàn thương mại điện tử liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng. Lợi dụng “thời điểm vàng” này, các đối tượng xấu đã tung ra những chiêu trò lừa đảo thanh toán trực tuyến khiến nhiều người dân sập bẫy.
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

TPBank mang đến cho hàng trăm nghìn các shop kinh doanh cơ hội vay vốn ưu đãi lên tới 1 tỷ đồng với lãi suất 0%, cùng quyền lợi truyền thông“triệu view” miễn phí và hàng loạt phần thưởng tiền mặt khi tham gia Câu lạc bộ (CLB) Shop Tiền Tỷ cùng TPBank.
Cảnh giác với chiêu trò giả mạo nhân viên điện lực, cài ứng dụng lừa đảo

Cảnh giác với chiêu trò giả mạo nhân viên điện lực, cài ứng dụng lừa đảo

Tổng Công ty Điện lực miền Trung vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng các đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực, gọi điện thông báo khách hàng chưa nộp tiền điện; yêu cầu phải cung cấp thông tin, cài ứng dụng và thanh toán tiền nợ nếu không sẽ cắt điện.
Giá bitcoin đã rất gần rồi lại rất xa 100.000 USD, làm sao để đầu tư ít rủi ro vào tài sản rủi ro cao?

Giá bitcoin đã rất gần rồi lại rất xa 100.000 USD, làm sao để đầu tư ít rủi ro vào tài sản rủi ro cao?

Giá bitcoin đã giảm xa hơn mốc tâm lý 100.000 USD, khi các nhà đầu tư chốt lời từ mức tăng mạnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua. Theo Coin Metrics, tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường gần đây đã giảm hơn 4%, xuống mức gần 91.000 USD. Bitcoin đã tăng hơn 30% kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và tăng 114% trong năm nay.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất

Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025 để duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Hiểu các chu kỳ và xu hướng giá vàng trong lịch sử có thể giúp nhà đầu tư ra quyết định phù hợp

Hiểu các chu kỳ và xu hướng giá vàng trong lịch sử có thể giúp nhà đầu tư ra quyết định phù hợp

Trong lịch sử, vàng luôn được coi là tài sản trú ẩn an toàn được ưa chuộng trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Kể ​​từ năm 1971, giá vàng đã trải qua một số giai đoạn tăng và giảm mạnh. Những biến động này thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và yếu tố kinh tế như lạm phát, lãi suất và khủng hoảng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước quản lý vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước quản lý vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ ngân hàng như thế nào?

Liên quan đến những bất cập trong việc phát hành, quản lý và sử dụng thẻ ngân hàng của đông đảo khách hàng là công nhân, người lao động, trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp thông tin về vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ.
94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng

94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo đánh giá của các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống, đến ngày 25/9, có hơn 94.000 khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của bão số 3 với tổng dư nợ 165.000 tỷ đồng.
Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tiếp tục xác lập kỷ lục mới, tiến sát mức 80 triệu đồng/lượng

Ngày 20/9, giá vàng nhẫn tiếp tục xác lập kỷ lục mới, tiến sát mức 80 triệu đồng/lượng

Ngày 20/9, giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn tăng 500.000 đồng/lượng, tiến sát mức 80 triệu/lượng, xác lập kỷ lục mới.
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn neo cao kỷ lục

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn neo cao kỷ lục

Ngày 17/9/2024, trong nước, giá vàng miếng SJC bật tăng lên 82 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày đi ngang. Vàng nhẫn duy trì mức cao kỷ lục 79,2 triệu đồng/lượng.
Nhận ngay E-voucher trị giá tới 500.000 VNĐ khi nhận tiền qua QRCode SHB

Nhận ngay E-voucher trị giá tới 500.000 VNĐ khi nhận tiền qua QRCode SHB

Nhằm nâng cao trải nghiệm thanh toán trực tuyến quét mã QR trên ứng dụng Ngân hàng điện tử SHB Mobile, từ nay đến hết 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình “Mở QR mới - Evoucher tới” với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn.
Thế nào được coi là nợ xấu và cách nào để kiểm tra?

Thế nào được coi là nợ xấu và cách nào để kiểm tra?

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn (trên 90 ngày) mà người vay chưa thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi theo cam kết trong hợp đồng. Hiện nay, có 3 cách đơn giản để kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Việc tra cứu này sẽ giúp người vay biết được mình có thuộc trường hợp bị nợ xấu không để có phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm
Phiên bản di động