Chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành khu phố tài chính
KCN Đà Nẵng hiện nay. Ảnh: NGUYỄN LUẬN. |
Theo hồ sơ, TP. Đà Nẵng muốn chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn, hình thành đô thị hiện đại, trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi thành đất phát triển đô thị tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Công văn số 499/TTg-CN ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đưa KCN Đà Nẵng (Khu An Đồn) ra khỏi quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước đến năm 2020 và phù hợp với quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021.
Về phương án chuyển đổi, Công ty kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN cùng với các doanh nghiệp sử dụng đất tại KCN thành lập Công ty Cổ phần (pháp nhân mới) mà cổ đông thành viên bao gồm tất cả các doanh nghiệp, trong đó phần đóng góp của các cổ đông chính là giá trị của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất hiện đang sở hữu (trên cơ sở có sự đồng thuận cao của các doanh nghiệp trong KCN Đà Nẵng).
Pháp nhân mới có trách nhiệm thuê đơn vị tư vấn có năng lực hoặc thông qua thi tuyển quốc tế để chọn ra phương án quy hoạch phù hợp nhất với định hướng phát triển tại khu vực, đảm bảo tuân thủ theo Đồ án Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được duyệt, báo cáo UBND thành phố xem xét lấy ý kiến các Bộ ngành để tổng hợp báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định pháp luật. Với phương án này, UBND TP. Đà Nẵng sẽ không có trách nhiệm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư cho các doanh nghiệp hiện hữu tại KCN Đà Nẵng.
Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Triển khai đầu tư hình thành 3 KCN mới
Theo hồ sơ quy hoạch, thành phố triển khai đầu tư hình thành 3 KCN mới: KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, KCN Hòa Nhơn, KCN Hòa Ninh.
Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu. Trong đó, hoàn thành các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và nghiên cứu vị trí bố trí khu tái định cư phục vụ giải tỏa cho quy hoạch KCN Hòa Cầm - giai đoạn 2, Hòa Ninh, Hòa Nhơn để sớm tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cho các KCN này.
Ưu tiên lựa chọn KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 và KCN Hòa Ninh để đầu tư trước vì đây là các KCN có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thu hồi mặt bằng và triển khai đầu tư, đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp trước mắt cho thành phố Đà Nẵng.
Đối với các dự án công nghiệp hiện hữu trong KCN Hòa Nhơn, cần xem xét giữa tính chất, quy mô dự án để hướng dẫn, bố trí cho thuê lại đất của chủ đầu tư KCN cho phù hợp.
Đối với các dự án không phù hợp đề nghị có lộ trình chuyển đổi ngành nghề/di dời sang các KCN khác của thành phố hoặc trong khu vực; hoặc không gia hạn thời gian thuê đất. Trong đó cần bố trí 2 phân khu (từ 140-150ha) để thu hút các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng và di dời khu chức năng điêu khắc đá của làng nghề đá Non Nước tạo thành một cụm ngành để gia tăng các tiêu chuẩn quản lý và quản trị ô nhiễm hiệu quả hơn.
Mở rộng KCN Hòa Nhơn về phía Bắc theo điều chỉnh quy hoạch chung được duyệt. Nghiên cứu quy hoạch bổ sung KCN Hòa Vang để bố trí di dời các dự án công nghiệp tại KCN Liên Chiểu trong trường hợp phải chuyển đổi KCN này để phát triển dịch vụ logistic phục vụ cảng Liên Chiểu.
Hồi cuối tháng 6/2023, UBND thành phố phê duyệt Đề án nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn vào các KCN mới của thành phố gồm: Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn và Hòa Ninh với tổng diện tích khoảng 880 ha. Cụ thể, KCN Hòa Cầm, giai đoạn 2 (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) với quy mô 120,019 ha, ưu tiên thu hút nhóm ngành nghề lắp ráp cơ khí, chế tạo phụ tùng điện và điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gia dụng,... KCN Hòa Nhơn (xã Hòa Nhơn và xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) có quy mô 360,1 ha với nhóm ngành nghề công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng cao cấp,... KCN Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) có quy mô 400,02 ha; ưu tiên thu hút nhóm ngành nghề công nghiệp điện tử, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm,... |
Địa ốc Foodinco đem Tổ hợp Marriott và nhà ở để bán làm tài sản bảo đảm ở Sacombank Tổ hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ Marriott và nhà ở để bán do Công ty Cổ phần Địa ốc Foodinco làm chủ đầu ... |
Đà Nẵng muốn quy hoạch 5 sân golf mới ở quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang TP. Đà Nẵng muốn quy hoạch các dự án sân golf mới gồm: Công viên chuyên đề kết hợp sân golf Hòa Châu - Hòa ... |
Hai dự án ở Đà Nẵng được bán 146 căn nhà ở xã hội, giá hơn 9 triệu đồng/m2 Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo về việc cho tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua 146 căn nhà ở xã hội ở ... |